Các hãng buôn hàng hóa tiếp tục kiếm bộn lợi nhuận
13:00 30/03/2025
Kinh tế Sài Gòn Online
Lợi nhuận của các hãng buôn hàng hóa hàng đầu thế giới không còn bùng nổ như sau cuộc chiến Nga-Ukraine nhưng vẫn ở mức cao trong lịch sử. Các hãng này tiếp tục được hưởng lợi nhờ tình trạng gián đoạn thương mại do thuế quan, các lệnh trừng phạt kinh tế và cuộc khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ.
Các hãng buôn hàng hóa hàng đầu thế giới tiếp tục kiếm được lợi nhuận lớn từ thị trường dầu mỏ và ngũ cốc. Ảnh: bsl.gov
Tại hội nghị thượng đỉnh hàng hóa toàn cầu do Financial Times tổ chức ở Lausanne (Thụy Sĩ) hồi đầu tuần qua, lãnh đạo của các hãng buôn hàng hóa tiết lộ, dù lợi nhuận năm 2024 và quí 1-2025 có sự điều chỉnh giảm so với mức đỉnh trong giai đoạn 2022-2023 nhưng vẫn vượt xa hầu hết bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử.
Các hãng này nằm là trong số các công ty kinh doanh hàng hóa lớn nhất thế giới xét theo doanh thu hàng năm. Tuy nhiên, do phần lớn đều thuộc sở hữu tư nhân, với cổ phần nắm giữ bởi những người sáng lập và nhân viên, nên kết quả kinh doanh của các hãng thường không được công bố công khai.
Ngành kinh doanh hàng hóa trải rộng từ các sản phẩm năng lượng cho đến kim loại và nông sản kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ kể từ sau chiến sự ở Ukraine nổ ra vào đầu năm 2022, dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và giá cả lương thực tăng vọt trên toàn cầu. Giá dầu Brent trung bình trong năm 2022 đạt 100 đô la Mỹ/thùng.
Vitol, Trafigura, Mercuria Energy và Gunvor, 4 hãng kinh doanh năng lượng tư nhân lớn nhất thế giới thu về tổng lợi nhuận hơn 50 tỉ đô la Mỹ vào năm 2022 và 2023 nhờ giá dầu thô và khí đốt cao và thị trường biến động mạnh.
Các hãng này mua dầu, khí đốt và các sản phẩm năng lượng khác ở những nơi có giá thấp và bán ở nơi có giá cao hơn, tận dụng sự biến động về cung cầu giữa các khu vực do tác động của tình hình địa chính trị, thời tiết, hay gián đoạn chuỗi cung ứng.
Hiện nay, tình trạng cực đoan của giá cả hàng hóa năng lượng và ngũ cốc đã thoái lùi. Nhưng ngành buôn hàng hóa vẫn đang được hưởng lợi từ sự gián đoạn dòng chảy thương mại do tác động của thuế quan và các lệnh trừng phạt kinh tế và cuộc khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ. Ngoài ra, những hãng buôn lớn lớn nhất cũng đang bắt đầu gặt hái thành quả từ hàng tỉ đô la đầu tư vào các tài sản chiến lược và đa dạng hóa sang các thị trường mới, giúp bù đắp cho sự sụt giảm lợi nhuận giao dịch.
Theo các nguồn thạo tin, lợi nhuận của Vitol (Thụy Sĩ) trong năm 2024 thấp hơn mức 13,2 tỉ đô la của năm trước, nhưng không giảm đáng kể.
Trafigura (Singapore), công ty có thu nhập hàng năm đạt đỉnh trên 7 tỉ đô la trong giai đoạn năm 2022-2023, dự báo đạt lợi nhuận ròng trong nửa năm kết thúc vào tháng 3-2022 sẽ tương đương với hai kỳ báo cáo trước, khi công ty công bố lợi nhuận nửa năm là 1,5 tỉ đô la và 1,3 tỉ đô la.
