Liệu đồng đô la yếu có châm ngòi chiến tranh tiền tệ?
13 giờ trước
Kinh tế Sài Gòn Online
Sự suy yếu của đồng đô la Mỹ đang gây áp lực phá giá tiền tệ ở các nước phụ thuộc vào xuất khẩu nhằm duy trì tính cạnh tranh. Dù vậy, giới chuyên gia cho rằng các nước sẽ tạm thời không hành động như vậy để tránh gây bất ổn thêm cho nền kinh tế toàn cầu.
Trong năm nay, đô la Mỹ giảm giá mạnh so với các ngoại tệ chủ chốt khác. Ảnh: Reuters
Đồng đô la Mỹ đang trượt dốc, kéo theo một làn sóng hỗn loạn trên thị trường tiền tệ toàn cầu.
Nỗi bất an về chính sách thương mại của Mỹ đã khiến nhà đầu tư tháo chạy khỏi đồng đô la và trái phiếu chính phủ Mỹ trong vài tuần qua. Chỉ số DXY theo dõi giá đồng bạc xanh so với một rổ 6 ngoại tệ mạnh đã tăng gần 9% từ đầu năm. Giới quan sát thị trường dự báo đô la sẽ còn giảm giá thêm nữa.
Theo khảo sát mới nhất của ngân hàng Bank of America, 61% nhà quản lý quỹ toàn cầu tin rằng đô la sẽ tiếp tục mất giá trong 12 tháng tới, đánh dấu tâm lý bi quan nhất đối với đô la trong gần hai thập niên.
Sự suy yếu của đô la khiến các đồng tiền khác đặc biệt là những đồng tiền được xem là nơi trú ẩn an toàn như yen Nhật, franc Thụy Sĩ và euro bứt phá mạnh mẽ. Ba đồng tiền này tăng giá 10-11% so với đô la kể từ đầu năm.
Các đồng tiền khác cũng tăng giá đáng kể với peso Mexico tăng 5,5%, đô la Canada nhích lên hơn 4%, zloty Ba Lan tăng hơn 9% và rúp Nga thì bùng nổ với mức tăng hơn 22%.
Đối với nhiều ngân hàng trung ương, sự suy yếu của đô la Mỹ là tin vui.
“Hầu hết các nhà hoạch định chính sách tiền tệ trên toàn cầu sẽ mừng rỡ nếu đô la giảm giá từ 10-20%,” Adam Button, chuyên gia phân tích tiền tệ của nền tảng tin tức ngoại hối ForexLive bình luận.
Sức mạnh của đô la từ lâu đã là “cái gai” đối với các nước gắn tỷ giá với đồng bạc xanh. Đối với các thị trường mới nổi ngập nợ bằng đô la, sự suy yếu của đô la sẽ giúp giảm gánh nặng nợ thực tế. Hơn nữa, đồng nội tệ mạnh lên giúp hàng nhập khẩu rẻ hơn, kiềm chế lạm phát, mở đường cho các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng.
“Cơn bán tháo đô la gần đây mang lại sự nhẹ nhõm cho các ngân hàng trung ương”, Button bình luận
Tuy nhiên, đồng nội tệ mạnh cũng có mặt trái là làm cho hàng xuất khẩu của nước sử dụng đồng tiền đó kém cạnh tranh do đắt đỏ hơn, đặc biệt khi Mỹ đang áp hàng loạt mức thuế quan mới. Điều này khiến châu Á, “công xưởng của thế giới”, dễ bị tổn thương nhất, theo Thomas Rupf, đồng giám đốc đầu tư chi nhánh Singapore của ngân hàng VP Bank Group (Liechtenstein).
Để bảo vệ lợi thế cạnh tranh, các nước có thể can thiệp, cố ý làm yếu đồng nội tệ (phá giá) thông qua giảm lãi suất, in tiền hoặc bán nội tệ mua ngoại tệ. Hành động này có thể kéo theo phản ứng trả đũa từ các nước khác, tạo ra vòng xoáy phá giá tiền tệ.
Phá giá tiền tệ đang trở thành một “vũ khí” được cân nhắc ở các thị trường mới nổi, đặc biệt ở châu Á, theo Nick Rees, giám đốc nghiên cứu vĩ mô của công ty môi giới ngoại hối Monex Europe.
Thế nhưng, đây là chiến lược đầy rủi ro, giống như “con dao hai lưỡi”. Wael Makarem, nhà chiến lược của công ty môi giới tài chính trực tuyến Exness cảnh báo, nhiều thị trường mới nổi đáng đối mặt lạm phát cao, nợ nần lớn và nguy cơ dòng vốn tháo chạy, khiến việc phá giá đồng nội tệ trở nên nguy hiểm. Hơn nữa, phá giá có thể bị Mỹ coi là thao túng tiền tệ, dẫn đến trả đũa thương mại.
Theo Alex Muscatelli, nhà kinh tế vĩ mô của Fitch Ratings, đồng nội tệ yếu đi còn có thể kích hoạt dòng vốn tháo chạy.
