Cục Thống kê cho biết, giá xăng dầu, giá gạo giảm theo giá thế giới là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm 0,03% so với tháng trước; tăng 1,3% so với tháng 12/2024 và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, trong mức giảm 0,03% của CPI tháng 3/2025 so với tháng trước, có 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 8 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.
Cụ thể, 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:
- Nhóm giao thông giảm mạnh nhất với mức 1,41%. Trong đó: Chỉ số giá xăng giảm 3,61%; chỉ số giá dầu diezen giảm 4,67% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước; chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 1,75%, chủ yếu do nhu cầu đi lại của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán; dịch vụ trông giữ xe giảm 0,11% do nhu cầu giảm.
Ở chiều ngược lại, giá dịch vụ sửa chữa xe đạp tăng 0,51%; dịch vụ sửa chữa xe máy tăng 0,49% do chi phí nhân công tăng; phụ tùng ô tô tăng 0,39%; lốp, săm xe đạp tăng 0,12%; xe ô tô mới tăng 0,1%.
- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,05%, trong đó: Lương thực giảm 0,83% ; thực phẩm tăng 0,08% ; ăn uống ngoài gia đình giảm 0,03% .
- Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,04% do nhu cầu tiêu dùng giảm, trong đó giá rượu bia giảm 0,02%; đồ uống không cồn giảm 0,22%; riêng nhóm thuốc hút tăng 0,04% do giá đô la Mỹ tăng nên một số loại thuốc lá nhập khẩu tăng.
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3/2025 so với tháng trước
Trong khi đó, tám nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:
- Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,5% (tác động làm tăng CPI chung 0,09 điểm phần trăm), chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng sau: Giá thuê nhà tăng 1,09% do nhu cầu thuê nhà tăng cao.
Ngoài ra, giá bất động sản ở mức cao khiến nhiều chủ hộ tăng giá thuê để phù hợp với giá trị tài sản. Theo đó, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,25%. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,26% do giá xi măng, giá thép tăng theo chi phí nguyên vật liệu đầu vào như than, phôi thép, điện, chi phí nhân công tăng.
Ngược lại, một số nhóm có chỉ số giá tháng 3 giảm so với tháng trước: Giá dầu hỏa giảm 4,99% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng; giá điện sinh hoạt giảm 0,14%, nước sinh hoạt giảm 1,63% do nhu cầu tiêu dùng giảm sau Tết; giá gas giảm 0,46% do từ ngày 01/3/2025 giá gas trong nước điều chỉnh giảm 2.000 đồng/bình 12 kg theo xu hướng giảm của giá thế giới.
- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,21%, chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng: Nhóm đồ trang sức tăng 3,73% theo giá vàng thế giới; dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,17%; máy dùng điện cho chăm sóc cá nhân tăng 0,2%; dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng 0,31%. Ở chiều ngược lại, dịch vụ vệ sinh môi trường giảm 0,02%; đồng hồ đeo tay giảm 0,01%.
- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,18%, tập trung chủ yếu ở những mặt hàng sau: Du lịch trọn gói tăng 0,57% (du lịch ngoài nước tăng 0,77%; du lịch trong nước tăng 0,49%) do nhu cầu du lịch của người dân và chi phí dịch vụ tăng; nhóm hoa, cây cảnh, vật cảnh tăng 0,29%; khách sạn, nhà khách và thiết bị, dụng cụ thể thao cùng tăng 0,2%; tạp chí tăng 0,19%; ti vi màu tăng 0,11%.
- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%, trong đó, một số mặt hàng tăng: Giá máy giặt tăng 0,87%; máy điều hòa nhiệt độ tăng 0,48%; ổn áp điện tăng 0,38%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,15%; đèn điện thắp sáng tăng 0,14%; giường, tủ, bàn ghế tăng 0,12%; hàng dệt trong nhà tăng 0,11%; dịch vụ sửa chữa thiết bị trong gia đình tăng 0,23%; dịch vụ trong gia đình tăng 0,08%.
- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,13%, trong đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 0,14% do các địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, thời tiết miền Bắc chuyển sang nồm ẩm nên bệnh cảm cúm, đường hô hấp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, đường hô hấp, vitamin và khoáng chất của người dân tăng. Cụ thể, giá nhóm thuốc chống dị ứng tăng 0,32%; vitamin và khoáng chất tăng 0,12%; thuốc giảm đau, hạ sốt tăng 0,11%; thuốc tác dụng trên đường hô hấp tăng 0,1%; thuốc đường tiêu hóa tăng 0,08%.
- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,05%, trong đó, chỉ số giá vải các loại tăng 0,31%; quần áo may sẵn tăng 0,08%; may mặc khác tăng 0,06%; dịch vụ giày dép tăng 0,28%; dịch vụ may mặc tăng 0,17% do chi phí nhân công tăng. Ở chiều ngược lại, chỉ số giá giày dép giảm 0,09%; bít tất các loại giảm 0,12% do nhu cầu giảm.
- Nhóm giáo dục tăng 0,02% do giá văn phòng phẩm tăng 0,14%, trong đó bút viết các loại tăng 0,32%; sản phẩm từ giấy tăng 0,19%; văn phòng phẩm và đồ dùng học tập khác tăng 0,18%.
- Nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,02%, trong đó, thiết bị điện thoại tăng 0,05% do nhóm máy điện thoại di động thông thường và dịch vụ sửa chữa điện thoại tăng. Ở chiều ngược lại, giá phụ kiện điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 1,11%; máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,57%; máy điện thoại cố định giảm 0,06%.
CPI quý I/2025 tăng 3,22%
Trong cả quý I/2025, Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I/2025 tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024. Cụ thể: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 14,4%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,63%; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,11%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,78%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,26%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,16%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,57%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,17%; bưu chính viễn thông giảm 0,59%; giáo dục giảm 0,61%; giao thông giảm 2,4%.
Cục Thống kê cho biết, CPI quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,78% (góp phần làm CPI chung tăng 1,27 điểm phần trăm), trong đó chỉ số giá nhóm thịt lợn tăng 12,49% (tác động làm CPI chung tăng 0,42 điểm phần trăm) do thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong các dịp Lễ, Tết; chỉ số giá gạo tăng 0,97%; chỉ số giá thịt gia cầm tươi sống tăng 1,06%.
- Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,11% (làm CPI chung tăng 0,96 điểm phần trăm) do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng. Trong đó, chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 5,11% (góp phần làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm) do nhu cầu sử dụng điện tăng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024.
- Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 14,4% (làm CPI chung tăng 0,78 điểm phần trăm) do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế.
- Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,16% (góp phần làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm).
Bên cạnh đó, một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI quý I/2025, gồm:
- Chỉ số nhóm giao thông giảm 2,4% (góp phần làm CPI chung giảm 0,23 điểm phần trăm), trong đó giá xăng dầu giảm 9,73%; dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt giảm 6,06%.
- Chỉ số giá nhóm giáo dục giảm 0,61% (góp phần làm CPI chung giảm 0,04 điểm phần trăm) do trong năm học 2024-2025 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã miễn, giảm mức học phí cho các đối tượng theo quy định.
- Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,59% (góp phần làm CPI chung giảm 0,02 điểm phần trăm) do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đã được đưa ra thị trường một thời gian.
Lạm phát cơ bản tháng 3/2025 tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,22%) chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.
Cây cầu nối nhịp tỉnh Bắc Giang với tỉnh Bắc Ninh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế sẽ được triển khai trong năm 2025 và hoàn thành trong năm 2026.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
Phần lớn doanh nghiệp thép Việt, bao gồm Hoa Sen (HSG) đã tạm dừng xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ nhiều tháng trước, nhằm chủ động ứng phó với rủi ro thương mại.
Chỉ khi thực hiện một chiến lược chuyển đổi toàn diện, Việt Nam mới có thể vững vàng trước nguy cơ thương chiến toàn cầu và bứt phá lên một vị thế kinh tế cao hơn trên bản đồ thế giới.
Lãnh đạo Bảo hiểm PVI, Vietnam International Adjuster chia sẻ về bồi thường bảo hiểm, giám định tổn thất trong thảm họa tự nhiên tại tọa đàm "Bài học từ bão Yagi", phát sóng 9h ngày 8/4.
Từng gây tiếng vang trong lĩnh vực ẩm thực (F&B) tại Việt Nam, song Vua Cua (thương hiệu chuyên về cua) phải tuyên bố chính thức dừng phát triển tại thị trường nội địa vào cuối tháng 3/2025. Sự thất...
Theo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, các nhà máy sản xuất lớn, đặc biệt trong các ngành như...
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.