• CIM 11.34 0.10(0.91%)
  • BTC 87338.45 2159.21(2.53%)
  • GOLD 3378.120 51.290(1.54%)
  • WTI 62.90 0.78(1.22%)
  • EUR/USD 1.14770 0.01000(0.77%)
  • EUR/GBP 0.85950 0.00309(0.36%)
  • USD/CHF 0.81102 0.00446(0.55%)
  • USD/JPY 140.943 1.170(0.82%)
  • USD/CAD 1.38161 0.00249(0.18%)
  • GBP/USD 1.33521 0.01000(0.46%)
  • CAD/CHF 0.58692 0.00235(0.4%)
  • AUD/USD 0.63922 0.00198(0.31%)
  • NZD/USD 0.59667 0.00394(0.66%)
  • CIM 11.34 0.10(0.91%)
  • BTC 87338.45 2159.21(2.53%)
  • GOLD 3378.120 51.290(1.54%)
  • WTI 62.90 0.78(1.22%)
  • EUR/USD 1.14770 0.01000(0.77%)
  • EUR/GBP 0.85950 0.00309(0.36%)
  • USD/CHF 0.81102 0.00446(0.55%)
  • USD/JPY 140.943 1.170(0.82%)
  • USD/CAD 1.38161 0.00249(0.18%)
  • GBP/USD 1.33521 0.01000(0.46%)
  • CAD/CHF 0.58692 0.00235(0.4%)
  • AUD/USD 0.63922 0.00198(0.31%)
  • NZD/USD 0.59667 0.00394(0.66%)

Có nên theo dõi NT2, IMP và VPB?

12:04 24/03/2025

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị theo dõi NT2 do sản lượng điện đi ngang do nguồn cung hạn chế; nâng giá mục tiêu IMP vì kỳ vọng lợi nhuận 2025 tăng trưởng 18% nhờ thúc đẩy các sản phẩm giá trị cao; mua VPB vì mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận năm 2025 ở mức cao 20-25% là khả thi.

Theo dõi NT2 với giá mục tiêu 19,300 đồng/cp

CTCK FPT (FPTS) cho rằng hoạt động kinh doanh của CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2) vẫn chưa khởi sắc trong năm 2025, với doanh thu thuần đạt 5,574 tỷ đồng (giảm 6% so với năm trước) và lợi nhuận gộp đạt 75 tỷ đồng (tăng 3%). Kể từ năm 2026, tình hình sẽ cải thiện hơn, với tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của doanh thu thuần và lợi nhuận gộp lần lượt đạt 3% và 21%. Kết quả dự phóng được xây dựng dựa trên:

NT2 sẽ nhận thêm khí từ nhà máy điện (NMĐ) BOT Phú Mỹ 2.2 vào năm 2025 và từ hai mỏ khí mới trong giai đoạn 2026–2027. Lượng khí này giúp nguồn cung của nhà máy ổn định hơn trong dài hạn, dao động trong khoảng 10% so với mức 516 triệu m3 trong năm 2024.

Kể từ năm 2025, tỷ lệ phân bổ khí cho NT2 dự kiến tăng từ 12% lên 15% tổng sản lượng khí dành cho sản xuất điện nhờ được nhận thêm nguồn khí của NMĐ BOT Phú Mỹ 2.2 do đơn vị này đã hết hợp đồng BOT. Qua đó giúp sản lượng khí trong năm của nhà máy đi ngang, đạt 513 triệu m3 (giảm 1%).

Sau năm 2026, nguồn cung được ổn định nhờ hai mỏ khí mới. Tổng cung khí tại bể Nam Côn Sơn tiếp tục giảm còn 3.2 và 2.9 tỷ m3/năm (giảm 16% và 9%) trong hai năm 2025– 2026. Kể từ năm 2027, sản lượng khí tại bể sẽ ổn định hơn, đạt mức 3–3.6 tỷ m³/năm nhờ được bổ sung 2.4–3 tỷ m3/năm từ hai mỏ khí mới.

Mặt khác, chênh lệch giá bán điện bình quân và giá thành sản xuất điện tăng nhờ chi phí khấu hao giảm. Cụ thể, chênh lệch giá bán và giá thành điện của NT2 dự kiến đạt 35 đồng/kWh (tăng 160% so với mức 13 đồng/kWh năm 2024) trong năm 2025 và tăng lên mức 174–320 đồng/kWh trong giai đoạn 2026–2036, chủ yếu nhờ chi phí khấu hao liên tục giảm 124 tỷ đồng (giảm 18%) trong năm 2025 và 409 tỷ đồng (giảm 73%) trong năm 2026.

