Hơn 2 năm trước còn 'chắc như đinh đóng cột' về vị thế đồng USD, Bộ trưởng Tài chính Mỹ bất ngờ 'quay xe' thừa nhận phi đô la hóa là mối lo ngại lớn hiện nay
10:06 13/07/2024
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen thừa nhận Hoa Kỳ càng áp đặt nhiều lệnh trừng phạt, càng có nhiều nước tìm kiếm các phương thức giao dịch tài chính không sử dụng đồng đô la.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã bất ngờ thừa nhận phi đô la hóa hiện là mối lo ngại lớn hiện nay đối với người đứng đầu ngành tài chính Mỹ.
Trong phiên điều trần vào ngày 9/7, Bộ trưởng Yellen cho biết một trong những mối quan tâm của bà là làm thế nào để bảo vệ tốt nhất vị thế thống trị toàn cầu của đồng đô la Mỹ.
Bà Yellen thừa nhận Mỹ áp đặt càng nhiều lệnh trừng phạt thì càng có nhiều quốc gia tìm kiếm các phương thức giao dịch tài chính thay thế mà không sử dụng đồng đô la Mỹ.
Phát biểu này thể hiện sự thay đổi lập trường hoàn toàn của người đứng đầu ngành tài chính Mỹ về vị thế của đồng đô la.
Bà Yellen từng phủ nhận đồng bạc xanh đang có nguy cơ mất đi thế thống trị là đồng tiền dự trữ toàn cầu vì các lệnh trừng phạt hoặc sai lầm chính sách. Tháng 3/2022, vị bộ trưởng cho biết: “Tôi không nghĩ đồng đô la có bất kỳ đối thủ cạnh tranh thực sự nào, và điều này sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian dài”.
Hai năm đã tạo nên sự khác biệt lớn. Những lo ngại về việc Mỹ “vũ khí hóa” đồng đô la đã khiến Nam Bán cầu liên kết với nhau nhằm tìm ra một giải pháp thanh toán thay thế.
Các chuyên gia tin rằng việc vũ khí hóa đồng đô la Mỹ sẽ làm giảm sự thống trị của đồng tiền này khi thế giới chuyển sang các giải pháp thanh toán bằng nội tệ và đẩy nhanh các chính sách tạo điều kiện cho việc phi đô la hóa.
Dẫn đầu xu hướng phi đô la hóa là liên minh BRICS, hiện gồm 10 thành viên là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). BRICS hiện đang tích cực thúc đẩy việc triển khai đồng tiền chung của khối để thay thế đồng đô la Mỹ
Tại hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) vào ngày 11/6 tại Nga, bộ trưởng kinh tế của các nước thành viên BRICS thông báo rằng việc hoàn tất kế hoạch phi đô la hóa đang ở giai đoạn cuối cùng. Các đại diện BRICS cũng xác nhận khối đang phát triển một hệ thống thanh toán mới nhằm đối trọng với đồng đô la Mỹ.
Ngoài ra, nhiều quốc gia đã tăng tốc đa dạng hóa nguồn dự trữ của mình bằng cách tăng cường nắm giữ vàng và sử dụng đồng nội tệ cho các giao dịch quốc tế. Vào đầu tháng 4, truyền thông Ấn Độ đưa tin Bộ Ngoại giao nước này đã thông báo rằng Ấn Độ và Malaysia đang bắt đầu thanh toán thương mại bằng đồng rupee Ấn Độ. Trước đó, Ấn Độ đã tiến hành phần lớn giao dịch năng lượng với Nga bằng đồng rupee hoặc rúp.
Hơn thế nữa, máy tính lượng tử này còn được tuyên bố tiêu thụ năng lượng ít hơn 30.000 lần so với máy tính truyền thống khi thực hiện phép tính tương tự.
Tổng dòng vốn đổ vào các thị trường mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, trong năm ngoái đã tăng lên 110 tỷ USD - tương đương 0,6% sản lượng kinh tế của các nước này, mức cao nhất kể từ năm 2018.
Ngày 12/7, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, kim ngạch thương mại Nga - Trung trong 6 tháng đầu năm nay đạt 116,8 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
BoK đã giữ nguyên lãi suất chuẩn lần thứ 12 liên tiếp, đồng thời ngụ ý sẽ cắt giảm lãi suất trong tương lai nếu tình trạng giảm phát hiện nay vẫn tiếp diễn.
Siêu đô thị Trùng Khánh, nằm dọc thượng nguồn sông Dương Tử, đang hứng chịu những trận mưa rất lớn. Song, tình hình còn cấp bách hơn khi Đập Tam Hiệp đang chuẩn bị cho một đợt xả lũ mới.
Giá vàng giữ ổn định trên mốc quan trọng 2,400 USD/oz vào ngày thứ Sáu (12/07), và hướng đến ghi nhận tuần tăng thứ 3 liên tiếp, khi nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm hạ lãi suất.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.