• CIM 11.58 0.00(0.01%)
  • VNI 1229.23 5.88(0.48%)
  • BTC 93726.46 254.01(0.27%)
  • GOLD 3297.714 51.120(1.53%)
  • WTI 61.92 0.81(1.29%)
  • EUR/USD 1.13546 0.00329(0.29%)
  • EUR/GBP 0.85277 0.00068(0.08%)
  • USD/CHF 0.82902 0.00224(0.27%)
  • USD/JPY 143.343 0.780(0.55%)
  • USD/CAD 1.38856 0.00361(0.26%)
  • GBP/USD 1.33148 0.00240(0.18%)
  • CAD/CHF 0.59692 0.00000(0.00%)
  • AUD/USD 0.63779 0.00300(0.47%)
  • NZD/USD 0.59548 0.00387(0.65%)
  • CIM 11.58 0.00(0.01%)
  • VNI 1229.23 5.88(0.48%)
  • BTC 93726.46 254.01(0.27%)
  • GOLD 3297.714 51.120(1.53%)
  • WTI 61.92 0.81(1.29%)
  • EUR/USD 1.13546 0.00329(0.29%)
  • EUR/GBP 0.85277 0.00068(0.08%)
  • USD/CHF 0.82902 0.00224(0.27%)
  • USD/JPY 143.343 0.780(0.55%)
  • USD/CAD 1.38856 0.00361(0.26%)
  • GBP/USD 1.33148 0.00240(0.18%)
  • CAD/CHF 0.59692 0.00000(0.00%)
  • AUD/USD 0.63779 0.00300(0.47%)
  • NZD/USD 0.59548 0.00387(0.65%)

Đại dịch và chiến tranh giúp Nhật Bản vùng thoát ra khỏi kỷ nguyên giảm phát

14:56 10/11/2023

Trong 25 năm, Nhật Bản đã xoay sở sử dụng mọi công cụ của ngân hàng trung ương để kích giá cả tăng và vực dậy nền kinh tế vốn trong tình trạng gần như đứng im nhưng không thành công. Thế nhưng, liệu pháp cho tình trạng bế tắc của nền kinh tế lớn thứ tư thế giới lại là đại dịch Covid-19 và chiến tranh.

Đại dịch và chiến tranh giúp Nhật Bản vùng thoát ra khỏi kỷ nguyên giảm phát

Với mức lương được cải thiện, người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận trả nhiều hơn cho các sản phẩm đang giá. Ảnh: EPA/Shutterstock

Tin vui khi giá cả tăng

Chi phí năng lượng và thực phẩm cao hơn do tác động cuộc cuộc xung đột Nga-Ukraine cùng với những khó khăn trong chuỗi cung ứng từ thời kỳ Covid-19 đang mang đến một kết thúc bất ngờ cho kỷ nguyên giảm phát và tăng trưởng trì trệ của Nhật Bản. Hiện tại, các doanh nghiệp của Nhật Bản đã tăng giá đáng kể và tiền lương của người lao động bắt đầu nhích lên.

“Điều này giống như kiểu trong cái rủi lại có cái may. Nhờ những thảm họa này (dịch bệnh và chiến tranh), tâm lý giảm phát đã biến mất”,  Etsuro Honda, cố vấn kinh tế của cố Thủ tướng Shinzo Abe bình luận.

Lạm phát ở Nhật Bản đang ở mức 3% và tiền lương trong nước đang tăng lên, dù chậm hơn so với tốc độ tăng giá cả. Hồi cuối tháng 10, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) dự đoán, lạm phát cơ bản của đất nước sẽ tăng 2,8% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3-2025, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp giá tăng vượt mục tiêu. Dù Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn nhưng các nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách tin rằng, nước này cũng có cơ hội để đẩy lùi tình trạng giảm phát vĩnh viễn.

Chihiro Ohno, một nữ diễn viên và nhân viên bán thời gian tại một cửa hàng gốm sứ, đã để mắt đến một đôi khuyên tai trong nhiều năm. Gần đây, cô phát hiện giá đôi khuyên tai đã tăng lên mức khoảng 200 đô la Mỹ, cao hơn 50% so với mức giá mà cô nhớ.