Có nên theo dõi NT2, IMP và VPB?

Với các yếu tố trên, FPTS dự phóng sản lượng điện giai đoạn 2025–2036 được dự báo dựa trên sản lượng khí đầu vào, ước tính dao động trong khoảng 2.5–3.1 tỷ kWh/năm. Trong đó, sản lượng Qc dự kiến đạt 1.9–2.3 tỷ kWh/năm, phản ánh giả định rằng tỷ lệ α sẽ duy trì mức 80% cho đến năm 2027 sau đó giảm xuống 75% trong giai đoạn 2028–2036.

Về giá bán, giá Pc dự kiến đạt 2,122 đồng/kWh vào năm 2025 (giảm 4.7%) và tiếp tục giảm xuống 2,095 đồng/kWh vào năm 2026 (giảm 1.3%), điều chỉnh theo giá mua khí tại nhà máy của doanh nghiệp với suất hao nhiệt dự kiến cao hơn 4.4% so với thỏa thuận PPA.

Còn giá Pm dự kiến nằm ở mức trần 1,740.1 đồng/kWh (giảm 9.7%) trong năm 2025, ngang mức giá trần do Bộ Công Thương quy định. Sang năm 2026, giá Pm dự kiến tăng lên 1,904.4 đồng/kWh (tăng 9.4%), phản ánh tác động của việc hệ thống gia tăng huy động các nguồn nhiệt điện do thời tiết chuyển về pha trung tính sau La Nina. Trong giai đoạn 2027–2036, giá Pc kỳ vọng duy trì mức tăng 2–5%/năm theo giá mua khí, giá Pm dao động trong mức từ -4.4 đến +11.2%/năm nhằm phản ánh (1) mức tăng giá chào của các nguồn nhiệt điện và (2) nhu cầu huy động nguồn các nguồn nhiệt điện và thủy điện dựa trên chu kỳ El Nino/La Nina.

Về chi phí nhiên liệu, FPTS ước tính giá mua khí tại nhà máy bình quân trong năm 2025 của NT2 sẽ đạt 8.9 USD/MMBTU (giảm 5.7%) và tiếp tục giảm xuống 8.8 USD/MMBTU (giảm 1.6%) vào năm 2026, đến từ xu hướng hạ nhiệt của giá dầu. Trong giai đoạn 2027–2036, FPTS dự phóng giá khí sẽ tăng 2.4–6.1% theo mức trượt giá hàng năm của chi phí vận chuyển và nhà máy gia tăng tỷ trọng tiêu thụ khí từ mỏ mới.

Đối với chi phí khấu hao, FPTS dự phóng khoản chi phí khấu hao phát sinh 563.6 tỷ đồng (giảm 18%) trong năm 2025 và giảm xuống 154.5 tỷ đồng (giảm 72.6%) trong năm 2026, đến từ việc suy giảm giá trị khấu hao của tài sản cố định máy móc thiết bị.

Còn dịch vụ mua ngoài dự kiến đạt 432.3 tỷ đồng trong năm 2025 (tăng 24%) và giảm xuống mức 389 tỷ đồng (giảm 10%) vào năm 2026, biến động theo số giờ vận hành EOH và mức lạm phát kỳ vọng của các thiết bị máy móc nặng.

Có nên theo dõi NT2, IMP và VPB?

Với dự phóng trên, FPTS khuyến nghị theo dõi NT2 với giá mục tiêu 19,300 đồng/cp. Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào cổ phiếu NT2 ở giá 16,100 đồng/cp với mức sinh lời kỳ vọng đạt 20% nhờ triển vọng lợi nhuận và tỷ suất cổ tức phục hồi trong giai đoạn 2026 – 2036.

Xem them tại đây

IMP: Giá mục tiêu 48,200 đồng/cp

CTCK ACB (ACBS) ước tính tăng trưởng doanh thu thuần kênh bệnh viện của CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) đạt 45% trong năm 2024, so với mức giảm 7% của kênh nhà thuốc. Việc kênh bệnh viện trở thành nguồn đóng góp lớn nhất chiếm 55% tổng doanh thu IMP phù hợp với mục tiêu mở rộng kênh này của Công ty trong những năm qua.

