Làn sóng sa thải nhân viên ở các công ty công nghệ Mỹ chưa dừng lại
09:14 13/01/2024
Sau một năm ồ ạt cắt giảm việc làm, các chủ doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, nhìn lại quy mô nhân sự và thấy vẫn còn thừa người. Vì vậy, họ tiếp tục tinh giản bộ máy dù đã tiến hành các đợt sa thải lớn trong năm qua.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ tiếp tục sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí và tăng tính hiệu quả. Ảnh: Challengergray.com
Tập trung vào tính hiệu quả
Trong hai tuần đầu tiên của tháng 1, hàng loạt tập đoàn lớn của Mỹ thông báo sa thải nhân viên. Họ lặp lại thông điệp rằng đây là lúc cần tập trung vào tính hiệu quả và cam kết làm được nhiều hơn với ít nguồn lực hơn.
Mới đây, Xerox Holdings cho biết sẽ cắt giảm thêm 15% lực lượng lao động. Công ty sản xuất máy in này có 20.500 nhân viên vào cuối năm 2022 và cũng đã giảm khoảng 12% so với năm trước đó.
Hay như nhà sản xuất công cụ tạo trò chơi điện tử Unity Software cũng đang lên kế hoạch sa thải khoảng 25% lực lượng lao động, tương đương khoảng 1.800 nhân viên.
Google đã sa thải hàng trăm nhân viên ở nhiều bộ phận vào hôm 10-1 nhằm giảm chi phí và hướng nguồn lực vào việc phát triển AI. Universal Music Group, công ty nắm giữ bản quyền âm nhạc lớn nhất thế giới, dự định sa thải khoảng 100-300 nhân viên trên toàn cầu trong năm nay.
Hôm 12-1, Citigroup tiết lộ sẽ cắt giảm 20.000 việc làm trong giai đoạn từ năm đến cuối năm 2026 khi ngân hàng này tiếp tục thực hiện chương trình tái cơ cấu kéo dài nhiều năm.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết của bộ máy tinh gọn. “Tôi biết nhiều người đang thắc mắc tại sao điều này lại xảy ra. Tuy nhiên, có một thực tế là quy mô nhân sự của tổ chức vẫn lớn hơn đáng kể, so với quy mô kinh doanh”, Dan Clancy, CEO của nền tảng phát trực tuyến Twitch, viết trong thư gửi nhân viên.
Trong tháng này, Amazon, công ty sở hữu Twitch, cho biết đang cắt giảm hàng trăm việc làm tại các bộ phận xưởng phim, truyền hình và nền tảng phát trực tuyến Twitch để hạn chế chi phí. Audible, một nền tảng sách nói mà Amazon sở hữu, cũng cho biết sẽ sa thải 5% nhân viên.
Ngoài việc thắt chặt ngân sách thường diễn ra vào đầu năm dương lịch, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ nhận thấy nỗ lực giảm quy mô nhân sự thừa thải vẫn chưa kết thúc. Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang thúc đẩy các quyết định sa thải vì AI có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn của nhân viên và các công ty đang chuyển hướng nguồn lực để phát triển công nghệ này.
Các vị trí mới trong các công ty cũng được xem xét kỹ lưỡng sau các đợt tuyển dụng lớn trước đó trong đại dịch Covid-19. Một số lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận họ mở rộng đội ngũ quá nhanh.
“Có vẻ như đợt sa thải mà chúng ta thấy năm ngoái là bước khởi đầu của một quá trình”, Nick Bunker, giám đốc nghiên cứu kinh tế Bắc Mỹ của nền tảng việc làm Indeed bình luận.
Phân bổ nguồn lực có mục tiêu hơn
Thị trường lao động Mỹ vẫn tiềm năng với việc làm được tạo ra ở tốc độ nhanh hơn so với trước đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở mức thấp. Nhiều công ty cũng không muốn sa thải nhân viên sau một thời gian dài chật vật tuyển dụng và giữ chân họ.
Tuy nhiên, môi trường dành cho người tìm việc đang xấu dần. Chiến dịch tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang (Mỹ) làm tăng chi phí vay, khiến nhiều doanh nghiệp phải cân nhắc kế hoạch mở rộng. Khoản tiết kiệm hộ gia đình hỗ trợ chi tiêu của người Mỹ trong những năm gần đây đã giảm dần. Điều này khiến nhiều người phải rời bỏ cuộc sống an nhàn và tham gia tìm kiếm việc làm. Trong khi đó, các doanh nghiệp lại đang giảm độ tuyển dụng và đưa ra các mức lương thấp hơn.
Aaron Terrazas, nhà kinh tế trưởng của trang web đánh giá nhân viên Glassdoor cho biết, các công ty công nghệ lớn có thể nhận ra thị trường lao động đã thay đổi hoàn toàn so với một năm trước và họ sẽ không cạnh tranh để tìm kiếm nhân tài.
