Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump liên tục ngỏ ý muốn mua Greenland - một hòn đảo có vị trí địa chiến lược và giàu tài nguyên khoáng sản.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố muốn biến Greenland thành một phần của Mỹ, thậm chí không loại trừ khả năng dùng sức mạnh quân sự hoặc kinh tế để giành được hòn đảo giàu khoáng sản và có tầm quan trọng chiến lược này.
“Greenland là một nơi tuyệt vời. Người dân sẽ được hưởng lợi rất nhiều nếu hòn đảo trở thành một phần của chúng ta” - Reuters dẫn lời ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social hôm 6-1.
Ông Trump lần đầu bày tỏ mong muốn mua hòn đảo 57.000 dân này từ Đan Mạch vào năm 2019 nhưng bị từ chối.
Tại sao ông Trump muốn Mỹ có Greenland?
Greenland - một phần NATO thông qua tư cách thành viên của Đan Mạch - có ý nghĩa chiến lược với quân đội Mỹ và hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo của nước này nhờ tuyến đường ngắn nhất từ châu Âu tới Bắc Mỹ cần thông qua hòn đảo này.
Ngoài ra, quân đội Mỹ duy trì hiện diện thường trực tại căn cứ không quân Pituffik ở phía Tây Bắc Greenland. Mỹ cũng quan tâm tới việc mở rộng sự hiện diện quân sự, bao gồm đặt radar tại đây để giám sát vùng biển giữa Greenland, Iceland và Anh, nơi là cửa ngõ cho các tàu hải quân và tàu ngầm hạt nhân của Nga.
Theo ông Ulrik Pram Gad - chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch, về mặt địa lý, Greenland là một phần của lục địa Bắc Mỹ. Do đó, Mỹ cần ngăn chặn mọi cường quốc thiết lập chỗ đứng trên hòn đảo này.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Bloomberg
Thủ phủ Nuuk thậm chí còn gần New York hơn cả với thủ đô Copenhagen của Đan Mạch. Nơi đây tự hào về khoáng sản phong phú, cùng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
Một cuộc khảo sát năm 2023 cho thấy Ủy ban châu Âu coi 25/34 loại khoáng sản được tìm thấy ở Greenland là "nguyên liệu thô quan trọng". Trong số này gồm một lượng lớn vật liệu dùng trong pin, như than chì và lithium, cũng như đất hiếm dùng trong xe điện và tua bin gió.
Greenland cấm khai thác dầu và khí đốt tự nhiên vì lý do môi trường. Sự phát triển của ngành khai khoáng vấp phải sự phản đối của người dân cùng thủ tục hành chính rườm rà. Do đó, nền kinh tế của Greenland phụ thuộc vào đánh bắt cá, chiếm hơn 95% kim ngạch xuất khẩu. Trợ cấp hàng năm từ Đan Mạch - khoảng 1 tỉ USD - chiếm hơn một nửa ngân sách công.
Greenland thuộc về quốc gia nào?
Greenland là một phần của Đan Mạch trong hơn 600 năm nhưng hiện tự kiểm soát hầu hết vấn đề nội bộ và là lãnh thổ tự trị. Nếu tình trạng pháp lý của hòn đảo thay đổi, Đan Mạch cần sửa đổi hiến pháp.
Năm 2009, hòn đảo được trao quyền tự chủ rộng rãi, bao gồm quyền tuyên bố độc lập khỏi Đan Mạch thông qua trưng cầu dân ý.
Lãnh đạo Greenland Mute Egede - người đẩy mạnh nỗ lực giành độc lập - nhiều lần tuyên bố hòn đảo không phải để bán và người dân cần tự quyết định vận mệnh. Ông Egede đã hội đàm tại Copenhagen vào hôm 8-1 với Vua Frederik, có khả năng chủ yếu xoay quanh những phát biểu mới nhất của tổng thống đắc cử Mỹ.
Năm 2019, cả Greenland và Đan Mạch đều từ chối lời đề nghị mua hòn đảo của ông Trump.
Khi Greenland vẫn còn là thuộc địa, Mỹ dưới thời Tổng thống Harry Truman tìm cách mua hòn đảo như một tài sản chiến lược trong Chiến tranh Lạnh với giá 100 triệu USD nhưng Copenhagen không chấp nhận.
Hôm 7-1, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nhấn mạnh: "Chúng tôi cần hợp tác rất chặt chẽ với Mỹ. Mặt khác, tôi muốn khuyến khích mọi người tôn trọng, người Greenland là một dân tộc, chỉ có Greenland mới quyết định và định hình tương lai của Greenland".
Nếu Greenland độc lập thì sao?
Nếu Greenland độc lập, họ có thể chọn liên kết với Mỹ. Mặc dù phần lớn người dân muốn độc lập, có ý kiến trái chiều về thời điểm cũng như tác động tới cuộc sống hiện tại.
Họ cho rằng độc lập hoàn toàn là không khả thi vì hòn đảo phụ thuộc kinh tế vào Đan Mạch, một phần của Liên minh châu Âu thịnh vượng. Ông Pram Gad cho rằng Greenland khó tách khỏi Đan Mạch nếu không đảm bảo phúc lợi cho người dân.
Các chính trị gia Greenland từ năm 2019 nhiều lần tuyên bố họ quan tâm đến việc tăng cường hợp tác và thương mại với Mỹ. Một phương án được suy xét là hình thành một hiệp ước “liên kết tự do” với Mỹ, tương tự tình trạng của các quốc đảo Thái Bình Dương là Quần đảo Marshall, Micronesia và Palau.
Tuy nhiên, Aaja Chemnitz - một thành viên Quốc hội Đan Mạch người Greenland - cho rằng nên bác bỏ thẳng thừng ý tưởng để Washington tiếp quản hòn đảo. “Chúng tôi không muốn trở thành quân cờ trong giấc mộng mở rộng đế chế của ông Trump” - bà nói.
Thông tin trên trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc hôm nay (9/1) cho biết, gần đây Trung Quốc đã phát hiện một cụm ca nhiễm biến thể nhánh Ib của bệnh đậu mùa khỉ,...
Gió Santa Ana - hiện tượng gió phơn thường hay xảy ra ở Nam California và Bắc Baja California với tính chất khô nóng được xác định là nguyên nhân gây ra vụ cháy kinh hoàng.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khối BRICS, cho biết các biện pháp được Liên minh châu Âu (EU) đưa ra nhằm bảo vệ các doanh nghiệp khỏi các khoản trợ cấp của nước ngoài là rào cản đối với thương mại và đầu tư.
Trong động thái mới nhất nhằm bảo vệ đồng nội tệ, Trung Quốc vừa công bố kế hoạch phát hành trái phiếu quy mô lớn chưa từng có tại thị trường Hồng Kông. Đây được xem là chiến lược then chốt để hút bớt thanh khoản dư thừa và hỗ trợ tỷ giá.
Nếu tháng 4 thử nghiệm thành công, đây chính xác là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy Nhật Bản, quốc gia rời khỏi cuộc đua chip tiên tiến kể từ năm 2010, chính thức quay trở lại cuộc chơi.
Khởi động năm 2025, doanh số phát hành trái phiếu đô la của khối doanh nghiệp đã đạt kỷ lục 83 tỷ USD. Nhu cầu của các nhà đầu tư đang tăng mạnh và doanh nghiệp đã tận dụng điểm này để huy...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.