MAGA rạn nứt, liệu ông Trump có thể đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại?
09:22 15/03/2025
Nhóm cố vấn cho ông Trump thuộc 2 phe: chủ nghĩa dân tộc kinh tế và giới tinh hoa công nghệ. Và 2 nhóm này đang bộc lộ những xung đột nội bộ sâu sắc.
Bất chấp chính sách công khai chống lại "giới tinh hoa" và cam kết bảo vệ người lao động Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã xây dựng một liên minh quyền lực bao gồm chính những đại diện ưu tú của tầng lớp tinh hoa và tài phiệt.
Tương tự nhiệm kỳ đầu tiên, vị Tổng thống vốn là một doanh nhân thành đạt này lại tiếp tục quy tụ hàng loạt cố vấn bao gồm các chính trị gia Cộng hòa truyền thống, các tỷ phú Phố Wall và các nhà kinh tế theo chủ nghĩa dân tộc.
Điểm khác biệt trong nhiệm kỳ mới là sự xuất hiện của nhóm tỷ phú công nghệ cánh hữu, với đại diện nổi bật nhất là ông chủ Tesla Elon Musk - người giàu nhất thế giới.
Một số thành viên Nội các Chính phủ Mỹ đã lên tiếng bày tỏ lo ngại với ông Trump về việc Elon Musk cắt giảm việc làm trên diện rộng, ngay trong buổi họp đầu tiên trong nhiệm kỳ 2025
Yếu tố gắn kết các nhóm này không phải là tính cách hay năng lực lãnh đạo của ông Trump. Thay vào đó, họ tin rằng lợi ích và chương trình nghị sự của mình sẽ được bảo đảm tốt hơn dưới thời chính quyền hiện tại so với chính quyền Harris.
Các nhóm trong liên minh này có mục tiêu riêng biệt: Đảng viên Cộng hòa bảo thủ theo đuổi chính sách thuế thấp và giảm quy định, trong khi những người theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế mong muốn cắt giảm thâm hụt thương mại và phục hưng sản xuất nội địa.
Những người ủng hộ quyền tự do ngôn luận tuyệt đối phản đối cái gọi là "kiểm duyệt thức tỉnh", còn nhóm công nghệ cánh hữu tìm kiếm không gian tự do để hiện thực hóa tầm nhìn của họ.
Điểm chung của họ là việc xem đảng Dân chủ như một rào cản, trong khi xem ông Trump như một đồng minh tiềm năng. Mặc dù phần lớn không công khai chống đối dân chủ, họ sẵn sàng bỏ qua những xu hướng độc đoán của Tổng thống miễn là các mục tiêu riêng của họ được đáp ứng.
Nền kinh tế nước Mỹ - ranh giới xung đột rõ nét nhất
Ranh giới xung đột rõ nét nhất trong liên minh quyền lực đằng sau Tổng thống Trump xuất hiện giữa phe chủ nghĩa dân tộc kinh tế và phe lãnh đạo công nghệ.
Mặc dù cả hai nhóm đều mong muốn phá vỡ trật tự do giới tinh hoa Dân chủ thiết lập, họ lại có những tầm nhìn hoàn toàn đối lập về tương lai nước Mỹ.
Nhóm dân tộc kinh tế hướng về một quá khứ lý tưởng hóa, nơi nước Mỹ từng đạt đến đỉnh cao công nghiệp, trong khi nhóm công nghệ lại hướng đến tương lai do trí tuệ nhân tạo điều hành.
Mâu thuẫn này thể hiện qua nhiều khía cạnh cốt lõi: một bên mang tính dân túy, bên kia tinh hoa; một bên tin tưởng vào trí tuệ tập thể của người dân bình thường, bên kia đặt niềm tin vào công nghệ tiên tiến.
Các chính sách cụ thể cũng phản ánh sự đối lập này: nhóm dân tộc kinh tế ủng hộ hạn chế nhập cư diện rộng, trong khi nhóm công nghệ hoan nghênh nguồn lao động kỹ năng cao từ nước ngoài.
Nhóm thứ nhất ưu tiên lợi ích dân tộc dựa trên sự bảo hộ và chủ nghĩa ngoại lệ, nhóm thứ hai theo đuổi tầm nhìn toàn cầu. Một bên muốn kiểm soát Thung lũng Silicon, bên kia muốn trao thêm quyền lực cho trung tâm công nghệ này.
Cuộc đối đầu giữa 2 nhóm này đã đi từ “bằng mặt không bằng lòng” sang chỉ trích công khai ngay từ khi ông Trump nhậm chức.
Cựu cố vấn Nhà trắng trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump - Steve Bannon, là một nhân vật nổi bật của phe dân tộc kinh tế đã công khai chỉ trích gay gắt tỷ phú Elon Musk, gọi ông là "kẻ nhập cư bất hợp pháp ký sinh". Ông Bannon còn cảnh báo rằng Musk và những gì ông đại diện phải "bị ngăn chặn", nếu không "sẽ phá hủy không chỉ đất nước này mà còn cả thế giới".