Ohno muốn mua trang sức này để làm quà cho một người bạn. “Tôi muốn quay lại cửa hàng và mua nó ngay khi có thể, khi lương của tôi tăng lên”, cô nói.

Ông chủ của cô, Hiroyuki Okami thông báo cô sắp được tăng lương. Gần đây, ông đã tăng lương lần thứ hai trong một năm sau khi khách hàng sẵn sàng chấp nhận giá các mặt hàng gốm sứ tăng lần đầu tiên.

Nhà kinh tế Tsutomu Watanabe của Đại học Tokyo, cho biết thế hệ trẻ người Nhật đã quen với việc giá cả và tiền lương cố định và những kỳ vọng giá vẫn thấp trong tương lai khiến hàng hóa không thể nhích lên.

“Bây giờ, những người ở độ tuổi 20, 30 hoặc đầu 40 đang trải qua thực tế về lạm phát nên kỳ vọng lạm phát của họ đang thay đổi. Tôi nghĩ xu hướng tăng lạm phát và tăng lương hiện tại  là bền vững”, Watanabe nói.

Giảm phát như căn bệnh mãn tính

Sau đợt tăng thuế của chính phủ và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Nhật Bản rơi vào tình trạng giảm phát toàn diện, dù BoJ đã hạ lãi suất xuống 0. Xói mòn giá cả trên toàn nền kinh tế thường khiến đầu tư kinh doanh suy yếu, cắt giảm lương và tâm trạng bi quan.

Haruhiko Kuroda, người trở thành thống đốc BoJ vào năm 2013 đã ví tình trạng giảm phát của Nhật Bản như một căn bệnh mãn tính. “Những căn bệnh như vậy có xu hướng gây ra tương đối ít đau đớn cho bệnh nhân nhưng vì lý do đó, chúng có thể là kẻ giết người thầm lặng, âm thầm hủy hoại toàn bộ cơ thể”, ông nói trong một bài phát biểu năm 2016.

Năm 1999, BoJ là là ngân hàng trung ương tiên áp dụng chính sách lãi suất bằng 0. Đây cũng là nước đầu tiên thử nới lỏng định lượng, bao gồm mua thêm nợ chính phủ từ các ngân hàng thương mại. Mục đích là nới lỏng các điều kiện tín dụng và khuyến khích cho vay.

Kuroda nghĩ rằng giải pháp đó vẫn chưa đủ nên đã tung ra được chính sách “bazooka” : mở rộng đáng kể hoạt động mua trái phiếu chính phủ dài hạn, nợ doanh nghiệp và chứng khoán.

Ông cam kết sẽ đạt được lạm phát 2% trong vòng hai năm. Khi mục tiêu lạm phát tỏ ra khó nắm bắt, Kuroda dấn thêm một bước nữa là đưa lãi suất ngắn hạn xuống mức âm. Trong bài phát biểu năm 2016, ông gọi đây là “sự nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ nhất trong lịch sử ngân hàng trung ương hiện đại”. Vài tháng sau, ông cũng đưa ra cam kết giữ lãi suất dài hạn ở mức 0.

Cả Kuroda và ông Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản thời điểm đó đều tin rằng, những tuyên bố mạnh mẽ như vậy có thể thay đổi tâm lý quốc gia. Lạm phát đã chuyển sang vùng tích cực và Abe thường đề cập đến về hàng triệu việc làm mới được tạo ra dưới thời chính quyền của ông. Tuy nhiên, ông ít nói về mức lương hầu như không khác biệt so với 25 năm trước từ những công việc đó.

Cuối cùng, những phát biểu hùng hồn của Kuroda đã không thay đổi được tâm lý của cả nước. Việc nới lỏng định lượng cũng cần được xem xét lại vì nhiều nhà kinh tế tin rằng chính sách này có tác dụng kích thích hạn chế cả về lý thuyết lẫn thực tế.

