MBS ước tính KQKD quý 1/2025 của 56 doanh nghiệp "hot": VHM, KBC, FRT, HAH, DBC dự báo lãi tăng đột biến, nhiều đại gia đầu ngành có thể "đi lùi"
00:17 28/03/2025
MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.
Chứng khoán MBS vừa đưa ra dự báo về bức tranh lợi nhuận ngành và một số doanh nghiệp trong quý 1/2025. Theo đó, MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể ghi nhận mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ trong quý đầu năm. Mức tăng này được tính toán trên mức nền đang cao dần hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp và sản xuất tiêu dùng tiếp tục phục hồi.
Trong quý 1/2025, lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng trưởng 15% nhờ tín dụng đã bắt đầu tăng tốc ngay từ đầu năm. Các ngành đạt mức tăng trưởng lợi nhuận quý 1 nổi bật gồm Bất động sản (tăng 719% so với cùng kỳ), khu công nghiệp (tăng 61%), năng lượng (tăng 41% svck).
Ngược chiều, một số ngành ước tính lợi nhuận quý 1 giảm như Hàng không (-46% so với cùng kỳ) do cùng kỳ năm ngoái có lợi nhuận đột biến hay Dầu khí (-27%) do giá dầu suy giảm so với cùng kỳ.
Cụ thể, hàng loạt cổ phiếu dự báo ghi nhận lợi nhuận "tăng bằng lần" trong quý 1/2025 gồm FRT, KBC, DBC, VHM, GVR, KDH, NLG, NT2, PC1, HAH. Ngược chiều, nhiều doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận tăng trưởng âm trong quý này như TCB, VIB, PVD, BSR, PLX, IDC, HSG, VCG, GMD, HVN.
Với nhóm ngân hàng, MBS dự báo VPB sẽ là "ngôi sao" tăng trưởng lợi nhuận quý 1 với mức tăng 50% nhờ tăng trưởng tín dụng được dự báo đạt 4% tại cuối quý 1/2025, chủ yếu được dẫn dắt bởi tín dụng doanh nghiệp. NIM giảm nhẹ xuống 6% trong khi chi phí trích lập dự kiến đạt khoảng 5.000 tỷ, giảm 12,2% si với cùng kỳ.
Xếp sau, STB và CTG cũng ghi nhận lợi nhuận quý 1 có thể tăng lần lượt 37% và 28% so với cùng kỳ. Với STB, mức tăng trưởng tốt nhờ nền thấp năm 2024. Tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 4%, tương đương với năm 2024. NIM trong quý dự kiến vẫn duy trì ở mức 3,5%, tương đương với quý 4/2024. Chi phí trích lập dự kiến đạt 200 tỷ (-70,5%).
Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của CTG kỳ vọng khả quan trong quý đầu năm nhờ đẩy mạnh hoạt động đầu tư công và SXKD, đạt 4-5%. NIM trong quý kỳ vọng đi ngang ở mức 2,9%. Chi phí trích lập dự phòng dự kiến đạt khoảng 5.000 tỷ (-37,5%).
Trái chiều, lợi nhuận VIB có thể giảm 6% trong quý 1 trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đầu năm dự báo chỉ đạt 2% YTD (cùng kỳ chỉ đạt 0m4% YTD) do nhu cầu tín dụng bán lẻ vẫn còn yếu. NIM sẽ đạt 3m5% đi theo tín dụng chậm trong khi chi phí trích lập khoảng 1.200 tỷ do nợ xấu có xu hướng nhích lên khi tín dụng chậm. TCB cũng có thể ghi nhận LN quý 1 giảm 4% chủ yếu do nền cao của năm 2024.
Trong nhóm công nghệ, FPT được dự báo vẫn giữ vững phong độ với mức tăng trưởng trong quý 1 đạt 21%. Theo MBS, mặc dù doanh thu các mảng như viễn thông và giáo dục tăng trưởng không ấn tượng, cùng với lượng backlog ký mới tăng trưởng yếu hơn, biên LNST lại cải thiện hỗ trợ mức tăng trưởng LN ròng dự kiến ổn định.
Đại diện nhóm bán lẻ, FRT và MWG được MBS dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt, lần lượt đạt 107 % và 33% trong quý 1. Với FRT, mảng ICT-CE duy trì sự phục hồi sẽ giúp cho LN ròng phục hồi mạnh mẽ. Đặc biệt chuỗi Long Châu duy trì số lượng cửa hàng tương đương quý 4 từ đó giúp cho LN ròng tăng trưởng mạnh mẽ. Với MWG, LN ròng dự kiến cải thiện 33% chủ yếu do biên LN gộp cải thiện với động lực đến từ sự phục hồi 2 chữ số của mảng điện tử tiêu dùng (ICT&CE) sau khi thực hiện đóng các cửa hàng kinh doanh không hiệu quả trong năm 2025. Riêng trong quý đầu năm, MBS ước tính doanh thu/cửa hàng TGDD và ĐMX tăng trưởng 10% so với cùng kỳ.