Việc duy trì đầu tư vào tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến là một trong những yếu tố giúp giá trị đầu thầu thuốc vào bệnh viện của IMP ở Nhóm 1 tăng mạnh 73.3% và Nhóm 2 tăng 29.5% trong 2024. Nhóm 2 vẫn chiếm phần lớn nhất trong tổng giá trị đấu thầu của Công ty.

Mặc dù tình trạng chung của ngành trong vài năm gần đây là tăng trưởng sản lượng sản xuất chậm, nhưng các nhà máy EU-GMP của công ty (IMP2, IMP3, ngoài sự tham gia mới của IMP4) lại tăng trưởng mạnh mẽ nhờ được thúc đẩy bởi tăng trưởng giá trị và nhu cầu đối với các sản phẩm giá trị cao tăng.

Danh mục sản phẩm của IMP ngày càng hướng đến các sản phẩm công nghệ cao, giá trị cao như thuốc tiêm và thuốc phân tán, trong đó, thuốc tiêm đóng góp 33% tổng doanh thu năm 2024 từ mức 26% năm 2023. IMP hiện sở hữu 12 dây chuyền sản xuất được chứng nhận EU-GMP, cao nhất trong số các công ty dược Việt Nam, củng cố lợi thế cho công ty trong đấu thầu vào bệnh viện. Thuốc kháng sinh vẫn là nhóm sản phẩm quan trọng nhất chiếm 76% doanh thu của IMP.

IMP vẫn sẽ chú trọng đầu tư vào các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến, R&D để củng cố vị thế và khả năng cạnh tranh ở kênh bệnh viện, trong khi việc mở rộng kênh nhà thuốc đặc biệt là các chuỗi bán lẻ vẫn tiếp diễn.

ACBS kỳ vọng Công ty có thể đạt doanh thu thuần 2,510 tỷ đồng (tăng 13.8% so với năm trước) và lãi sau thuế 372 tỷ đồng (tăng 15.9%) trong năm 2025, nhờ tiếp tục thúc đẩy các sản phẩm có giá trị cao, tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến, và tác động từ việc khấu hao tăng do có thêm nhà máy IMP4 sẽ trở lại bình thường.

Bên cạnh đó, sự khuyến khích và các quy định hỗ trợ sự phát triển ngành dược, thúc đẩy thuốc sản xuất trong nước của Chính phủ (vd: không chào thầu thuốc nhập khẩu nếu có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp như quy định tại Thông tư số 03/2024/TTBYT; Luật Dược sửa đổi số 44/2024/QH15, v.v.) cũng hỗ trợ cho hoạt động của Công ty.

Với kỳ vọng trên, ACBS đưa ra khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu IMP, giá hợp lý ở mức 48,200 đồng/cp.

Xem them tại đây

Mua VPB với giá mục tiêu 25,700 đồng/cp

CTCK KB Việt Nam (KBSV) đánh giá Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE: VPB) là ngân hàng năng động với tiềm năng tăng trưởng cao, nhưng chất lượng tài sản vẫn là vấn đề đáng lưu tâm. Dù vậy, bối cảnh hiện tại đang xuất hiện những yếu tố hỗ trợ, góp phần giảm bớt các lo ngại về rủi ro tiềm ẩn này:

Nghị quyết 42/2017/QH14 (NQ 42) - quy định xử lý nợ xấu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc xử lý nợ tồn đọng. Tuy nhiên, NQ này đã hết hạn từ cuối năm 2024 tạo ra khoảng trống pháp lý cho đến nay. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã đề xuất luật hóa theo hướng sửa đổi NQ 42 và dự kiến trình Quốc hội khóa XV xem xét tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Với những kết quả tích cực trong giai đoạn thí điểm (2017-2024), KBSV kỳ vọng NQ 42 sẽ được thông qua. Những điểm quan trọng trong NQ 42 sửa đổi là sự luật hoá về: (1) quyền thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) của các tổ chức tín dụng (TCTD) – rút ngắn thời gian xử lý TSBĐ so với quy trình bao gồm tố tụng trước đây; (2) TSBĐ của khoản nợ xấu phải bảo đảm cho nghĩa vụ với TCTD, tránh kê biên cho các nghĩa vụ khác, từ đó bảo vệ quyền lợi của TCTD; (3) Cơ quan có thẩm quyền phải hoàn trả TSBĐ của khoản nợ xấu cho TCTD sau khi xác định chứng cứ và không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án hoặc vi phạm hành chính.