Doanh nghiệp tăng lương và đầu tư

Đại dịch Covid-19 ban đầu làm trầm trọng thêm vấn đề giảm phát của Nhật Bản. Sau đó, chiến tranh ở Ukraine đã đẩy giá hàng hóa lên cao, đặc biệt là dầu, khí đốt tự nhiên và ngũ cốc. Trong khi đó, sự sụt giảm giá trị của đồng yen so với đô la Mỹ đã đẩy chi phí nhập khẩu tính theo đồng yen lên cao. Vào tháng 4-2022, tỷ lệ lạm phát ở Nhật Bản đạt 2,5%, vượt mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.

Lúc đầu, các công ty đã xin lỗi rất nhiều vì đã tăng giá bán hàng và có vẻ như doanh nghiệp sẽ dừng tăng giá khi cú sốc chi phí giảm bớt. Okami, chủ cửa hàng đồ gốm, trả nhiều tiền hơn để đốt lò nung điện và mua đất sét, men và các vật liệu khác. Vì vậy, ông tăng giá các sản phẩm lên từ 20-25% hồi tháng 9-2022 và hồi hộp chờ phản ứng của khách hàng. Điều bất ngờ là khách hàng vui vẻ trả thêm tiền.

Ayumi Kinoshita, người mua đĩa sứ từ cửa hàng của Okami cho một nhà hàng ẩm thực Thái Lan do cô điều hành ở Tokyo, đã ba lần tăng giá thực đơn lên tổng cộng hơn 20% vì chi phí cao hơn, bao gồm cả chi phí cho đĩa.

“Hầu hết khách hàng đều nghĩ rằng điều đó là không thể tránh khỏi”, cô nói. Cuối năm ngoái, Kinoshita đã tăng lương cho nhân viên từ 5-8% và dự định tăng thêm một đợt nữa.

Năm ngoái, Asahi Shuzo, nhà sản xuất rượu sake ở miền tây của Nhật Bản, bắt đầu sáng kiến tăng gấp đôi lương trong 5 năm tiếp theo. Kazuhiro Sakurai, Chủ tịch của công ty này, gọi đây là “sự đầu tư chủ động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường”.

Ông cho rằng, Nhật Bản cần phải từ bỏ phương châm “chất lượng tốt hơn với giá thấp hơn” thay vào đó tìm kiếm “giá trị cao hơn với giá cao hơn”.

Fast Retailing, công ty mẹ của chuỗi cửa hàng thời trang Uniqlo đã tăng giá và gần đây tăng lương cho nhân viên lên tới 40%.

Tính trung bình, các công ty Nhật Bản đồng ý tăng lương 3,58% trong các cuộc đàm phán hàng năm vào mùa xuân vừa qua. Đây là  mức tăng lương mạnh mẽ của họ trong ba thập niên qua. Theo Viện nghiên cứu NLI ở Tokyo, các công ty Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vốn với số tiền kỷ lục, với tổng vốn đầu tư hàng năm dự kiến lên tới 100 nghìn tỉ yên, tương đương 665 tỉ đô la, trong năm nay và năm tới.

Điều đó cho cho thấy Nhật Bản đang chuyển sang một nền kinh tế năng động hơn. Nhật Bản tăng trưởng ở mức 4,8% hàng năm trong quí từ tháng 4 đến tháng 6, và dự kiến tiếp tục tăng trưởng trong năm tới.

BOJ vẫn thận trọng

Tuy nhiên, Kazuo Ueda, Thống đốc hiện tại của BOJ, không chắc chắc tâm lý chấp nhận giá cả tăng sẽ bền vững. Vì vậy, ông vẫn kiềm chế tăng lãi suất đáng kể. Điều đáng lo ngại nhất đối với BOJ là tiền lương dù có tăng nhưng vẫn chưa theo kịp lạm phát.

Trong một bài phát biểu tuần này, Ueda cho biết, rất phấn khởi khi thấy các công ty tăng lương và giá cả, nhưng vẫn chưa rõ liệu chu kỳ tốt đẹp này có mạnh mẽ thêm nữa hay không.

