Nền kinh tế hàng đầu châu Á đóng cửa nhà máy điện hạt nhân thứ 2, bắt đầu một tương lai phụ thuộc về năng lượng
15:49 29/07/2024
Hòn đảo với nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á dự định ngừng hoạt động lò phản ứng hạt nhân cuối cùng vào tháng 5/2025.
Ngày 1/8 tới, Đài Loan (Trung Quốc) sẽ đóng cửa nhà máy điện hạt nhân thứ hai kể từ khi các lò phản ứng hạt nhân trên hòn đảo này đi vào hoạt động. Động thái này có thể khiến Đài Loan - tâm điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc - phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung năng lượng từ bên ngoài.
Động thái của Đài Loan đi ngược lại xu hướng giảm phát thải khí nhà kính, nhưng cân nhắc tới nguy cơ rò rỉ chất độc phóng xạ do ảnh hưởng của thiên tai
Việc đóng cửa lò phản ứng số 1 tại Nhà máy điện hạt nhân Maanshan ở cực Nam đảo Đài Loan diễn ra trong bối cảnh các nhà lập pháp vẫn đang tranh luận về việc có nên kéo dài tuổi thọ của các cơ sở năng lượng nguyên tử hiện có hay không. Hiện nay, năng lượng hạt nhân chiếm khoảng 5% tổng mức sử dụng năng lượng của Đài Loan, trong khi than và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) chiếm tỷ trọng lớn.
An ninh năng lượng là vấn đề quan trọng đối với Đài Loan và ngành sản xuất chip do Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) dẫn đầu. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết khi Bắc Kinh, vốn coi hòn đảo này là lãnh thổ của mình, gây thêm áp lực lên Đài Bắc. Căng thẳng leo thang làm dấy lên lo ngại Trung Quốc có thể ngăn chặn nguồn cung cấp năng lượng của Đài Loan thông qua lệnh phong tỏa quân sự.
Tuy nhiên, sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) năm 2011 đã khiến dư luận Đài Loan phản đối ngành công nghiệp này. Chính quyền Đài Loan cho biết không loại trừ khả năng tăng tỷ trọng điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng tương lai, nhưng công nghệ này cần được cải thiện.
Lò phản ứng cuối cùng của Đài Loan, Maanshan 2, dự kiến đóng cửa vào tháng 5/2025. Cả lò phản ứng này và lò phản ứng đóng cửa cuối tuần này đều được lên kế hoạch ngừng hoạt động sau khoảng 40 năm sử dụng.
Lãnh đạo cơ quan hành pháp Đài Loan Cho Jung-tai phát biểu với báo giới ngày 17/7: "Nếu các công nghệ năng lượng hạt nhân mới có thể giải quyết được các vấn đề về an toàn và chất thải hạt nhân, đồng thời được quốc tế chấp nhận, chúng tôi sẽ rất cởi mở thảo luận về vấn đề này". Ông cho biết Đài Loan hiện sẽ tập trung mở rộng sử dụng khí đốt tự nhiên và giảm tiêu thụ than.
Lò phản ứng hạt nhân Maanshan 2 (Mã An Sơn) ở cực nam đảo Đài Loan sẽ bị đóng cửa vào năm 2025
Động thái của Đài Loan đi ngược xu hướng toàn cầu về sự quan tâm mới đối với năng lượng hạt nhân - nguồn năng lượng không tạo ra khí thải nhà kính nhưng lại tạo ra chất thải độc hại có thể vẫn mang tính phóng xạ trong hàng thiên niên kỷ.
Các nhà lập pháp Đài Loan đã tranh luận nhiều giờ trong tháng này về việc có nên đảo ngược lộ trình loại bỏ hoàn toàn năng lượng nguyên tử hay không, tuy nhiên chưa có cuộc bỏ phiếu nào được thực hiện.
Việc sử dụng năng lượng hạt nhân từ lâu đã là nguồn gây tranh cãi giữa các đảng cầm quyền và đối lập tại Đài Loan. Khi Đảng Dân chủ Tiến bộ nhậm chức năm 2016, người đứng đầu Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã tuyên bố mục tiêu loại bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân vào năm 2025, với cơ cấu năng lượng 50% khí đốt tự nhiên, 30% than và 20% năng lượng tái tạo. Ngược lại, các đảng đối lập ủng hộ việc khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân.
Đài Loan kỳ vọng năng lượng tái tạo sẽ chiếm một phần tư cơ cấu năng lượng vào năm 2030, tăng từ khoảng 12% trong năm nay. Tiêu thụ điện năng dự kiến sẽ tăng trung bình 2,8% mỗi năm đến năm 2033, do ngành AI thúc đẩy. Mặc dù hiện tại hòn đảo này có lượng điện dư thừa, theo ông Cho, sự tăng trưởng đó có thể làm giảm nguồn cung dư thừa trong những năm tới.
Quốc hội Bulgaria mới đây đã thông qua quyết định đẩy nhanh quá trình áp dụng đồng Euro. Theo chỉ thị mới này, Bộ Tài chính có nhiệm vụ đề nghị Bulgaria gia nhập khu vực đồng Euro (Eurozone) vào...
Trong tuần đầu tiên, chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã nhận được số tiền ủng hộ rất lớn, bằng khoảng 2/3 so với số tiền mà chiến dịch vận động tranh cử của đối thủ đảng Cộng hoà Donald Trump nhận được trong cả quý II.
Truyền thông Malaysia dẫn lời Thủ tướng Anwar Ibrahim cho biết nước này đã gửi đơn đề nghị gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).
Dựa trên thông tin tình báo quân sự và đánh giá hiện trường, Israel cho rằng trách nhiệm của cuộc tấn công hôm 27/7 vào Majdal Shams thuộc về Hezbollah.
Chủ đề gai góc liên quan đến tình trạng các tỷ phú trốn thuế đã trở thành trọng tâm của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil.
Kyushu được biết đến là "đảo Silicon" của Nhật Bản, nơi tập trung các nhà cung cấp chất bán dẫn và cảm biến hình ảnh cần thiết cho xe điện và xe tự lái.Theo Nikkei, Toyota Motor sẽ xây dựng một...
Những nỗ lực xây dựng các quy tắc thương mại kỹ thuật số toàn cầu đã đạt được tiến bộ vào ngày 26/7 khi hàng chục quốc gia kết thúc đàm phán Sáng kiến Thương mại Điện tử với một văn bản dự thảo.
Kể từ khi triển khai thanh toán bằng đồng NDT trong thương mại xuyên biên giới vào năm 2009, quá trình quốc tế hóa đồng NDT đã phát triển trong hơn 10 năm và có sức sống mãnh liệt.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.