Tại hội nghị ở Lausanne, giám đốc tài chính của Trafigura, Stephan Jansma cho biết, hiệu suất tài chính của công ty đã đạt đến một tầm cao mới.
“Tầm cao này không bằng với mức lợi nhuận rất cao trong hai năm 2022 và 2023, nhưng cao hơn đáng kể so với lợi nhuận mà chúng tôi có trước thời kỳ Covid-19”, ông nói.
Mercuria (Thụy Sĩ) dự kiến thu nhập hàng năm sẽ ổn định ở mức khoảng 1,5-2 tỉ đô la. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 9-2024, công ty kiếm được lợi nhuận 2,1 tỉ đô la. Con số này thấp hơn mức lợi nhuận kỷ lục 3 tỉ đô la vào năm 2022, nhưng cao hơn nhiều so với bất kỳ mức lợi nhuận hàng năm nào trước đó của Mercuria . Cho đến năm 2021, Mercuria chưa bao giờ kiếm được hơn 1 tỉ đô la trong một năm.
Gunvor chịu một số khoản lỗ trên thị trường dầu mỏ vào năm ngoái nhưng lợi nhuận của công ty trong năm 2024 sẽ vẫn ở mức tốt thứ tư hoặc thứ năm trong lịch sử, CEO Gunvor, Torbjörn Törnqvist cho biết.
Russell Hardy, CEO Vitol kỳ vọng, lợi nhuận của công ty sẽ được thiết lập lại ở mức cao hơn trước đại dịch, nhưng thấp hơn mức bùng nổ gần đây.
Các hãng buôn hàng hóa đang chuyển một phần đáng kể lợi nhuận cho cổ đông, đồng thời đầu tư vào các tài sản như nhà máy điện và nhà máy lọc dầu cũng như đa dạng hóa sang các thị trường mới như kim loại.
“Chúng tôi hiện đang xem xét đầu tư 5 đến 10 dự án, với mỗi dự án có giá trị nửa tỉ đô la trở lên”, CEO Mercuria, Marco Dunand phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh hàng hóa toàn cầu ở Lausanne.
Các quan chức Hội Chữ thập đỏ cảnh báo, Myanmar đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo sau trận động đất chết người, mạnh 7,7 độ Richter hôm 28/3 và dư chấn mới xuất hiện sáng nay (30/3).
Ngành bán dẫn Malaysia đang phải đối mặt với 2 thách thức: sự trỗi dậy nhanh chóng của DeepSeek và việc tái áp dụng các chính sách thương mại bảo hộ của Mỹ.
Trong đoàn 80 quân nhân thuộc các lực lượng QĐND Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar, có những chiến sĩ quân y từng tham gia nhiệm vụ tương tự tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2023.
Các kỹ sư của Tập đoàn Comac vừa tiết lộ bản thiết kế của máy bay vận tải vượt âm Mach 1,6 (1960 km/h), được thiết kế để bay xa hơn và yên tĩnh hơn nhiều so với máy bay Concorde đã ngừng hoạt động.
Hai người sống sót đã được Đội cứu hộ y tế Vân Nam của Trung Quốc tìm thấy tại thủ đô của Myanmar hôm qua (30/3) sau trận động đất cực mạnh tấn công đất nước này. Chủ tịch Trung Quốc Tập...
(KTSG) - Gần đây, hai quyết định của Tòa án Mỹ và Tòa án Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận, mở đầu cho việc định hình các quy định pháp lý mới áp
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.
Tuần này là cao điểm họp với sự xuất hiện của một số đơn vị tên tuổi như nhóm Vingroup, nhóm ngân hàng top đầu, dầu khí, bất động sản, nhóm bán lẻ Masan và MWG, ngành điện PV Power, Vinamilk, Sabeco, Novaland...
Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi Thủy điện Sông Vàng (SVH) báo lãi hơn 19 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.