Hiện tại, các ngân hàng trung ương đang cố kiềm chế để không châm ngòi một cuộc chiến tiền tệ vì lo ngại sẽ làm gia tăng bất ổn.
Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ đang đau đầu với đồng franc mạnh, khiến hàng xuất khẩu, đóng góp chiếm hơn 75% GDP, trở nên đắt đỏ. “Nếu dòng vốn tiếp tục đổ vào, Thụy Sĩ có thể phải dùng biện pháp mạnh để phá giá đồng franc”, Button của ForexLive nói.
Dù vậy, phá giá không phải lựa chọn được ưa chuộng vì có thể thổi bùng lạm phát, đe dọa mục tiêu kiểm soát giá cả. Hơn nữa, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, phá giá có thể bị coi là hành động khiêu khích, theo nhà chiến lược ngoại hối Brendan McKenna của ngân hàng Wells Fargo.
Các yếu tố như dự trữ ngoại hối, nợ nước ngoài, cán cân thương mại và độ nhạy với lạm phát nhập khẩu sẽ quyết định liệu một quốc gia có nên phá giá tiền tệ hay không.
“Những nước xuất khẩu mạnh, có dự trữ dồi dào nên và ít phụ thuộc nợ ngoại tệ có nhiều dư địa hơn để phá giá tiền tệ nhưng cũng sẽ hành động thận trọng”, McKenna nhấn mạnh.
Theo chuyên gia này, các ngân hàng trung ương đang chọn cách né tránh xung đột tiền tệ để bảo vệ sự ổn định kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện nay, phá giá tiền tệ còn có thể bị coi là thao túng tiền tệ, mời gọi sự trả đũa, Thomas Rupf của VP Bank Group cảnh báo.
Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff sẽ đến Moscow, Nga trong tuần này để tham gia vòng đàm phán mới với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc chiến ở Ukraine.
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng phục hồi sang phiên thứ ba khi nhà đầu tư tiếp tục nhìn thấy triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ phục hồi liên tiếp trong ba phiên khi nhà đầu tư tiếp tục nhìn thấy triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.
Cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra với quy mô toàn diện. Hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ bị áp thuế lên tới 245%, trong khi hàng Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc chịu thuế 125%.
24h qua có gì đáng chú ý?* Tin trong nước:HoSE thông báo chính thức triển khai hệ thống KRX từ ngày 5/5Mới đây, được sự thống nhất và chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam cùng Ủy ban...
Nhu cầu nội địa yếu và cuộc chiến giá khốc liệt khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc ngần ngại chuyển hướng, dù họ đang chịu sức ép thuế với Mỹ.
Theo một nhân chứng có mặt tại hiện trường, tấm kính rơi đúng thời điểm buổi lễ nhà thờ vừa kết thúc tại một trung tâm thương mại nổi tiếng ở “đảo quốc sư tử”.
Để bảo vệ thị trường lao động trong trường hợp doanh nghiệp tăng cường sa thải nhân viên do tác động của thuế quan, Thống đốc Fed Christopher Waller sẵn sàng hạ lãi suất.
Gần một thập kỷ trước, hệ thống tàu điện nhẹ tại thủ đô Ethiopia từng được ca ngợi là giải pháp cách mạng cho bài toán giao thông đô thị. Với mục tiêu vận chuyển tới 60.000 hành khách mỗi...
(ĐTCK) Là lĩnh vực đặc thù, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe trong quá trình hoạt động. Thế nên, khi đầu tư vào cổ phiếu nhóm ngành này cũng cần “nhìn sâu” vào doanh nghiệp.
Giá dầu thô thế giới giảm mạnh ảnh hưởng đến kinh doanh của tập đoàn. Ngay trong kỳ điều hành ngày 10/4, doanh thu của tập đoàn mất luôn 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, với lượng tồn kho chưa bán hết,...
(ĐTCK) Trong khi các nhóm cổ phiếu trụ cột bank - chứng - thép đang tạo sức ép khiến VN-Index chuyển qua trạng thái rung lắc nhẹ, thì thị trường "đón" những con sóng nhỏ lẻ với tâm điểm đáng chú ý là cặp CII - LGC.
Đại hội đồng cổ đông sẽ xem xét phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ khủng 50% và kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 50%, qua đó tăng vốn lên gấp đôi.
Trong năm 2025, BVBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, tăng 41% so với 2024. Riêng trong quý I, dự kiến lợi nhuận đạt 80 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ.
Ngày 24/4, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo sẽ vận hành chính thức hệ thống công nghệ thông tin KRX từ ngày 5/5. Hệ thống này được kỳ vọng mang đến nhiều thay đổi như giao dịch trong...
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày 24/4 sau khi lao dốc hơn 3% trong phiên giao dịch trước, vì đồng USD yếu và hoạt động bắt đáy, trong khi sự chú ý của thị trường vẫn tập trung vào những cập nhật về quan hệ thương mại Mỹ-Trung.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.