Etsuro Honda, cựu cố vấn của ông Shinzo Abe, lo ngại Thủ tướng Fumio Kishida có thể tăng thuế để đáp ứng nhu cầu tăng chi tiêu quốc phòng. Ông cảnh báo, việc tăng thuế ở giai đoạn này sẽ có tác động lớn đến tâm lý người dân.

Kishida dường như đã chú ý đến mối lo ngại đó. Đầu tháng này, ông tuyên bố vào năm tới, chính phủ sẽ thực hiện đợt cắt giảm thuế thu nhập một lần, trị giá vài trăm đô la cho mỗi hộ gia đình. Đây là một phần của gói kích thích kinh tế trị giá 113 tỉ  đô la của chính phủ Nhật Bản nhằm khuyến khích các công ty tiếp tục tăng lương.

Watanabe, nhà kinh tế của Đại học Tokyo, nói nếu dấu hiệu nhỏ cho thấy đất nước hướng trở lại vùng giảm phát, chính phủ phải hành động mạnh mẽ để ngăn chặn.

“Nếu cơ hội đẩy lùi giảm phát này bị bỏ lỡ, cơ hội khác sẽ không sớm đến”, ông nói.

Theo WSJ

Giá nhà ở Mỹ lập kỷ lục trong gần 4 thập kỷ
Giá nhà ở Mỹ lập kỷ lục trong gần 4 thập kỷ
1 năm trước
Lãi suất tăng cao và tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà đang khiến việc mua nhà đối với người Mỹ trở nên khó khăn nhất trong gần 4 thập kỷ.
Trung Quốc tính giá điện theo giá thị trường
Trung Quốc tính giá điện theo giá thị trường
1 năm trước
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã có bước đột phá trong xây dựng chính sách tính phí truyền tải, phân phối điện theo cách tách rời từng mục nhỏ.
Mỹ bất ngờ phát hiện 'kho báu hiếm' cả thế giới khao khát, trị giá có thể lên tới 899 nghìn tỷ đồng, đã chờ 71 năm mới xuất hiện lần hai
Mỹ bất ngờ phát hiện 'kho báu hiếm' cả thế giới khao khát, trị giá có thể lên tới 899 nghìn tỷ đồng, đã chờ 71 năm mới xuất hiện lần hai
1 năm trước
Mỏ trị giá 2 triệu USD nhưng có thể chứa kho báu trị giá 899 nghìn tỷ đồng, thực hư thế nào?
Chủ tịch Fed 'chưa tự tin' chính sách đã đủ thắt chặt
Chủ tịch Fed 'chưa tự tin' chính sách đã đủ thắt chặt
1 năm trước
Jerome Powell cho biết dù lạm phát đã chậm lại, ông và các đồng nghiệp không chắc chắn họ đã làm đủ để đưa số liệu này về mục tiêu.
Được mệnh danh là 'nước Mỹ thu nhỏ', 'gã khổng lồ' của Warren Buffett đang phát đi những 'tín hiệu báo động' cho nền kinh tế lớn nhất thế giới: Suy thoái không còn cách xa!
Được mệnh danh là 'nước Mỹ thu nhỏ', 'gã khổng lồ' của Warren Buffett đang phát đi những 'tín hiệu báo động' cho nền kinh tế lớn nhất thế giới: Suy thoái không còn cách xa!
1 năm trước
Tập đoàn của Warren Buffett có quy mô lớn và đa dạng các mảng kinh doanh đến mức nhiều người coi đây là phiên bản thu nhỏ của nền kinh tế Mỹ.
