Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á gia tăng hợp tác với BRICS trong bối cảnh thế giới đầy biến động?
05:50 04/04/2025
Ông Teuku Rezasyah, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Padjadjaran, cho rằng tư cách thành viên BRICS giúp Indonesia có thêm đòn bẩy trong trật tự toàn cầu, đồng thời duy trì quan hệ với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Mới đây, Indonesia đã chính thức quyết định tham gia Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) – tổ chức tài chính đa phương do BRICS sáng lập, với kỳ vọng thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phát triển kinh tế đất nước.
Quyết định này được Tổng thống Prabowo Subianto đưa ra sau cuộc tiếp Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Mới tại Phủ Tổng thống ở thủ đô Jakarta. Trong khuôn khổ cuộc gặp, hai bên đã trao đổi về các kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đồng thời thảo luận về những chương trình ưu tiên trong chiến lược phát triển của Chính phủ Indonesia.
Tổng thống Prabowo Subianto cho biết đã có cuộc thảo luận với Chủ tịch NDB về hàng chục dự án tiềm năng có thể hợp tác, với kỳ vọng tạo động lực mới nhằm thúc đẩy chiến lược chuyển đổi kinh tế quốc gia. Việc Indonesia chính thức trở thành thành viên BRICS từ đầu năm nay càng củng cố cam kết này.
Đối với Indonesia, việc trở thành thành viên giúp nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á tăng cường kết nối với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời tiếp cận các khoản vay từ NDB. Nước này cũng có thể được hưởng lợi từ việc nhập khẩu dầu Nga với điều kiện thuận lợi hơn khi là thành viên BRICS.
Đặc biệt, ông Teuku Rezasyah, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Padjadjaran, cho rằng tư cách thành viên BRICS giúp Indonesia có thêm đòn bẩy trong trật tự toàn cầu, đồng thời duy trì quan hệ với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Các quốc gia Đông Nam Á ngày càng hướng sự chú ý đến khối BRICS nhằm đa dạng hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế
Bên cạnh đó, theo DW, có khoảng hơn 30 quốc gia, bao gồm các nước Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia…đã bày tỏ quan tâm hoặc muốn xin gia nhập BRICS. Ở bước đầu, Thái Lan và Malaysia cho biết hai nước này đã trở thành đối tác chính thức của liên minh.
Với tư cách là quốc gia đối tác BRICS, hai quốc gia Đông Nam Á sẽ tham gia thường xuyên vào phiên họp đặc biệt của các Hội nghị Thượng đỉnh và các Hội nghị cấp Ngoại trưởng của BRICS.
BRICS được thành lập vào năm 2006 bởi Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và sự tham gia của Nam Phi vào năm 2011. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2024, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê-Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trở thành thành viên.
Sự quan tâm của các nước Đông Nam Á đối với BRICS phản ánh sự điều chỉnh chiến lược trong bối cảnh thế giới biến động. BRICS mang lại triển vọng tăng trưởng mới, cơ hội đa dạng hóa thương mại và nguồn tài chính phát triển.
Đối với Malaysia, việc gia nhập BRICS được coi là cơ hội tham gia vào chủ nghĩa đa phương đang phát triển. Ngoài ra, mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia, cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy quyết định này.
Về phía Thái Lan, mục tiêu gia nhập BRICS không chỉ giúp củng cố vai trò lãnh đạo của nước này trong cộng đồng các quốc gia mới nổi mà còn mang lại cơ hội phát triển kinh tế. Việc gia nhập cũng có thể được xem là một cách để nước này khởi động lại nền kinh tế đang suy yếu, đặc biệt trong bối cảnh ngành du lịch vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid-19.
Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu tuyên bố, những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi là "Ngày giải phóng" khi ban hành các mức thuế đối ứng với mọi quốc gia trên thế giới, nên được coi là "Ngày lạm phát".
Thị trường tài chính toàn cầu đang dồn sự chú ý vào một câu hỏi lớn: Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã tính toán làm sao để ra được những mức thuế quan cao chấn động như vậy?
Liên minh châu Âu tuyên bố sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ loạt thuế quan mới từ Tổng thống Trump, với kế hoạch nhắm vào các nền tảng dịch vụ trực tuyến của Mỹ và các ngành xuất khẩu chủ lực.
Theo chia sẻ của Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick, các mức thuế quan quyết liệt mà Tổng thống Donald Trump công bố hôm thứ Tư sẽ khởi đầu quá trình "sắp xếp lại" thương mại toàn cầu và buộc các quốc gia khác phải mở cửa đón nhận nhiều hàng hóa Mỹ hơn.
Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) lên án chính sách thuế quan mới của Mỹ là "đòn giáng mạnh" vào kinh tế toàn cầu, đồng thời tuyên bố EU đang chuẩn bị các biện pháp đối phó.
(KTSG Online) – Chứng khoán châu Á và châu Âu lao dốc, giá vàng chạm đỉnh mới, bitcoin bị bán tháo sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh áp thuế đối
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.