'Bức tranh' KCN năm 2024: Bắc Giang dẫn đầu, người Thái 'ẵm' 2 dự án
14:54 26/01/2025
Trong số khoảng 32 dự án KCN được chấp thuận đầu tư trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang được chấp thuận nhiều nhất với 6 KCN, Đồng Nai có 3 KCN. Đáng chú ý có 2 dự án về tay nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 7/2024, cả nước đã có 431 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) được thành lập với tổng diện tích khoảng 132.300 ha, tạo ra quỹ đất công nghiệp gần 90.000 ha, trong đó có 301 KCN đã đi vào hoạt động. Đến năm 2030, Việt Nam dự kiến sẽ có 558 KCN với tổng diện tích đất sử dụng 205.800 ha.
Thống kê của ANTT cho thấy trong năm 2024, cả nước có khoảng 32 dự án đầu tư khu công nghiệp được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trong số đó, tỉnh Bắc Giang được chấp thuận nhiều nhất với 6 KCN, Đồng Nai có 3 KCN, còn lại các tỉnh thành khác. Trong đó cũng có 2 dự án về tay nhà đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp nào "trúng" nhiều dự án nhất
Nếu xét về nhà đầu tư, đáng chú ý, có 3 KCN với tổng vốn đầu tư hơn 7.400 tỷ đồng được chấp thuận cho nhóm doanh nghiệp trong hệ sinh thái Western Pacific của bà Phạm Thị Bích Huệ.
Cụ thể, Công ty CP Cảng quốc tế Hà Nam là nhà đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Đồng Văn VI với diện tích 250 ha, vốn đầu tư hơn 2.975 tỷ đồng. Tháng 7/2024, Công ty CP Đầu tư Western Pacific được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang với quy mô 119,83 ha, vốn đầu tư 1.543 tỷ đồng. Cũng trong tháng 7/2024, Công ty CP Hạ tầng Hà Nam được phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Đồng Văn V giai đoạn 1, quy mô 237 ha.
Một doanh nghiệp khác cũng được chấp thuận đầu tư 3 KCN là Tổng Công ty Viglacera (mã: VGC) gồm KCN Trấn Yên (giai đoạn 1) diện tích 254,6ha tại tỉnh Yên Bái, tổng vốn đầu tư 2.184 tỷ đồng; KCN Dốc Đá Trắng tại Khánh Hòa diện tích 288ha do CTCP Phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ (công ty con của VGC sở hữu 60%) là nhà đầu tư, 1.807 tỷ đồng.
Bản đồ quy hoạch kiến trúc cảnh quan Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Cuối cùng là KCN Sông Công II (giai đoạn 2) diện tích 296,2ha tại Thái Nguyên do CTCP Viglacera Thái Nguyên (công ty con của VGC sở hữu 51%) là nhà đầu tư với tổng vốn 3.985 tỷ đồng.
2 dự án "về tay" người Thái
Đáng chú ý, có 2 dự án trong năm nay đều "về tay" một nhà đầu tư Thái Lan. Cụ thể, hồi tháng 11/2024, KCN WHA Smart Technology - Thanh Hóa 178,5ha, được chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan gồm liên danh WHA Industrial Development 2 (SG) Pte. Ltd; Công ty TNHH WHA Industrial Management Services Việt Nam và CTCP WHAUP Nghệ An.
Dự án có tổng vốn đầu tư 1.320 tỷ đồng; trong đó vốn góp của nhà đầu tư 216 tỷ đồng, tương đương 9 triệu USD.
Để thực hiện dự án, 3 nhà đầu tư đã thành lập pháp nhân mới vào hôm 12/12/2024 là CTCP WHA Industrial Zone Thanh Hóa, trụ sở tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Doanh nghiệp đăng ký chỉ duy nhất một ngành nghề là đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và cung cấp các dịch vụ liên quan khác. Vốn điều lệ 216 tỷ đồng (tương đương 9 triệu USD).