Theo BCTC ngân hàng mẹ VPB, nợ xấu đã xử lý ngoại bảng cuối năm 2024 là 60,160 tỷ đồng (tăng 40%) chiếm 43% vốn chủ sở hữu, 7% tổng tài sản của ngân hàng mẹ. Khoản mục ngoại bảng này tại VPB tương đối lớn so với các ngân hàng khác cùng nhóm (TCB, MBB, ACB) do những vấn đề nợ xấu trong quá khứ và cũng như việc tăng cường xử lý nợ xấu trong 2 năm qua bằng bộ đệm dự phòng.

Do vậy, khi NQ 42 chính thức luật hoá, VPB sẽ được hưởng lợi tích cực do NQ này giúp ngân hàng nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng với thời gian xử lý rút ngắn nhiều so với trước đây, đồng thời cắt giảm chi phí, từ đó giúp VPB gia tăng thu nhập từ thu hồi nợ xấu. Mặc dù quy mô xử lý sẽ còn tuỳ thuộc vào ý chí chủ quan của ngân hàng, nhưng với dư nợ ngoại bảng của ngân hàng hiện tại KBSV ước tính con số thu nhập từ xử lý nợ xấu sẽ không nhỏ.

Bên cạnh đó, chất lượng của các khoản vay nội bảng có những dấu hiệu cải thiện tích cực. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm từ 5.02% năm 2023 về 4.2% năm 2024 nhờ (1) chất lượng tài sản cải thiện ở cả ngân hàng mẹ và đặc biệt là FE Credit (NPL giảm về 15% từ mức 19% của năm 2023); (2) xử lý nợ xấu bằng độ đệm dự phòng (hơn 26 ngàn tỷ trong năm 2024); (3) tỷ lệ nợ xấu mới hình thành giảm kể từ nửa cuối 2024.

KBSV kỳ vọng năm 2025, chất lượng nợ nội bảng của VPB sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ (1) mặt bằng lãi suất thấp, triển vọng kinh tế tốt lên giúp cải thiện khả năng tài chính của KH; (2) FE Credit sau giai đoạn tái cấu trúc đang thể hiện tốt hơn cả về lợi nhuận và chất lượng nợ.

Có nên theo dõi NT2, IMP và VPB?

KBSV tỏ ra lạc quan với triển vọng hồi phục NIM của VPB trong bối cảnh chung ngành ngân hàng vẫn đang chịu áp lực suy giảm NIM tương đối lớn, chủ yếu đến từ định hướng duy trì lãi suất cho vay thấp của Chính phủ. Động lực để VPB tiếp tục duy trì tỷ lệ NIM ở mức cao bao gồm:

(1) Phát huy lợi thế của ngân hàng cho vay bán lẻ (phân khúc cho lợi suất cao hơn).

(2) FE Credit mang lại kết quả tích cực sau quá tình tái cấu trúc toàn diện, bắt đầu đóng góp lợi nhuận cho ngân hàng mẹ với tỷ lệ NIM cải thiện từ 17% (2023) lên 20.3% (2024).

(3) Chất lượng tài sản cải thiện như đã đề cập phía trên hạn chế tác động tiêu cực đến tăng trưởng thu nhập lãi thuần.

(4) Chi phí vốn (COF) dự kiến duy trì ổn định trong năm 2025 do (i) lãi suất huy động khó tăng mạnh trong bối cảnh hiện tại; (ii) tiếp nhận GPBank, VPB sẽ được hỗ trợ nguồn vay tái cấp vốn lãi suất thấp từ NHNN.

Có nên theo dõi NT2, IMP và VPB?

VPB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận năm 2025 ở mức cao 20-25%, tương đương 24,000 tỷ đồng. KBSV lạc quan với triển vọng tăng trưởng của ngân hàng đang được hỗ trợ bởi những điều kiện bên ngoài tương đối thuận lợi và từ chính nguồn lực nội tại của VPB:

(1) Tăng trưởng tín dụng kỳ vọng dẫn dắt từ sự hồi phục của kinh tế chung, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản (BĐS) và tiêu dùng nhóm cá nhân. Đây đều là những lĩnh vực VPB đẩy mạnh cho vay với tỷ trọng cho vay BĐS (26%), cho vay khách hàng cá nhân và SME (56%).