Tại nhóm tiêu dùng , DBC được dự báo sẽ "tỏa sáng" trong quý 1 với mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến 162%. Theo MBS, ước tính giá lợn hơi tăng 31%, sản lượng ước tính tăng 10% cùng với việc giá nguyên vật liệu đầu vào duy trì ở mức nền thấp là bước đà mạnh mẽ giúp LN ròng DBC tăng trưởng ân tượng.
Trong mảng Khu công nghiệp, KBC có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 528% trong quý 1. Theo đó tại mảng KCN, KBC có thể bàn giao 30 ha đất tại KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh cho Goertek. Tại mảng KĐT, NOXH Nếnh tiếp tục đóng góp chính vào doanh thu của công ty với biên LNG thấp 12%. Trái ngược, LN của IDC có thể giảm khoảng 49% so với cùng kỳ trong quý 1 này do doanh nghiệp không còn ghi nhận lợi nhuận đột biến từ chuyển nhượng BĐS.
VHM cũng là ngôi sao sáng trong quý 1/2025 với LN tăng trưởng 738% so với cùng kỳ. Theo MBS, lãi tăng trưởng đột biến trên mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái nhờ ghi nhận LN từ dự án Royal Island, OCP2&3, Grand Park và Golden Avenue.
Nhóm dầu khí, ba đại gia là PVD, BSR và PLX đều được dự báo tăng trưởng âm trong quý 1.
Tại nhóm thép, HPG dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận tăng nhẹ 8% trong quý 1 nhờ sản lượng tăng 10%, tuy nhiên biên LN gộp dự kiến giảm về mức 13%. Với HSG, lợi nhuận quý 1 có thể giảm sâu 56% so với nền cao năm 2024 do giá và sản lượng xuất khẩu giảm lần lượt 9% và 12% so với cùng kỳ, bên cạnh đó biên LN gộp giảm 1 điểm % svck.
NT2 và PC1 trở thành điểm sáng trong nhóm năng lượng với mức tăng trưởng lợi nhuận quý 1 có thể đạt lần lượt 125% và 101%. Với NT2, MBS dự báo sản lượng dự kiến cải thiện mạnh so với nền thấp năm ngoái đạt ~450tr kWh. Trong 2025, tỷ lệ Qc tăng lên (80%) cùng với kế hoạch giao Qc cao hơn cho NT2 hỗ trợ huy động tích cực hơn. Tuy nhiên, biên LN gộp khả năng chưa cải thiện trong bối cảnh huy động sản lượng vẫn thấp cộng thêm giá khí neo cao trong khi giá thị trường điện 2 tháng đầu năm ở mức thấp. MBS dự báo LN ròng quý 1 năm nay đạt khoảng 39 tỷ đồng.
Nhóm cảng biển ghi nhận tình hình trái ngược. LN quý 1 của HAH có thể tăng trưởng 382% so với cùng kỳ. MBS đánh giá lãi ròng của HAH sẽ tiếp tục giữ đà tăng trưởng mạnh mẽ so với mức nền thấp của cùng kỳ. HAH bổ sung thêm 1 tàu mới với mục đích cho thuê định hạn khi giá cho thuê tàu kích cỡ 1700 - 1800 TEUs có xu hướng giữ ở mức cao và tăng nhẹ so với đầu năm, MBS ước tính giá cho thuê ở mức khoảng 20,000 USD/ngày/tàu, qua đó giúp doanh thu cho thuê tàu tiếp tục tăng. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt góp phần thúc đẩy doanh thu tự khai thác tàu và khai thác cảng của doanh nghiệp.
Ngược lại, lãi quý 1 của GMD có thể giảm 53% so với cùng kỳ chủ yếu do cùng kỳ năm trước GMD ghi nhận lãi từ chuyển nhượng cảng Nam Hải. Tuy vậy, nhờ hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt và các cảng lớn của GMD điều chỉnh tăng giá dịch vụ trung bình thêm khoảng 7% giúp doanh thu hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp duy trì tăng trưởng tốt.
VN-Index tiếp tục giằng co quanh vùng 1.325 điểm trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm và tâm lý thị trường thận trọng. Các công ty chứng khoán giữ quan điểm trung lập, cho rằng xu hướng ngắn hạn chưa...
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/03/2025, toàn thị trường có 29 mã tăng, 95 mã giảm và 31 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 1.66 triệu CW.
Sau 2 lần bán không thành công, ông Trần Huy Thiệu - Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (HOSE: TTA) - tiếp tục đăng ký thoái thêm 1 triệu cp TTA từ ngày 31/03-28/04 trong bối cảnh giá cổ phiếu đang giảm giá.
Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, thị trường có thể tăng điểm trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ còn biến động quanh đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.324 điểm).
Becamex IDC (Mã: BCM) hiện là nhà phát triển bất động sản công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu quỹ đất rộng lớn tại các khu vực kinh tế trọng điểm.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.