Đức tung gói trợ giá điện 12 tỷ euro cho ngành sản xuất
Đức tung gói trợ giá điện 12 tỷ euro cho ngành sản xuất
1 năm trước
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết gói trợ giá điện cho ngành sản xuất sẽ tiêu tốn đến 12 tỷ USD chỉ trong năm 2024.
Ngân hàng lớn nhất thế giới của Trung Quốc bị tấn công mạng, phải giao dịch bằng USB
Ngân hàng lớn nhất thế giới của Trung Quốc bị tấn công mạng, phải giao dịch bằng USB
1 năm trước
Ngân hàng lớn nhất thế giới vừa trở thành nạn nhân của một vụ tấn công mạng khiến hoạt động giao dịch gặp sự cố. Nhà băng này phải gửi lệnh giao dịch bằng USB.
Moody's: Ngành ngân hàng đối mặt rủi ro từ lạm phát​
Moody's: Ngành ngân hàng đối mặt rủi ro từ lạm phát​
1 năm trước
Phát biểu tại Diễn đàn toàn cầu Reuters Next do hãng tin Reuters (Anh) tổ chức, Giám đốc điều hành của hãng xếp hạng tín dụng Moody's Ana Arsov cho biết ngành ngân hàng vẫn chưa thoát khỏi rủi ro từ lạm...
Ngân hàng lớn nhất thế giới bị hack, buộc phải thực hiện giao dịch qua USB
Ngân hàng lớn nhất thế giới bị hack, buộc phải thực hiện giao dịch qua USB
1 năm trước
Chi nhánh Mỹ của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) vừa bị tấn công mạng khiến các giao dịch với trái phiếu Kho bạc Mỹ bị gián đoạn.
Nhật Bản lên kế hoạch trợ cấp 13 tỉ đô la để lấy lại vị thế cường quốc chip
Nhật Bản lên kế hoạch trợ cấp 13 tỉ đô la để lấy lại vị thế cường quốc chip
1 năm trước
(KTSG Online) - Nhật Bản sẽ phân bổ trợ cấp tổng cộng 2.000 tỉ yen (13 tỉ đô la Mỹ) để thúc đẩy đầu tư vào ngành công nghiệp chip và lấy lại vị thế cường
Chỉ một thủ thuật, đây là cách công ty điện lực ở một quốc gia châu Âu bán điện giá cao gấp 18 lần, kiếm lời tới 238% ngay cả trong đại dịch
Chỉ một thủ thuật, đây là cách công ty điện lực ở một quốc gia châu Âu bán điện giá cao gấp 18 lần, kiếm lời tới 238% ngay cả trong đại dịch
1 năm trước
Hoạt động này không hề bất hợp pháp và các nhà sản xuất cần tránh thua lỗ trong thị trường thường xuyên biến động và giá thấp.
Mỹ: Lãi suất cho vay thế chấp giảm mạnh nhất trong gần 16 tháng
Mỹ: Lãi suất cho vay thế chấp giảm mạnh nhất trong gần 16 tháng
1 năm trước
Lãi suất của các loại hình cho vay thế chấp nhà ở phổ biến nhất tại Mỹ trong tuần trước đã giảm mạnh nhất trong gần 16 tháng, do thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ phục hồi khiến lãi suất cơ bản được sử dụng để ấn định chi phí cho vay mua nhà giảm.
Thứ Sáu, 25/04/2025
13:00
   
