Mỹ và Anh từ chối ký tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh AI, nhóm 60 quốc gia bế tắc
19:02 12/02/2025
Mỹ quyết tâm duy trì vị thế dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ AI trước Trung Quốc, trong khi châu Âu tìm cách khẳng định vai trò độc lập.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Hành động AI ở Paris hôm 11/12, Mỹ và Vương quốc Anh đã không tham gia ký kết tuyên bố chung với khoảng 60 quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo an toàn. Động thái này gây trở ngại cho sáng kiến của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong việc xây dựng đồng thuận toàn cầu về công nghệ AI.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance nhấn mạnh cam kết của chính quyền Trump trong việc duy trì vị thế dẫn đầu của Mỹ về công nghệ AI. "Chính quyền Trump sẽ đảm bảo rằng các hệ thống AI mạnh mẽ nhất được xây dựng tại Mỹ, với các con chip do Mỹ thiết kế và sản xuất", ông Vance tuyên bố trước các nhà lãnh đạo thế giới và lãnh đạo công nghệ.
Ông Vance cũng cảnh báo châu Âu không nên áp đặt các quy định "quá thận trọng" đối với AI. Theo ông, mặc dù Mỹ sẵn sàng hợp tác quốc tế, nhưng các quy định cần thúc đẩy thay vì kìm hãm sự phát triển của công nghệ này.
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance cảnh báo về "quy định quá mức" đối với AI có thể hạn chế sự phát triển của ngành, tại Hội nghị thượng đỉnh Hành động về AI tại Paris
Tuyên bố chung được ký kết bởi nhiều quốc gia lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Đức, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển AI "cởi mở, toàn diện, minh bạch, đạo đức, an toàn, bảo mật và đáng tin cậy" theo các khuôn khổ quốc tế.
Đáng chú ý, cả Mỹ và Vương quốc Anh đều đã từng ký các tuyên bố tương tự tại các hội nghị thượng đỉnh AI trước đây, dù các cam kết này không mang tính ràng buộc pháp lý.
Theo nguồn tin thân cận với chính phủ Anh, cách diễn đạt trong tuyên bố lần này được cho là "quá hạn chế". Người phát ngôn chính phủ Anh cũng chỉ ra rằng văn bản "thiếu sự rõ ràng về quản trị toàn cầu và chưa giải quyết thỏa đáng các vấn đề an ninh quốc gia".
Lập trường cứng rắn của Mỹ được cho là xuất phát từ cuộc đua công nghệ với Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chip và phát triển chatbot. Gần đây, sự xuất hiện của mô hình AI mới từ DeepSeek (Trung Quốc) đã gây chấn động tại Thung lũng Silicon, trong đó có OpenAI, khi mô hình này cho thấy khả năng tạo ra kết quả chất lượng cao với chi phí thấp hơn đáng kể.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong Hội nghị thượng đỉnh Hành động AI tại Paris, 11/2/2025
Trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ toàn cầu, châu Âu đang nỗ lực khẳng định vị thế và giảm phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực AI. Tại hội nghị thượng đỉnh hai ngày do Tổng thống Pháp Macron chủ trì, các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp châu Âu đã công bố kế hoạch đầu tư khoảng 200 tỷ euro vào hạ tầng dữ liệu và điện toán.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tin và an toàn trong phát triển AI. Tuy nhiên, quan điểm này đã vấp phải sự phản đối từ Phó Tổng thống Mỹ JD Vance. "Chúng tôi tin rằng việc quản lý quá mức có thể bóp nghẹt một ngành công nghiệp đang trong giai đoạn bứt phá", ông Vance tuyên bố.
Lập trường này đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ so với chính quyền Biden trước đây, theo nhận định của Keegan McBride, chuyên gia từ Viện Internet Oxford. Nhiều nhân vật thân cận với ông Trump, trong đó có Elon Musk, đã chỉ trích gay gắt việc chính quyền tiền nhiệm tập trung vào các vấn đề an toàn AI như thiên vị và thông tin sai lệch.
Chuyên gia Frederike Kaltheuner từ Viện AI Now cho rằng sự xuất hiện của DeepSeek đã tạm thời khơi dậy hy vọng cạnh tranh trong lĩnh vực AI của châu Âu. Tuy nhiên, theo McBride, phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã dập tắt kỳ vọng này: "Giống như một thông điệp ngầm rằng 'Các bạn không phải là người ra quyết định ở đây. Chúng tôi mới là người quyết định'."
Giáo sư Mahbubani chia sẻ về cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung, lý giải sự thành công của ASEAN, và kể một vài câu chuyện lôi cuốn, trong đó có cuốn tự truyện “Sống trong Kỷ nguyên châu Á” sắp được xuất bản trong tiếng Việt.
Tại Hồ Bắc (Trung Quốc), một tòa nhà chọc trời 26 tầng dành riêng cho việc nuôi heo đã chính thức đi vào hoạt động vào năm 2022. Nơi đây, 25.000 “cư dân” đặc biệt được tận hưởng cuộc sống tiện nghi với hệ thống hiện đại, khiến nhiều người phải trầm trồ.
Số lượng các cuộc hôn nhân mới được ghi nhận tại Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp kỷ lục trong năm ngoái bất chấp những nỗ lực toàn diện của chính phủ nhằm khuyến khích người trẻ kết hôn và sinh con.
Trước khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể áp thuế trả đũa, nhiều nền kinh tế châu Á có thặng dư thương mại lớn với Mỹ đang tích cực đàm phán nhằm đạt được những thỏa thuận có lợi, tránh nguy cơ bị tăng thuế cao hơn.
Ngày 11/2, cổ phiếu Tesla đã giảm 6% sau khi hãng xe Trung Quốc là BYD công bố kế hoạch phát triển công nghệ xe tự hành với DeepSeek. Điều này làm gia tăng lo ngại rằng công ty của Elon Musk đang tụt hậu so với đối thủ.
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc cho rằng thuế mới của Tổng thống Donald Trump có thể tạo cơ hội cho các công ty trong nước tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.
Ấn Độ chính thức bác bỏ đề xuất về đồng tiền chung cho thấy nhiều thách thức căn bản về cả chính trị lẫn kinh tế trong nỗ lực phi USD hóa của khối BRICS.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.