Ông cho rằng, lãi suất cao đã khiến việc quản trị rủi ro mất nhiều chi phí. Do đó, việc cắt giảm nhân sự nhằm tái phân bổ nguồn lực theo cách có mục tiêu hơn.
Trong thư gửi cho nhân viên hồi tuần này, Larry Fink, CEO của BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới cho biết, công ty sẽ cắt giảm 3% việc làm. Ông cho rằng, các công nghệ mới đã sẵn sàng để chuyển đổi ngành kinh doanh của chúng ta và mọi ngành khác. Dù vậy, lực lượng lao động tổng thể của BlackRock có thể vẫn sẽ lớn hơn vào cuối năm nay khi họ bổ sung thêm người để hỗ trợ các lĩnh vực tăng trưởng.
Martha Heller, CEO của Heller Search Associates, công ty tìm kiếm nhân sự cấp cao trong lĩnh vực công nghệ dự báo sẽ có thêm nhiều người lao động bị sa thải trong năm nay, nhưng số lượng tuyển dụng cũng sẽ tăng đột biến. Heller nói thêm, dù tin tức về đợt sa thải mới được công bố mỗi ngày nhưng ở chiều ngược lại, cũng có nhiều công ty có nhu tuyển dụng trong các lĩnh vực như AI tạo sinh.
Theo Julia Pollak, chuyên gia kinh tế trưởng của trang web việc làm ZipRecbeaner, việc các công ty cắt giảm 2-5% nhân viên trong tháng 12 và tháng 1 hàng năm là điều bình thường. Vì đây là thời điểm các công ty chốt ngân sách chi tiêu và bắt đầu lập kế hoạch cho một năm mới. Tuy nhiên, một số ngành, bao gồm cả công nghệ đã tuyển dụng chậm lại trong nhiều tháng qua.
“Cơn suy thoái của lĩnh công nghệ vẫn chưa kết thúc”, Pollak nói.
Nhiều công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, đã tuyển dụng rầm rộ vào năm 2021 và 2022. Sau khi sa thải bớt nhân viên trong năm 2023, họ nhận thấy tổ chức của họ vẫn còn cồng kềnh.
Challenger dự báo nhiều đợt sa thải hơn có thể xảy ra ở các tập đoàn Mỹ trong năm nay. “Bây giờ, các công ty đều tập trung cắt giảm chi phí”, ông nói.
Trong tuần qua, ứng dụng nhắn tin Discord cho biết sẽ cắt giảm 17% nhân sự, tương đương khoảng 170 người. Jason Citron, CEO của Discord thừa nhận, công ty cần phải đối mặt với sự thật phũ phàng. “Chúng ta đã phát triển nhanh chóng và mở rộng lực lượng lao động thậm chí còn nhanh hơn, tăng gấp 5 lần kể từ năm 2020. Kết quả là chúng ta đảm nhận nhiều dự án hơn nhưng cách chúng ta vận hành trở nên kém hiệu quả”, Citron viết trong thư nội bộ gửi cho nhân viên.
(KTSG Online) – Luôn có lãi trong lịch sử hơn 100 năm nhưng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lần đầu tiên thua lỗ kể từ tháng 9-2022 và đến năm 2023, khoản
(KTSG Onine) - Uranium, nhiên liệu của ngành điện hạt nhân, tăng giá lên mức cao nhất trong 16 năm sau khi Kazatomprom, công ty sản xuất uranium lớn nhất
(KTSG Online) - Bị kìm hãm do tình trạng thiếu nhân sự dai dẳng, chậm trễ cấp thị thực, thủ tục kiểm tra an ninh sân bay lỗi thời và thậm chí là chia rẽ
(KTSG) - Năm nào tờ Financial Times cũng đưa ra 20 tiên đoán cho năm sau và đã gọi là “tiên đoán” nên có đúng có sai. Trong 20 câu đoán chuyện 2023, tờ
(KTSG Online) - Cổ phiếu của các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc bị bán tháo trong những ngày đầu năm mới. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nhà đầu tư
(KTSG Online) – Giá tiêu dùng của Trung Quốc vẫn nằm trong vùng giảm phát tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 12, gây thêm áp lực cho các nhà hoạch định
(KTSG) - Thị trường hàng hóa toàn cầu được dự báo có thể ổn định trong nửa đầu năm 2024, nhưng sẽ đối mặt với những yếu tố khó lường trong giai đoạn nửa
(KTSG Onine) - Trong nỗ lực giảm khí thải nhà kính, các công ty thép lớn nhất của Anh đang chuyển sang sử dụng lò hồ quang điện, có thể sử dụng 100% sắt
(KTSG Online) – Lần đầu tiên kể từ năm 2006, Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, nguyên nhân được cho là do những “đối đầu địa
(KTSG Online) – Sau khi để thị trường đồn đoán trong suốt năm qua, Ủy ban Sàn giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC) cuối cùng đã cấp phép cho một loạt công ty
(KTSG Online) - Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu có thể tăng thêm hai triệu người vào năm 2024, bên cạnh các vấn đề khác
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.