(2) Tiếp nhận GPBank giúp VPB có thêm lợi thế về: (i) mở rộng tệp khách hàng tiềm năng; (ii) hạn mức tín dụng cao hơn toàn ngành. (3) Thu nhập từ xử lý nợ xấu dự kiến tăng mạnh trong giai đoạn tới khi chính thức luật hoá NQ 42, từ đó đóng góp vào tổng thu nhập hoạt động cho ngân hàng.

Với những yếu tố thúc đẩy trên, KBSV khuyến nghị mua VPB với giá mục tiêu 25,700 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

Công ty từng bị Đỗ Thành Nhân 'thổi giá' cổ phiếu hơn 4.200% bất ngờ báo doanh thu tăng 68 lần
Công ty từng bị Đỗ Thành Nhân 'thổi giá' cổ phiếu hơn 4.200% bất ngờ báo doanh thu tăng 68 lần
4 tuần trước
Doanh thu The Golden Group (UPCoM: TGG) bất ngờ tăng vọt lên 483,9 tỷ đồng trong năm 2024, cao gấp 68 lần so với năm trước. Tuy nhiên, công ty vẫn lỗ sau thuế 16,9 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp thua...
Nguyễn Kim – pháp nhân đang giúp cổ đông Thái 'tiến công' một ngân hàng Việt?
Nguyễn Kim – pháp nhân đang giúp cổ đông Thái 'tiến công' một ngân hàng Việt?
4 tuần trước
Ngày 19/3/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank – mã SGB) công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ.
Cổ phiếu Chứng khoán Tiên Phong giảm sàn phiên thứ ba liên tiếp
Cổ phiếu Chứng khoán Tiên Phong giảm sàn phiên thứ ba liên tiếp
4 tuần trước
ORS đã giảm sàn liên tiếp từ 20/3 đến sáng 24/3.
Tìm “vàng” trong nhóm cổ phiếu đầu tư công
Tìm “vàng” trong nhóm cổ phiếu đầu tư công
4 tuần trước
(ĐTCK) Trong năm 2025, Chính phủ dự kiến tăng hơn 120 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công so với năm 2024, điều này vừa là thách thức đối với các Bộ, ngành, địa phương trong việc đảm bảo tiến độ...
Giao dịch chứng khoán sáng 24/3: Cổ phiếu VIC và VHM giúp thị trường
Giao dịch chứng khoán sáng 24/3: Cổ phiếu VIC và VHM giúp thị trường "giữ thăng bằng"
4 tuần trước
(ĐTCK) Áp lực bán lan rộng khiến sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng điện tử, nhưng với diễn biến tích cực của cặp đôi lớn VIC và VHM, đã giúp VN-Index giao dịch trong biên độ hẹp quanh mốc 1.320 điểm.
PDR giảm sâu sau khi UBCK xử phạt hai cá nhân thao túng cổ phiếu
PDR giảm sâu sau khi UBCK xử phạt hai cá nhân thao túng cổ phiếu
4 tuần trước
Sự việc thao túng cổ phiếu của bà Thảo và ông Tâm đã diễn ra vào năm 2022.
Công ty vốn hóa 700 tỷ USD nhưng không có chủ tịch, COO và cả phó chủ tịch điều hành: Kẽ hở khổng lồ khiến Elon Musk có quyền lực tối cao tại Tesla
Công ty vốn hóa 700 tỷ USD nhưng không có chủ tịch, COO và cả phó chủ tịch điều hành: Kẽ hở khổng lồ khiến Elon Musk có quyền lực tối cao tại Tesla
4 tuần trước
Trong suốt 17 năm lãnh đạo Tesla với tư cách là CEO và cổ đông lớn nhất, Musk dường như chỉ tập trung quyền lực vào tay mình.
Gạt bớt nhiễu động
Gạt bớt nhiễu động
4 tuần trước
(ĐTCK) Thị trường tuần qua tiếp tục chứng kiến dòng vốn ngoại rút ròng mạnh tập trung ở nhóm cổ phiếu VN30, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu công nghệ, một số cổ phiếu gãy nền giá ở khung đồ thị tuần theo kỹ thuật.
Cổ phiếu VIC chạm trần, người giàu nhất Việt Nam vừa có thêm hơn 2.000 tỷ đồng trong 1 buổi sáng
Cổ phiếu VIC chạm trần, người giàu nhất Việt Nam vừa có thêm hơn 2.000 tỷ đồng trong 1 buổi sáng
4 tuần trước
Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, cổ phiếu VIC đã tăng hơn 40%. Đà tăng đẩy giá trị vốn hóa thị trường của Vingroup lên ngưỡng 215.600 tỷ đồng, tương đương 8,5 tỷ USD.
Cổ phiếu 'họ Vin' lại bứt phá, VIC chạm trần
Cổ phiếu 'họ Vin' lại bứt phá, VIC chạm trần
4 tuần trước
Bộ ba nhà Vingroup gồm VIC, VHM, VRE cùng tăng giá đáng kể trong phiên sáng 24/3, riêng VIC chạm trần từ sau 10h.