Trong đó, WHA Industrial Development 2 (SG) góp 99,92%, WHAUP Nghệ An và WHA Industrial Management Services Việt Nam mỗi bên 0,04%. Công ty do bà Jarpeeporn Jarukornsakul (quốc tịch Thái Lan) làm Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Bích Liên làm Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Cả hai người cũng nắm chức vụ tương tự tại WHA Industrial Management Services Việt Nam.
Đến ngày 31/12/2024, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định chủ trương đầu tư dự án WHA Industrial Zone 2 - Nghệ An (thuộc KCN Nam cấm D), tỉnh Nghệ An. Nhà đầu tư dự án là CTCP WHA Industrial Zone Nghệ An.
Quy mô diện tích dự án 183,4ha; địa điểm thực hiện tại xã Nghi Hưng, xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 216 tỷ đồng.
Các khu công nghiệp của WHA tại Việt Nam. Ảnh: WHA Vietnam
CTCP WHA Industrial Zone Nghệ An thành lập từ năm 2017, tên gọi ban đầu là CTCP WHA Hemaraj Cienco4 Nghệ An. Vốn điều lệ ban đầu 384,5 tỷ đồng; các cổ đông sáng lập gồm Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 – CTCP góp 19,7%, WHA Hemaraj Land Development (SG) Pte.Ltd (trụ sở tại Singapore) góp 80%, ông Nguyễn Anh Dũng 0,3%. Công ty do ông Nguyen Huu Duc (quốc tịch Úc) làm Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật.
Sau đó, doanh nghiệp lần lượt đổi tên thành CTCP WHA Hemaraj Nghệ An vào đầu năm 2018, ông Somyos Anantaprayoon (Thái Lan) làm Chủ tịch HĐQT; thành CTCP WHA Industrial Zone Nghệ An vào giữa năm 2018, khi này bà Jareeporn Jarukornsakul làm Chủ tịch HĐQT cho đến nay. Tháng 01/2020, Công ty đổi Tổng Giám đốc sang bà Nguyễn Thị Bích Liên.
WHA Industrial Development 2 (SG) Pte. Ltd. (tiền thân là Hemaraj Land And Development Public Company Limited) là một trong những thành viên của Tập đoàn WHA - nhà phát triển lĩnh vực logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp tại Thái Lan. WHA Industrial Development có tiền thân là Hemaraj Land And Development Public Company Limited, nay là công ty con trực thuộc Tập đoàn WHA.
Tỉnh nào có thêm nhiều KCN nhất?
Dưới đây là thống kê các KCN được chấp thuận chủ trương đầu tư tại một số tỉnh thành trong năm 2024.
Tại tỉnh Bắc Giang có 6 KCN được chấp thuận trong năm nay. Cụ thể, KCN Hòa Yên diện tích 256,7 ha, nhà đầu tư là CTCP Fecon Hòa Yên, tổng vốn đầu tư 3.745 tỷ đồng.
KCN Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm (giai đoạn 1) có diện tích 105,5 ha, nhà đầu tư là CTCP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Hightech, tổng vốn đầu tư 1.256 tỷ đồng
KCN Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 diện tích 119,8ha, nhà đầu tư là CTCP Đầu tư Western Pacific, tổng vốn đầu tư 1.543 tỷ đồng
KCN Việt Hàn mở rộng diện tích 147,3ha, nhà đầu tư Công ty TNHH phát triển Fuji Phúc Long, quy mô đầu tư 1.237 tỷ đồng. KCN Phúc Sơn diện tích 123,9 ha, nhà đầu tư là CTCP Lê Delta, tổng vốn đầu tư 1.836 tỷ đồng.
Cuối cùng là KCN Xuân Cẩm - Hương Lâm giai đoạn 1 diện tích 102,85ha, thực hiện tại các xã Xuân Cẩm, Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa. Nhà đầu tư dự án là CTCP Đầu tư hạ tầng S-Dragon. Tổng vốn đầu tư hơn 1.467 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư gần 235 tỷ đồng.
