Buồn của nền kinh tế số 1 châu Âu: Vừa thoát mác 'người bệnh' nay lại đứng trên bờ vực suy thoái, muốn đuổi kịp Mỹ, Trung Quốc trong kỷ nguyên mới nhưng khó đủ đường
14:50 03/03/2025
Để thành công thêm một lần nữa, quốc gia này cần tiên phong trong quá trình chuyển đổi số. Nhưng họ không thể làm được nếu không có EU.
*Bài viết là phân tích của Giáo sư Michael Spence, người từng đoạt giải Nobel kinh tế và là cựu trưởng khoa của Graduate School of Business tại Đại học Stanford. Ông là thành viên cao cấp tại viện Hoover Institution, cố vấn cấp cao tại General Atlantic và là chủ tịch viện Global Growth Institute.
Đức trở thành cường quốc số một châu Âu một phần là nhờ các ngành công nghiệp của nước này đã đón đầu những phân khúc có giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu vào đầu thập niên 2000. Để lập lại thành công này, Đức cần tiên phong trong quá trình chuyển đổi số. Và Đức không thể làm được điều đó nếu không có EU.
Từng rũ bỏ được mác “người bệnh của châu Âu”, Đức một lần nữa đang lâm vào khó khăn. Nền kinh tế nước này đang chậm lại nhiều hơn so với các quốc gia khác ở châu Âu và có nguy cơ suy thoái. Liệu Đức có thể sớm phục hồi?
Không khó để nhận ra những yếu tố dẫn đến sự sa sút của nước Đức. Cũng như nhiều quốc gia phát triển khác, tăng trưởng sản xuất của Đức đã trì trệ trong một thời gian. Hơn nữa, kể từ đại dịch Coivid-19, lạm phát bao gồm giá năng lượng tăng đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Xung đột tại Ukraine khiến tình hình thêm nghiêm trọng. Châu Âu buộc phải thay thể dầu khí của Nga bằng các nguồn nhiên liệu đắt đỏ hơn. Giá năng lượng tăng cao ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế công nghiệp nặng của Đức.
Đức cũng đang phải đối mặt với xuất khẩu giảm do tăng trưởng toàn cầu chậm lại, nhu cầu yếu ở các thị trường trọng điểm và sự cạnh tranh gia tăng trong các lĩnh vực ô tô và máy móc công nghiệp. Tuy nhiên, xuất khẩu đóng vai trò trụ cột trong mô hinh kinh tế của Đức. Quốc gia này từ lâu đã duy trì thặng dư thương mại dài hạn bù đắp cho nhu cầu nội địa yếu.
Nền kinh tế Đức cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động. Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, dân số Đức đang già đi. Trong khi đó, tỷ suất sinh của Đức thấp báo động, ở mức 1,35 ca sinh trên một phụ nữ. Thêm vào đó, tuổi thọ ngày càng tăng, khiến tỷ lệ người phụ thuộc (bao gồm người già, trẻ em) gia tăng, gây căng thẳng cho hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe.
Lực lượng lao động của Đức duy trì trong khoảng 44 triệu người. Nếu không có thay đổi đáng kể như tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng hoặc tỷ lệ di cư tăng, lực lượng lao động của nước này sẽ bắt đầu giảm trong thập kỷ tới.
Lần gần nhất Đức phải giải quyết những thách thức kinh tế khó khăn như vậy là vào cuối những năm 1990. Khi đó, chính phủ đã cộng tác với các ngành để cải cách sâu rộng. Trong đó, các ngành công nghiệp của Đức chuyển sang chiếm lĩnh các phân khúc có giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng. Các phân khúc khác chuyển sang các quốc gia có chi phí rẻ hơn.
Đến năm 2006, Đức đã vượt các nền kinh tế lớn khác của châu Âu và tiếp tục duy trì vị thế này cho đến năm 2017.
Để thành công thêm một lần nữa, Đức hiện cần phải tiên phong trong quá trình chuyển đổi số. May mắn thay, Đức rất dồi dào nhân tài và có năng lực đổi mới.
Berlin, Munich và Hamburg tự hào có hệ sinh thái kinh doanh và trung tâm đổi mới. 46 kỳ lân ở Đức chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. Các công ty này được các công ty đầu tư mạo hiểm cũng như các công ty cổ phần tư nhân trong và ngoài nước tài trợ.