Thế giới Di động gây bất ngờ
Thế giới Di động gây bất ngờ
4 tuần trước
Hai tháng đầu năm nay, chuỗi Thế giới Di động và Điện máy Xanh ghi nhận doanh thu đạt 17.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2024; chuỗi Bách hoá Xanh ghi nhận doanh thu đạt hơn 7.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ.
Thứ Hai, 21/04/2025
08:00
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.60%
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.10%
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
3.10%
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.225%
4.225%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.060%
4.060%
Công ty chứng khoán vốn lớn báo lãi tốt trong quý I/2025Công ty chứng khoán vốn lớn báo lãi tốt trong quý I/2025
1 giờ trước
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
MB trình phương án mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ trước thềm đại hộiMB trình phương án mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ trước thềm đại hội
1 giờ trước
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
NHNN hút ròng gần 8.400 tỷ đồng trong tuần qua, DXY ổn định dưới ngưỡng 100NHNN hút ròng gần 8.400 tỷ đồng trong tuần qua, DXY ổn định dưới ngưỡng 100
1 giờ trước
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Siêu dự án năng lượng đóng vai trò then chốt trong đàm phán thuế đối ứng với MỹSiêu dự án năng lượng đóng vai trò then chốt trong đàm phán thuế đối ứng với Mỹ
1 giờ trước
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chính sách của ông Trump có thể giúp Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua năng lượngChính sách của ông Trump có thể giúp Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua năng lượng
1 giờ trước
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
Giá vàng có thể điều chỉnh trong tuần này?Giá vàng có thể điều chỉnh trong tuần này?
2 giờ trước
Các chuyên gia và nhà đầu tư cá nhân thận trọng hơn với đà tăng của giá vàng khi kim loại quý này vượt ngưỡng 3.300 USD/ounce
Ba cổ đông lớn nhất của PGBank cùng giảm tỷ lệ sở hữuBa cổ đông lớn nhất của PGBank cùng giảm tỷ lệ sở hữu
2 giờ trước
Sau đợt chào bán thêm cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của cả ba cổ đông lớn nhất của PGBank đã giảm từ 40% về còn 33,6%.
Giới đầu tư siết chặt quản trị rủi roGiới đầu tư siết chặt quản trị rủi ro
2 giờ trước
(ĐTCK)  Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Chủ tịch VietinBank chia sẻ về khoản đầu tư lớn về công nghệ và ý định cắt giảm hàng trăm phòng giao dịchChủ tịch VietinBank chia sẻ về khoản đầu tư lớn về công nghệ và ý định cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch
3 giờ trước
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Tuyên bố 'ngành thép giỏi lắm chỉ đi ngang', Hoa Sen (HSG) xoay xở thế nào để giữ vững vị thế dẫn đầu mảng tôn mạ?Tuyên bố 'ngành thép giỏi lắm chỉ đi ngang', Hoa Sen (HSG) xoay xở thế nào để giữ vững vị thế dẫn đầu mảng tôn mạ?
9 giờ trước
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 21/4: LPBank, Dược Hậu Giang công bố, công ty nước lãi gấp 3,5 lần cùng kỳCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 21/4: LPBank, Dược Hậu Giang công bố, công ty nước lãi gấp 3,5 lần cùng kỳ
9 giờ trước
Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCT) báo lãi trước thuế 81 tỷ đồng, tăng 29%. Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) báo lãi trước thuế 214 tỷ đồng, tăng 27%.
Giá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăngGiá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăng
9 giờ trước
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.