Theo kế hoạch phê duyệt, đến năm 2030, Bắc Giang phấn đấu đầu tư hoàn thành 29 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 7.000ha, trong đó có 12 KCN đô thị - dịch vụ; quy hoạch 63 cụm công nghiệp diện tích khoảng 3.006ha.
Còn tại Đồng Nai có KCN được chấp thuận chủ trương đầu tư trong năm qua. Ngày 27/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Phước Bình 2.
Dự án có quy mô 287,3ha, địa điểm thực hiện tại xã Phước Bình và Tân Hiệp, huyện Long Thành. Nhà đầu tư dự án là Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng khu công nghiệp Nhơn Trạch 6A. Đây là KCN thứ 3 được chấp thuận trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh này.
Nhơn Trạch 6A được thành lập ngày 25/08/2014, trụ sở chính tại KCN Nhơn Trạch 6, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch. Doanh nghiệp này cũng là chủ đầu tư của KCN Nhơn Trạch 6 tại Đồng Nai với tổng diện tích hơn 314ha.
Cập nhật tháng 3/2024, công ty mới tăng vốn điều lệ từ 2.500 tỷ đồng đến 2.850 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Thành Đạt (sinh năm 1987). Được biết, ông Đạt đang giữ nhiều vị trí tại các tổ chức khác như là Chủ tịch HĐQT CTCP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (mã: PAP, sàn UPCoM), Thành viên HĐQT CTCP Tổng Công ty Tín Nghĩa (UP(mã: TID, sàn UPCoM), Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển KCN Tín Nghĩa – Phương Đông và Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Đầu tư Phước Bình.
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phước Bình 2 tại xã Phước Bình và Tân Hiệp, huyện Long Thành là KCN thứ 3 của tỉnh Đồng Nai được chấp thuận trong năm 2024.
Trước đó vào tháng 9 và 11, Đồng Nai cũng được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư lần lượt 2 KCN gồm KCN Bàu Cạn - Tân Hiệp (giai đoạn 1) và KCN Xuân Quế - Sông Nhạn (giai đoạn 1) đều có diện tích mỗi KCN 1.000ha.
Theo kế hoạch phê duyệt, đến năm 2030, Đồng Nai phấn đấu đầu tư hoàn thành 48 KCN đi vào hoạt động (đứng thứ 2 sau tỉnh Long An 51 KCN) với tổng diện tích 18,443ha, phù hợp với diện tích được phân bổ theo chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất.
Trong hai tuần tới từ ngày 3-7/2, có 8 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, trong đó DVP trả cổ tức cao nhất 30% trong khi DNH trả cổ tức thấp nhất 2%.
Giữa "ngàn chông gai" của ngành F&B, hệ thống Long Wang vẫn mở được 24 cơ sở sau 2 năm, trong khi Chang Kang Kung – chuỗi nhà hàng hấp thủy nhiệt đầu tiên tại Việt Nam cũng đã có 18 cơ sở. Theo chuyên...
CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (HOSE: BSR) tiếp tục có kỳ kinh doanh thua lỗ, với lý do crack spread thu hẹp đáng kể so với cùng kỳ. Xét bức tranh cả năm, Doanh nghiệp đạt lợi nhuận thấp kể từ 2021 tới nay.
Phạm Thị Huyền Trang khiến nhiều người xôn xao và bức xúc bởi mới chỉ 26 tuổi nhưng Trang đã là quản lý cấp cao, có khả năng ngoại ngữ, ăn nói lưu loát và thông minh. Trang có nhiệm vụ xây dựng...
Việc giá dầu giữa 2 kỳ chuyển động ngược chiều đã giúp PV OIL (Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP, UPCoM: OIL) đảo chiều lợi nhuận so với cùng kỳ. Tuy vậy, xét lũy kế cả năm, lợi nhuận PV OIL vẫn đi lùi và không đạt kế hoạch năm.
Thị trường nội địa vốn là thị trường chủ lực mục tiêu của Tập đoàn đối với mảng hàng thép dài, tuy nhiên năm nay tiêu thụ trong nước chi tăng 11%, trong khi xuất khẩu tăng 47%. Trong khi đó mặt...
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.