United_KingdomGBPUnited_Kingdom
   
Thực tế: 0.4%
Dự báo: -0.3%
Trước đó: 0.7%
0.4%
-0.3%
0.7%
13:00
   
United_KingdomGBPUnited_Kingdom
   
Thực tế: 2.6%
Dự báo: 1.8%
Trước đó: 2.2%
2.6%
1.8%
2.2%
13:45
   
FranceEURFrance
   
Thực tế: 99
Dự báo: 96
Trước đó: 96
99
96
96
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
28 phút nữa
   
IndiaINRIndia
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 11.0%
11.0%
28 phút nữa
   
IndiaINRIndia
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 677.84B
677.84B
28 phút nữa
   
IndiaINRIndia
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 10.1%
10.1%
19:00
   
BrazilBRLBrazil
   
Thực tế:
Dự báo: 5.49%
Trước đó: 5.26%
5.49%
5.26%
19:00
   
BrazilBRLBrazil
   
Thực tế:
Dự báo: 0.43%
Trước đó: 0.64%
0.43%
0.64%
Khối ngoại trở lại bán ròng 640 tỷ đồng trong phiên 25/4, tâm điểm là bluechipKhối ngoại trở lại bán ròng 640 tỷ đồng trong phiên 25/4, tâm điểm là bluechip
27 phút trước
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
Thị trường phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ nổi sóngThị trường phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ nổi sóng
1 giờ trước
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Trung Quốc cam kết tăng hỗ trợ kinh tếTrung Quốc cam kết tăng hỗ trợ kinh tế
1 giờ trước
Giới chức Trung Quốc sẽ tăng biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động chịu ảnh hưởng từ thuế nhập khẩu của Mỹ.
Khai phá tiềm năng thị trường nội địa giữa bão thuế quanKhai phá tiềm năng thị trường nội địa giữa bão thuế quan
2 giờ trước
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu...
Khối ngoại bán ròng hơn 600 tỷ đồng phiên cuối tuầnKhối ngoại bán ròng hơn 600 tỷ đồng phiên cuối tuần
2 giờ trước
NĐT nước ngoài quay đầu rút ròng 640 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó tâm điểm là FPT, VIC và STB.
Lợi nhuận ngân hàng quý 1/2025 công bố đến chiều 25/4: Cập nhật Sacombank, MB, Kienlongbank,...Lợi nhuận ngân hàng quý 1/2025 công bố đến chiều 25/4: Cập nhật Sacombank, MB, Kienlongbank,...
2 giờ trước
Cập nhật đến chiều 25/4 đã có 21 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 1/2025.
Một ngân hàng báo lãi tăng ba con số trong quý I nhờ thu hơn 2.600 tỷ từ bán công ty tài chínhMột ngân hàng báo lãi tăng ba con số trong quý I nhờ thu hơn 2.600 tỷ từ bán công ty tài chính
3 giờ trước
Lợi nhuận trước thuế quý I của SeABank tăng đột biến gần 189% đạt 4.350 tỷ đồng, thực hiện hơn 67% kế hoạch lợi nhuận năm nhờ hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính Bưu điện PTF cho AEON Financial Service.
Trung Quốc cân nhắc miễn thuế cho một số hàng hóa MỹTrung Quốc cân nhắc miễn thuế cho một số hàng hóa Mỹ
3 giờ trước
Ngày 25/4, Reuters trích nguồn tin thân cận cho biết Trung Quốc đang cân nhắc hoãn áp thuế nhập khẩu 125% với một số hàng hóa Mỹ.
“Của để dành” cổ phiếu bảo hiểm“Của để dành” cổ phiếu bảo hiểm
5 giờ trước
(ĐTCK)  Là lĩnh vực đặc thù, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe trong quá trình hoạt động. Thế nên, khi đầu tư vào cổ phiếu nhóm ngành này cũng cần “nhìn sâu” vào doanh nghiệp.
Masan Group cho cổ đông 'xé túi mù' trong ĐHĐCĐ, có sản phẩm đặc biệt hợp tác với đội bóng hàng đầu thế giớiMasan Group cho cổ đông 'xé túi mù' trong ĐHĐCĐ, có sản phẩm đặc biệt hợp tác với đội bóng hàng đầu thế giới
6 giờ trước
Masan Consumer cho biết thời gian tới sẽ tập trung vào chiến lược cao cấp hoá sản phẩm và vươn ra thế giới.
Lãnh đạo IDICO nói về ảnh hưởng thuế quan đến các nhà đầu tư trong khu công nghiệpLãnh đạo IDICO nói về ảnh hưởng thuế quan đến các nhà đầu tư trong khu công nghiệp
6 giờ trước
Chủ tịch IDICO đánh giá, việc Mỹ áp thuế chắc chắn sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia khác và sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến mảng bất động sản khu công nghiệp.
Đến lượt Trung Quốc cân nhắc miễn trừ thuế quan với một số hàng hoá MỹĐến lượt Trung Quốc cân nhắc miễn trừ thuế quan với một số hàng hoá Mỹ
6 giờ trước
Theo Bloomberg, Trung Quốc đang cân nhắc miễn trừ thuế quan bổ sung cho các mặt hàng Mỹ như ethane và thiết bị y tế.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.