'Làn sóng sáp nhập' - Việt Nam sẽ hình thành một siêu đô thị hiện đại tầm vóc quốc tế
18 giờ trước
Việc dự kiến sáp nhập TP. HCM cùng với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ mở đường cho sự ra đời của một siêu đô thị hiện đại với diện tích gấp hơn 3 lần trước đó và quy mô gần 14 triệu dân.
Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Nghị quyết số 60 đã được thông qua, theo đó Trung ương nhất trí triển khai việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh trên toàn quốc. Số lượng tỉnh, thành sẽ được điều chỉnh từ 63 xuống còn 34 đơn vị.
Một trong những điểm nổi bật trong đề án sắp xếp lần này là việc sáp nhập TP. HCM với hai địa phương giáp ranh là tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, nhằm hình thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới, vẫn mang tên TP. HCM. Trung tâm chính trị – hành chính của đơn vị mới này sẽ được đặt tại TP. HCM như hiện nay.
TP. HCM hiện tại - trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. Ảnh: Internet
Việc dự kiến sáp nhập TP. HCM cùng với hai "đầu tàu công nghiệp" Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ là sự mở rộng địa giới hành chính, mà còn là cuộc bứt phá đưa thành phố mang tên Bác trở thành một siêu đô thị tầm vóc quốc tế – trái tim kinh tế mới của Đông Nam Á.
Với diện tích khổng lồ gần 6.773km2, gấp hơn 3 lần so với diện tích hiện tại của TP. HCM và dân số vượt mốc 13,7 triệu người, TP.HCM sau sáp nhập sẽ là một trong những đô thị lớn và đông dân nhất Đông Nam Á. Được hình thành từ 168 đơn vị hành chính – trong đó có 102 từ TP. HCM, 36 từ tỉnh Bình Dương và 30 từ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – cấu trúc hành chính mới hứa hẹn tạo nên sức mạnh tổng hợp chưa từng có.
Khi đó, GRDP hợp nhất của vùng đô thị này ước tính sẽ khoảng 2,71 triệu tỷ đồng (tương đương 114,3 tỷ USD), chiếm gần 24% GDP cả nước. Những con số không chỉ ấn tượng, mà là minh chứng rõ ràng cho tiềm lực to lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. TP. HCM sau sáp nhập sẽ trở thành trung tâm "đa lõi" với nhiều cực phát triển đồng đều: công nghệ cao tại Bình Dương, năng lượng tại Bà Rịa – Vũng Tàu, tài chính và thương mại tại trung tâm TP. HCM. Mô hình phát triển này mang đến sự lan tỏa đều, tránh quá tải cho khu vực nội đô, đồng thời tăng sức bật cho toàn vùng.
Một trong những điểm nổi bật sau sáp nhập sẽ là sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng công nghiệp và cảng biển. Mạng lưới công nghiệp hiện tại của ba địa phương đã đạt quy mô đáng mơ ước: 61 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích hơn 24.800ha. Trong đó, Bình Dương nổi bật với các khu công nghệ cao, sản xuất điện tử, logistics và thành phố thông minh. Nhiều "ông lớn" như LEGO, Tokyu, VSIP… đã chọn nơi đây làm đại bản doanh khu vực.
Bình Dương nổi tiếng với nhiều khu công nghiệp hiện đại. Ảnh: Internet
Trong khi đó, hệ thống cảng biển giữ vai trò "xương sống" cho thương mại quốc tế. Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện là cảng nước sâu duy nhất của Việt Nam có thể đón tàu tải trọng lớn, kết nối trực tiếp đến Châu Âu, Bắc Mỹ. Cảng Cát Lái (TP. HCM) vẫn giữ vị thế cửa ngõ xuất nhập khẩu phía Nam với hơn 5 triệu TEU/năm. Đặc biệt, siêu cảng Cần Giờ sẽ là cú hích ngoạn mục, khi một mình nó dự kiến xử lý gần 17 triệu TEU/năm – đưa tổng công suất logistics của khu vực đạt hơn 32,7 triệu TEU/năm, sánh ngang với nhiều siêu cảng hàng đầu châu Á.
Giao thông – "mạch máu" của phát triển – đang được đầu tư mạnh mẽ với hàng loạt dự án chiến lược: mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, triển khai ga T3, các tuyến metro nối liền Bình Dương, Đồng Nai và sân bay quốc tế Long Thành, cùng hệ thống cao tốc mới như TP. HCM – Mộc Bài, TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, …
Một góc Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Internet
Bình Dương – ngôi sao FDI – đã hút gần 43 tỷ USD với hàng loạt siêu dự án như tổ hợp LEGO, các khu công nghệ cao và đô thị thông minh. Trong khi đó, Bà Rịa – Vũng Tàu đang vươn mình thành trung tâm năng lượng mới của quốc gia, với thế mạnh vượt trội về điện gió ngoài khơi, khí hóa lỏng và công nghiệp sinh học.
Tất cả hòa quyện tạo nên một siêu đô thị không chỉ là trung tâm kinh tế, logistics và năng lượng của cả nước, mà còn là biểu tượng của một Việt Nam hội nhập, hiện đại và bứt phá.
Theo dự kiến, sau khi tiến hành sửa đổi Hiến pháp 696 đơn vị hành chính cấp huyện sẽ dừng hoạt động từ 1/7/2025, trong đó có 85 thành phố thuộc tỉnh và 2 thành phố thuộc TP trực thuộc Trung ương.
Dự kiến sau khi sáp nhập, địa phương mới của Việt Nam sẽ là trung tâm kinh tế biển của cả nước, hội tụ sân bay, cảng biển cùng tiềm năng về năng lượng tái tạo.
Theo thiết kế, nhà ga T2 có công suất phục vụ 3 triệu hành khách nội địa/năm, tương đương 1.200 khách vào giờ cao điểm, đồng thời được định hướng mở rộng công suất lên 5 triệu khách/năm sau năm 2030 nếu nhu cầu tăng cao.
Phát biểu tại Lễ khởi công dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Green Paradise), Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Ngọc Hải đánh giá dự án đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là một công trình...
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. HCM Dương Ngọc Hải cho biết khi hoàn thành, KĐT lấn biển Cần Giờ sẽ trở thành một điểm đến quan trọng trong chiến lược đưa TP. HCM trở thành trung tâm kinh tế – tài chính – du lịch quốc tế, đúng theo định hướng của TP.
Đề án thành lập “siêu đô thị” TP.HCM mới khi sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đang mở ra cơ hội đầu tư bất động sản cực kỳ hiếm có cho những ai nhanh nhạy.
Nhiều cơ sở cho thuê trọ, nhà ở kết hợp kinh doanh bị đình chỉ hoạt động do không khắc phục được PCCC. Nguyên nhân là cơ sở không đủ diện tích để thi công, không đủ kinh phí để khắc phục.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.