Mỹ có dự định gì với mỏ khoáng sản dồi dào ở Ukraine?
21:00 05/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, nước này sẵn sàng hợp tác với các đối tác phương Tây về đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên để đổi lấy viện trợ quân sự.
Một khu mỏ ở Ukraine. (Ảnh: Getty Images)
Phát biểu sau cuộc gặp với Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hôm 4/2, Tổng thống Zelensky nhắc lại một điểm trong kế hoạch chiến thắng của Ukraine liên quan đến đầu tư vào tài nguyên thiên nhiên, rằng: "Chúng tôi có rất nhiều tài nguyên".
"Có thể thấy, Nga đã kiểm soát một số vùng lãnh thổ của chúng tôi kể từ năm 2014, và các vùng này chứa một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên. Chúng tôi sẵn sàng thảo luận với các đối tác, những người đang giúp chúng tôi bảo vệ lãnh thổ và đẩy lùi đối phương", ông Zelensky nói và cho biết đã đề cập đến vấn đề này trong cuộc họp với ông Donald Trump hồi tháng 9/2024.
Tuyên bố mới nhất của ông Zelensky được đưa ra sau khi Tổng thống Trump đề nghị Ukraine cung cấp đất hiếm cho Mỹ để bù đắp các khoản viện trợ quân sự trước đó của Washington.
Đề xuất này cho thấy cách tiếp cận sòng phẳng của ông Trump đối với xung đột Nga - Ukraine, nhưng không khiến mọi người bất ngờ, vì Mỹ và các nước phương Tây đã để mắt đến nguồn khoáng sản phong phú của Ukraine trong một thời gian dài.
Ông Trump cũng từng gợi ý, rằng bất kỳ gói hỗ trợ nào trong tương lai đều nên được cung cấp dưới dạng khoản vay và với điều kiện Ukraine phải đàm phán với Nga.
Dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 65,9 tỷ đô la viện trợ quân sự kể từ khi xung đột với Nga bùng phát vào tháng 2/2022.
Ông Biden lập luận rằng khoản viện trợ này là cần thiết, vì chiến thắng của Ukraine đóng vai trò then chốt đối với an ninh của chính nước Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump cho biết ông không tin Mỹ nên tiếp tục cung cấp viện trợ mà không nhận lại được điều gì.
Dù Tổng thống Trump không nói chi tiết về những gì ông muốn từ Kiev, nhưng một thỏa thuận hợp tác sâu rộng hơn giữa Mỹ và Ukraine về khoáng sản đã được thảo luận trong nhiều tháng trước khi ông nhậm chức vào tháng 1.
Một biên bản được soạn thảo dưới thời cựu Tổng thống Biden cho biết, Mỹ sẽ thúc đẩy cơ hội đầu tư vào các dự án khai khoáng của Ukraine.
Ukraine cũng có một thỏa thuận tương tự với Liên minh châu Âu, được ký kết vào năm 2021.
Adam Mycyk, đối tác tại văn phòng Ukraine của công ty luật toàn cầu Dentons, cho biết trong khi mục tiêu của thỏa thuận - đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản từ Ukraine - vẫn không thay đổi, thì cách tiếp cận của ông Trump có vẻ mang tính giao dịch hơn.
Theo Nataliya Katser-Buchkovska, đồng sáng lập Quỹ đầu tư bền vững Ukraine, một thỏa thuận đưa đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực khai khoáng của Ukraine sẽ có lợi cho cả đôi bên.
Vai trò của các mỏ khoáng sản Ukraine
Mỹ chủ yếu nhập khẩu khoáng sản, nhiều loại trong đó đến từ Trung Quốc. Trong số 50 khoáng sản quan trọng, có 12 loại Mỹ phải nhập khẩu hoàn toàn, và 16 loại Mỹ phải nhập khẩu 50%.
Trong khi đó, theo Chính phủ Ukraine, nước này có 22 trong số 50 loại khoáng sản quan trọng mà Mỹ cần.
"Đây không chỉ là bước đi quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế sau xung đột của Ukraine, mà còn là cơ hội để Mỹ giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu", Katser-Buchkovska, cựu nghị sĩ Quốc hội Ukraine từ năm 2014 đến năm 2019, cho biết.
Ukraine có một số mỏ than chì, lithium, titan, beryli và urani lớn. Tất cả những khoáng sản này đều được Mỹ coi là quan trọng. Một số mỏ nằm ở khu vực hiện đang do Nga kiểm soát.
Trung Quốc từ lâu đã thống trị lĩnh vực sản xuất đất hiếm và các vật liệu quan trọng về mặt chiến lược trên toàn cầu. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nước này xử lý gần 90% đất hiếm trên toàn cầu.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nhà sản xuất than chì và titan lớn nhất thế giới, đồng thời là nhà chế biến lithium lớn.
Cuộc chiến thương mại mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh đã buộc Mỹ phải tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế.
Các biện pháp kinh tế mà Trung Quốc công bố hôm 4/2 để trả đũa mức thuế quan mới của ông Trump bao gồm kiểm soát xuất khẩu đối với hơn hai chục sản phẩm kim loại và các công nghệ liên quan. Mặc dù danh sách không bao gồm các vật liệu quan trọng nhất mà Mỹ cần, nhưng động thái này cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng sử dụng nguồn khoáng sản của mình làm đòn bẩy trong các tranh chấp thương mại.
Mycyk cho biết nhu cầu về các vật liệu quan trọng này dự kiến sẽ tăng đột biến do quá trình chuyển đổi toàn cầu sang xe điện và công nghệ năng lượng tái tạo.
"Do đó, các khu mỏ của Ukraine có ý nghĩa quan trọng trên toàn cầu, mang lại sự đa dạng hóa ngoài các nhà sản xuất thống trị như Trung Quốc. Việc giữ các nguồn tài nguyên này dưới sự kiểm soát của Ukraine là rất quan trọng để duy trì chủ quyền kinh tế của nước này", ông nói thêm.
Theo các chuyên gia kinh tế, các biện pháp thuế quan mới của Mỹ có thể đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ không được hưởng lợi từ việc giảm chi phí vay trong năm nay.
Các “cơn bão giá” liên tục gia tăng tại Nhật Bản đang gây ngày càng nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và mức sống của tất cả người dân nước này, mặc dù lương, thưởng của người làm công ăn lương liên tục được cải thiện.
FBI chuyển giao cho Bộ Tư pháp Mỹ thông tin chi tiết về 5.000 nhân viên tham gia điều tra sự kiện ngày 6/1/2021, trong bối cảnh lo ngại sa thải hàng loạt.
Cơ quan Phúc thẩm của WTO, bao gồm bảy chuyên gia về luật thương mại và quốc tế, đã không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019, do Mỹ liên tục chặn các đề cử thành viên.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.