Một ứng dụng lạ mặt âm thầm vươn lên trên thị trường giao đồ ăn: Đặt trụ sở tại Tây Nguyên, dùng chiến lược "lấy nông thôn vây thành thị"
08:06 19/03/2025
Ra mắt năm 2020, tới nay đã có 4% cửa hàng ăn uống tại Việt Nam ghi nhận ứng dụng thuần Việt này là nền tảng đem lại doanh thu cao nhất, vượt qua cả tỷ lệ của BeFood.
Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, dựa trên nghiên cứu 4.005 nhà hàng/quán cà phê, 4.453 thực khách trên toàn quốc cùng nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp của các đơn vị nghiên cứu thị trường.
Theo số liệu iPOS đưa ra, GrabFood hiện là đơn vị dẫn đầu thị trường ứng dụng giao đồ ăn (food-app) tại Việt Nam, chiếm thị phần lớn nhất về doanh thu với 50,6%. Năm 2024, các thay đổi nổi bật của GrabFood bao gồm tối ưu hóa giao diện người dùng, ra mắt các bộ sưu tập thực đơn, nâng cấp trải nghiệm khách hàng – đặc biệt với các đơn hàng giá trị lớn.
Trong khi đó, ShopeeFood dù đạt tỷ lệ thị phần lượng giao dịch tương đương với GrabFood, lại chỉ chiếm khoảng 41,7% thị phần doanh thu. Sự chênh lệch này đến từ cơ cấu đơn hàng của ShopeeFood, vốn chủ yếu tập trung vào các đơn hàng có giá trị thấp với chi phí vận chuyển được tối ưu hóa ở mức tối thiểu.
"Điểm mạnh của ShopeeFood nằm ở khả năng ghép đơn hàng hiệu quả cho shipper, giúp giảm chi phí vận chuyển và thu hút người dùng nhạy cảm với giá cả. Tuy nhiên, chiến lược này cũng khiến ShopeeFood khó cạnh tranh trực tiếp với GrabFood ở phân khúc đơn hàng cao cấp, nơi GrabFood đang chiếm ưu thế vượt trội nhờ đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng", iPOS phân tích.
Tuy nhiên, cả ShopeeFood và GrabFood đều sụt giảm về tỷ lệ thị phần cửa hàng F&B trên toàn quốc. Theo đó, ShopeeFood vẫn là ứng dụng được nhiều cửa hàng sử dụng nhất - chiếm 38,8%, GrabFood chiếm 36,7%. Nhìn lại năm 2023, tỷ trọng của ShopeeFood và GrabFood lần lượt là 42,94% và 40,61%.
BeFood – tính năng giao đồ ăn trên ứng dụng Be lại ghi nhận tăng trưởng mạnh, hiện chiếm 12,9% thị phần số lượng cửa hàng F&B trên toàn quốc, cao hơn đáng kể so với mức 10,84% năm 2023. BeFood hiện vẫn trung thành với chiến lược phát triển tập trung ở Hà Nội và TP.HCM, mặc dù dịch vụ gọi xe của Be đã có mặt tại 18 tỉnh thành.
Một tân binh đáng chú ý trong cuộc đua giữa các food-app là Vill Food – tính năng giao đồ ăn của nền tảng Vill.
Theo tìm hiểu, Vill là ứng dụng được phát triển bởi Công ty TNHH Villship, chuyên cung cấp các dịch vụ giao đồ ăn, xe ôm công nghệ, giao hàng, đi chợ online… Website của Vill cho biết đây là ứng dụng "được chính tay người Việt làm ra", thành lập năm 2020 với trụ sở chính tại thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Khác với chiến lược tập trung vào Hà Nội và TP.HCM của BeFood, iPOS cho biết Vill đã xuất hiện tại 29 tỉnh thành, chủ yếu ở các thành phố trực thuộc tỉnh khu vực miền Nam và vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
Vill hiện chiếm 3,5% thị phần số lượng cửa hàng F&B trên toàn quốc, đứng sau ShopeeFood, GrabFood và BeFood. Đặc biệt, có tới 4% cửa hàng F&B ghi nhận Vill Food là nền tảng có doanh thu cao nhất của họ, cao hơn cả tỷ lệ 1,2% của BeFood.
"Với chiến lược "lấy nông thôn vây thành thị", Vill chủ yếu chiếm thị phần tại các thành phố trực thuộc tỉnh và khu vực nông thôn, trong khi vẫn chưa tập trung vào các thành phố lớn như TP.HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột... Dù cách tiếp cận này đang mang lại hiệu quả nhất định, nhưng chi phí vận hành cao do tính phân mảnh của thị trường vẫn là thách thức lớn đối với Vill", iPOS đánh giá.
Một khó khăn khác với các food-app nói chung là số cửa hàng tham gia ứng dụng giao đồ ăn có giảm nhẹ về tỷ lệ. Năm 2024, 52,8% cửa hàng ăn uống đã lên food-app, trong khi đó tỷ lệ này tại năm 2023 đạt 53,1%. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm việc nhiều cửa hàng dừng hoạt động trong thời gian qua, trong khi các cửa hàng mới vẫn chưa lên app.
"Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp bán online nhiều năm qua đã ngừng phân phối qua food-app, do không đạt được thoả thuận chung về mức chiết khấu. Hầu hết đây là các cửa hàng truyền thống, lâu năm, thường có lượng khách hàng tới ăn trực tiếp lớn", iPOS cho hay.
TMĐT xuyên biên giới đang bùng nổ, xuất khẩu Việt tăng 55%/năm, chạm mốc 20,5 tỷ USD (VCCI, 2023). Nhưng hàng Việt vẫn bị kìm hãm vì thiếu kênh phân phối và nguồn hàng ổn định. Vậy đâu là lời giải cho bài toán này?
Fujifilm Business Innovation cung cấp các giải pháp, dịch vụ liên quan chuyển đổi số, phát triển phần mềm và tăng hoạt động nhà máy của hãng tại Hải Phòng.
Ống thép Việt Đức - doanh nghiệp đứng thứ 4 về thị phần bán hàng ống thép trong nước cho biết sẽ nghiên cứu đầu tư thêm dự án thép công suất 500.000 tấn nhằm đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.
(ĐTCK) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã NDN - sàn HNX) ghi nhận giao dịch bán ra và mua vào hơn 1,6 triệu cổ phiếu của thành viên Ban kiểm soát Nguyễn Đình Minh Huy và người nhà.
Việt Nam là thị trường lớn thứ hai với doanh thu 49,5 tỷ baht, tương đương 37.630 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Kết quả này chỉ thua sân nhà Thái Lan.
Vốn là địa điểm đặt quán cà phê Brodard nổi tiếng thuộc hệ sinh thái vạn Thịnh Phát, mặt bằng 113-115 Đồng Khởi đã bị bỏ trống gần một năm dù nằm tại vị trí kim cương. Mặt bằng mới được thương hiệu trà sữa Chagee thuê lại.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Ninh Thuận đang tập trung kiểm kê các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án điện hạt nhân, dự kiến tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 13.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.