Tuy nhiên, những tiến bộ ở Đức sẽ phụ thuộc đáng kể vào chính sách châu Âu. Một số chuyên gia cho rằng vấn đề là nền kinh tế thế giới đang ngày càng phân mảnh, phức tạp và ít cởi mở hơn. Điều này đặt ra những rào cản lớn, đặc biệt là đối với một nền kinh tế công nghiệp định hướng xuất khẩu như Đức.
Nhưng một trở ngại thậm chí còn lớn hơn là khoảng cách công nghệ kỹ thuật số giữa EU và hai cường quốc kinh tế khác là Mỹ và Trung Quốc. Công nghệ kỹ thuật số không chỉ là một lĩnh vực riêng lẻ, chúng còn cần thiết cho quá trình chuyển đổi công nghệ và cơ cấu của mọi lĩnh vực kinh tế, bao gồm cả sản xuất công nghiệp.
Trong báo cáo tháng 9/2024 về khả năng cạnh tranh của châu Âu, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu và là cựu Thủ tướng Ý Mario Draghi đã phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt công nghệ của EU. Điều bất tiện cho Đức là một số vấn đề như thiếu hụt nghiên cứu cơ bản trong khoa học và công nghệ chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ EU. Vì chúng cần nguồn tài trợ và quản lý tập trung. Tương tự, việc tích hợp lĩnh vực dịch vụ và thị trường vốn sẽ cần sự phối hợp hành động giữa các quốc gia.
Các quy định ở cấp độ EU cũng cần xem xét lại. Hiện tại các nền tảng khổng lồ hỗ trợ hệ thống điện toán đám mây lớn nhất chủ yếu đặt tại Mỹ và Trung Quốc.
Dĩ nhiên, các "ông lớn" như Microsoft Azure, Amazon Web Services và Google đã thiết lập các trung tâm dữ liệu lớn ở châu Âu, bao gồm cả Đức, để phục vụ thị trường địa phương. Tuy nhiên, không có đơn vị nội địa nào có thể sánh ngang với họ. Điều này khiến các chính sách và quy định có xu hướng tập trung vào bảo mật và an ninh hơn là khai tác tiềm năng của công nghệ.
Một yêu cầu cấp thiết cuối cùng đối với châu Âu, đặc biệt là Đức, là tiến bộ trong chuyển đổi số của các ngành công nghiệp, bao gồm lĩnh vực ô tô. Trung Quốc đang trở thành một đối thủ đáng gờm khi phát triển thần tốc trong lĩnh vực pin xe điện và năng lượng mặt trời.
Điều này đòi hỏi các công ty hiện tại phải vượt qua sự trì trệ trong tổ chức, từ bỏ tư duy và mô hình cũ. Quan trọng hơn, nó yêu cầu kỹ thuật phần mềm trên quy mô lớn. Tuy nhiên, châu Âu hiện không có đủ nhân sự đủ trình độ cho những công việc này. Vì thế, việc thay đổi chính sách nhập cư lúc này có thể phát huy tác dụng.
Cuối cùng, thành công chỉ khả thi nếu các nhà lãnh đạo EU, chính phủ quốc gia và ngành công nghiệp cùng hợp tác để huy động nguồn nhân lực cần thiết và thực hiện các khoản đầu tư quan trọng, đặc biệt là vào cơ sở hạ tầng số.
Cơn sốt AI DeepSeek đã thúc đẩy các công ty công nghệ Trung Quốc tìm mọi cách mua chip mới nhất của Nvidia giữa lệnh hạn chế xuất khẩu công nghệ của Mỹ.
"Các công ty Trung Quốc cũng như các công ty nước ngoài sẽ bị tổn thương. Cuối cùng nhiều trong số đó sẽ phải rời khỏi trò chơi đẫm máu này", giám đốc bán hàng của một công ty cho biết.
Báo cáo việc làm hàng tháng của Mỹ trong tuần này rất quan trọng vì các nhà đầu tư đang cố gắng đánh giá liệu chuỗi dữ liệu đáng lo ngại gần đây có phải là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang gặp vấn đề nghiêm trọng hay không.
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.