Mặc dù ông Steve Bannon hiện không phục vụ trong chính quyền Trump, ông là một nhân vật quan trọng trong phong trào MAGA (“Make America Great Again”) và ông vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nhiều nhân viên cấp cao trong chính quyền.
Tuy nhiên, rõ ràng mọi ý kiến từ phía ông chủ Tesla hiện đang được chính quyền Trump lắng nghe và đánh giá cao. Nhà Trắng đã trao nhiều trách nhiệm “cắt giảm chi phí Liên bang” cho Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) do Elon Musk lãnh đạo, và bản thân ông Trump đã khuyến khích vị tỷ phú công nghệ tham gia nhiều hơn.
Liệu các nhà cố vấn của ông Trump có đang đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại?
Chiến lược điển hình của các nhà lãnh đạo cá nhân như Tổng thống Donald Trump là tạo ra đối đầu giữa các thế lực dưới quyền nhằm ngăn chặn sự tập trung quyền lực quá mức vào một phe phái duy nhất. Trump có thể tin rằng ông có thể duy trì vai trò chi phối bằng cách khai thác những xung đột này để củng cố quyền lực cá nhân.
Tuy nhiên, chiến thuật này chỉ hiệu quả khi sự cạnh tranh giữa các nhóm xoay quanh lợi ích kinh tế và quyền tiếp cận nguồn lực từ chính phủ. Khi mâu thuẫn chuyển thành xung đột ý thức hệ sâu sắc, nguy cơ mất kiểm soát trở nên rõ ràng.
Sự khác biệt về thế giới quan và ưu tiên chính sách giữa các phe phái trong chính quyền Trump đang làm gia tăng nguy cơ đối đầu toàn diện. Câu hỏi đặt ra không chỉ là liệu những mâu thuẫn này có dẫn đến tình trạng tê liệt chính sách hay không, mà còn là phe nào sẽ giành được vị trí thống trị. Đảng Dân chủ có thể khai thác những rạn nứt này? Chủ nghĩa Trump có suy yếu dần? Và quan trọng hơn, nền dân chủ Mỹ sẽ được củng cố hay tiếp tục bị thách thức?
Dù kết quả ra sao, một thực tế đáng lo ngại là những cử tri lao động – đặc biệt là những người có trình độ học vấn thấp – có thể vẫn là nhóm chịu thiệt thòi nhất. Không phe nào trong liên minh Trump đưa ra một chiến lược rõ ràng nhằm cải thiện thực chất cuộc sống của họ. Ngay cả nhóm theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế, dù đưa ra nhiều tuyên bố mạnh mẽ, cũng chỉ đưa ra những lời hứa khó thành hiện thực về việc khôi phục một nền sản xuất đã thuộc về quá khứ.
Khi các nhóm tinh hoa tranh giành quyền lực để định hình tương lai nước Mỹ theo lợi ích của mình, những chính sách thiết yếu nhằm xây dựng một nền kinh tế trung lưu bền vững trong xã hội hậu công nghiệp vẫn còn xa vời.
Các bộ trưởng ngoại giao G7 đã thảo luận về việc gia tăng áp lực lên Nga, thậm chí thông qua các lệnh trừng phạt mới, nếu Mátxcơva không đồng ý ngừng bắn với Kiev.
Truyền thông Mỹ đưa tin, ngày 14/3, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật tài trợ chính phủ kéo dài 6 tháng, chỉ vài giờ trước thời hạn đóng cửa chính phủ. Với tỷ lệ biểu quyết 54-46, dự luật...
Giá dầu phục hồi 1% vào ngày thứ Sáu (14/03) để khép lại tuần qua gần như không thay đổi, khi nhà đầu tư cân nhắc triển vọng suy yếu về việc kết thúc nhanh chóng cuộc chiến Nga – Ukraine có thể...
Giới chuyên gia nhận định việc áp dụng thuế thép và nhôm là một "canh bạc" mạo hiểm với cái kết "lợi bất cập hại" cho chính nước Mỹ khi nước này đặc biệt phụ thuộc vào nhôm nhập khẩu.
Cả ba chỉ số chính đã phục hồi đáng kể trong phiên giao dịch cuối tuần nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ. Tuy nhiên, Dow Jones vẫn trải qua tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2023 do ảnh hưởng từ các chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Giá vàng vượt ngưỡng 3,000 USD/oz lần đầu tiên vào ngày thứ Sáu (14/03), khi chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với các đối tác thương mại lớn làm chao đảo thị trường tài...
Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Sáu (14/03), xoá bớt phần nào mức giảm mạnh trong tuần khi nhà đầu tư được giải toả khỏi các tiêu đề liên quan đến thuế quan.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.