Đồng minh Nga hành động bất ngờ sau động thái "nổi loạn" với Ukraine: Moscow mất loạt hợp đồng triệu đô
21:40 09/01/2025
Một nước đồng minh của Nga đã bất ngờ tuyên bố chấm dứt nhiều hợp đồng cung cấp vũ khí với Moscow. Chuyện gì xảy ra?
Serbia bất ngờ hủy loạt hợp đồng vũ khí với Nga
Tờ Lenta (Nga) ngày 8/1 đưa tin, đồng minh truyền thống của Nga tại vùng Balkan là Serbia đã bất ngờ chấm dứt một loạt hợp đồng cung cấp vũ khí với Moscow.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Serbia, tướng Milan Mojsilovic, cho biết động thái của nước này xuất phát từ "tình hình bất ổn trên thế giới".
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Serbia - Tướng Milan Mojsilovic. Ảnh: Lenta
Trả lời câu hỏi của tờ Serbia Novosti rằng liệu có phải các lệnh trừng phạt đối với Moscow khiến Belgrade khó sử dụng vũ khí Nga hay không, ông Mojsilovic nói quân đội Serbia đang tìm cách bảo dưỡng thiết bị quân sự của mình, bởi vũ khí có nguồn gốc Liên Xô và Nga vẫn hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới, và được sản xuất tại nhiều quốc gia theo giấy phép.
Trước đó, Serbia được cho là "đã gần như đồng ý" thỏa thuận mua chiến đấu cơ từ Pháp, sau khi từ bỏ ý định mua máy bay Nga do cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo Lenta, có thông tin cho biết Belgrade đang gặp phải một số vấn đề liên quan tới việc bảo dưỡng vũ khí từ thời Liên Xô, và không thể mua phụ tùng thay thế từ Nga do tình hình chính trị quốc tế.
Cũng trong buổi trả lời phóng viên, tướng Mojsilovic lưu ý thêm rằng, Serbia đã hủy một số hợp đồng và hoãn một số hợp đồng khác với hy vọng "tình hình quan hệ quốc tế ở cấp độ toàn cầu sẽ bình thường hóa để cho phép thực hiện các thỏa thuận hiện có giữa hai nước".
"Việc chuyển giao vũ khí mới từ Nga là điều không thể ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi đang tìm cách vượt qua tình hình mới phát sinh thông qua các kênh ngoại giao" – Ông Mojsilovic nói.
Theo Lenta, mặc dù thông tin về các hợp đồng bị hủy bỏ chưa được công bố cụ thể, nhưng các thỏa thuận mua bán vũ khí thường có giá trị lên tới hàng trăm triệu USD.
Moscow phản ứng
Phản ứng trước quyết định của Serbia, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga về các vấn đề quốc tế Vladimir Dzhabarov cho rằng, giới lãnh đạo Serbia, đặc biệt là Tổng thống Aleksandar Vucic, đang chịu áp lực liên tục từ phía các quốc gia NATO.
Ông Dzhabarov cho rằng, đối với Serbia, điều quan trọng là phải thể hiện lập trường trung lập của nước này với phương Tây, và đó "là quyền của Serbia".
"Tuy nhiên, như thường lệ, những điều như vậy vẫn không dẫn đến đâu. Chúng tôi vẫn có mối quan hệ tốt đẹp nhất với Serbia và tôi tin rằng chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển chúng" – Ông Dzhabarov nói.
Serbia bất ngờ chấm dứt các hợp đồng cung cấp vũ khí với Nga. Ảnh: RBC
Truyền thông Nga tố Serbia là đồng minh "nổi loạn"
Cùng bình luận về sự kiện này, hãng tin RBC (Nga) dẫn báo cáo của Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC) cho biết, trong bối cảnh phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt, vị thế của Moscow trong các lĩnh vực thương mại nhạy cảm nhất, như năng lượng, sản phẩm luyện kim và vũ khí – đang bị tấn công.
RIAC dự đoán rằng, trong bối cảnh áp lực trừng phạt ngày càng tăng từ phương Tây đối với các công ty Nga, xu hướng giảm nhập khẩu của Serbia đối với Nga vẫn sẽ tiếp tục.
Ngoài tác động từ các biện pháp trừng phạt, RBC lưu ý, Serbia trong thời gian qua đã có hành động gây căng thẳng với Nga khi cung cấp cho Ukraine các loại tên lửa và đạn dược thông qua nước thứ ba.
Các báo cáo về sự xuất hiện của vũ khí Serbia trong khu vực xung đột ở Ukraine được ghi nhận lần đầu tiên vào tháng 2/2023.
Những bức ảnh chụp tài liệu rò rỉ được công bố qua mạng xã hội X cho thấy Kiev nhận được tên lửa do công ty Krusik (Serbia) phân phối để dùng cho hệ thống phóng loạt. Số lượng lên tới 3.500 tên lửa cỡ nòng 122mm. Đơn vị xuất khẩu trực tiếp cho Kiev là công ty Thổ Nhĩ Kỳ Arca Savunma Sanayi Ticaret Limited. Thông tin sau đó được đăng tải trên website Bộ Quốc phòng Ukraine.
Theo RBC, Điện Kremlin sau đó đã tuyên bố "sẽ không bỏ qua vấn đề này".
Trang News.ru (Nga) gọi Serbia và Armenia - hai nước đang cung cấp vũ khí cho Ukraine - là những "đồng minh nổi loạn" của Nga.
Đáng lưu ý, theo trang này, vào tháng 10/2024, trong một động thái "đâm sau lưng" Moscow, Tổng thống Vucic đã ký tuyên bố lên án hành động của Nga tại Ukraine và bày tỏ cam kết tiếp tục ủng hộ Kiev.
Thông tin trên trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc hôm nay (9/1) cho biết, gần đây Trung Quốc đã phát hiện một cụm ca nhiễm biến thể nhánh Ib của bệnh đậu mùa khỉ,...
Gió Santa Ana - hiện tượng gió phơn thường hay xảy ra ở Nam California và Bắc Baja California với tính chất khô nóng được xác định là nguyên nhân gây ra vụ cháy kinh hoàng.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khối BRICS, cho biết các biện pháp được Liên minh châu Âu (EU) đưa ra nhằm bảo vệ các doanh nghiệp khỏi các khoản trợ cấp của nước ngoài là rào cản đối với thương mại và đầu tư.
Trong động thái mới nhất nhằm bảo vệ đồng nội tệ, Trung Quốc vừa công bố kế hoạch phát hành trái phiếu quy mô lớn chưa từng có tại thị trường Hồng Kông. Đây được xem là chiến lược then chốt để hút bớt thanh khoản dư thừa và hỗ trợ tỷ giá.
Nếu tháng 4 thử nghiệm thành công, đây chính xác là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy Nhật Bản, quốc gia rời khỏi cuộc đua chip tiên tiến kể từ năm 2010, chính thức quay trở lại cuộc chơi.
Khởi động năm 2025, doanh số phát hành trái phiếu đô la của khối doanh nghiệp đã đạt kỷ lục 83 tỷ USD. Nhu cầu của các nhà đầu tư đang tăng mạnh và doanh nghiệp đã tận dụng điểm này để huy...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.