Giá tiêu dùng của Trung Quốc vẫn nằm trong vùng giảm phát tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 12, gây thêm áp lực cho các nhà hoạch định chính sách khi họ tìm cách khôi phục niềm tin vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Người dân mua sắm ở một khu chợ tại Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg
Theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố hôm 12-1, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này giảm 0,3% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong những tháng gần đây, do giá giảm mạnh, thịt heo, mặt hàng lớn nhất trong giỏ hàng hóa tiêu dùng của chi số CPI, đã tác động mạnh đến chỉ số này.
CPI cơ bản, loại trừ giá cả năng lượng và thực phẩm, ở mức dương 0,6% trong tháng 12, không thay đổi so với tháng trước. Tuy nhiên, lạm phát dịch vụ tăng ổn định với chi phí du lịch và phòng khách sạn tăng lần lượt là 6,8% và 5,5%. Trong khi đó, chỉ số giá nhà sản xuất (PPI), đo lường giá bán sản phẩm từ cổng nhà máy, giảm 2,7%. Chỉ số PPI của Trung Quốc chịu áp lực do giá nguyên liệu thô và hàng hóa toàn cầu giảm đều đặn hàng tháng kể từ tháng 10 -2022.
Nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 7 và kể từ đó giá cả không thay đổi hoặc giảm trong các tháng, ngoại trừ tháng 8, với mức giảm 0,5% trong tháng 11, đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong ba năm.
Với tình trạng suy thoái bất động sản kéo dài, thị trường việc làm yếu kém và những trở ngại khác như rủi ro nợ làm giảm triển vọng tăng trưởng, người tiêu dùng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã thắt chặt hầu bao.
Tình trạng giảm phát làm gia tăng các thách thức mà các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh cần phải vượt qua khi khi họ xoay xở vực dậy tăng trưởng. Họ đang tìm cách nới lỏng lãi suất để chống lại sự suy thoái kéo dài trong lĩnh vực bất động sản, thường chiếm hơn 25% hoạt động kinh tế.
Sự suy yếu kéo dài trong tăng trưởng giá tiêu dùng ở Trung Quốc phản ánh sự phục hồi không đầy đủ sau ba năm Bắc Kinh áp đặt chính sách chống đại dịch nghiêm ngặt. Dù chính sách này được dỡ bỏ một năm trước nhưng vẫn tiếp tục gây áp lực lên tâm lý mong manh của người tiêu dùng.
Trong cả năm 2023, CPI của Trung Quốc chỉ đạt 0,2%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính thức là 3%. Giới chức trách Trung Quốc dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% vào năm 2024, tương đương với mốc năm 2023, mức thấp nhất trong nhiều thập niên.
“CPI cơ bản của Trung Quốc ở mức thấp, có thể phản ánh nhu cầu trong nước suy giảm do sự suy thoái bất động sản đang diễn ra và thị trường lao động căng thẳng”, các nhà phân tích của Goldman Sachs bình luận.
Các nhà phân tích của Capital Economics cho rằng tăng trưởng toàn cầu yếu và chú trọng đầu tư hạ tầng quá mức ở Trung Quốc có nghĩa là rủi ro giảm phát sẽ tiếp tục đeo bám nền kinh tế nước này trong một thời gian.
Đầu tuần tới, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) dự kiến giảm lãi suất cho vay trung hạn lần đầu tiên kể từ tháng 8 năm ngoái. Động thái này cho phép bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính. Trong cuộc thăm dò ý kiến do Bloomberg thực hiện, các nhà kinh tế dự đoán PBoC sẽ giảm lãi suất suất 0,1 điểm phần trăm, xuống còn 2,4%.
Đầu tuần này, truyền thông nhà nước dẫn lời Zou Lan, người đứng đầu bộ phận chính sách tiền tệ của PBocC, cho biết ngân hàng này sẽ sử dụng các công cụ chính sách bao gồm hạ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng.
Hồi tháng 10, Trung Quốc công bố kế hoạch phát hành 1.000 tỉ nhân dân tệ (139,39 tỉ đô la) trái phiếu chính phủ để tài trợ cho các dự án đầu tư, đồng thời cam kết thực hiện chính sách tài khóa chủ động vào năm 2024. Thông điệp này củng cố quan điểm của thị trường rằng chi tiêu tài chính có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế.
Các nhà hoạch định chính sách cũng đã nới lỏng các hạn chế đối với việc mua nhà ở các thành phố lớn và nhanh chóng giải quyết mọi dấu hiệu rủi ro lan lây sau làn sóng vỡ nợ của các nhà phát triển bất động sản kể từ cuối năm 2021, bao gồm cả Country Garden, nhà phát triển tư nhân lớn nhất đất nước, vào năm ngoái.
(KTSG) - Thị trường hàng hóa toàn cầu được dự báo có thể ổn định trong nửa đầu năm 2024, nhưng sẽ đối mặt với những yếu tố khó lường trong giai đoạn nửa
(KTSG Onine) - Trong nỗ lực giảm khí thải nhà kính, các công ty thép lớn nhất của Anh đang chuyển sang sử dụng lò hồ quang điện, có thể sử dụng 100% sắt
(KTSG Online) – Lần đầu tiên kể từ năm 2006, Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, nguyên nhân được cho là do những “đối đầu địa
(KTSG Online) – Sau khi để thị trường đồn đoán trong suốt năm qua, Ủy ban Sàn giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC) cuối cùng đã cấp phép cho một loạt công ty
(KTSG Online) - Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu có thể tăng thêm hai triệu người vào năm 2024, bên cạnh các vấn đề khác
(KTSG Online) - Mỹ đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các con chip thế hệ cũ được sản xuất tại Trung Quốc. Đây được xem là động thái mới trong “cuộc chiến
(KTSG Online) - Bộ Lao động Mỹ vừa ban hành một quy tắc lao động mới, buộc các nền tảng gọi xe và đồ ăn phân loại đối tác tài xế là nhân viên chính thức,
(KTSG Online) - Tình trạng tàu biển chuyên dụng chở ô tô đã đẩy giá cước vận chuyển lên mức kỷ lục và hạn chế dòng xuất khẩu xe điện từ Trung Quốc sang
(KTSG Online) - Giá dầu thô trên thị trường quốc tế lao dốc sau khi Saudi Arabia giảm giá bán các thùng dầu của nước này cho nhóm khách hàng châu Á, làm
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.