Nhóm các nước xuất khẩu dầu thuộc tổ chức OPEC+ đang có một đối thủ cạnh tranh mới đầy quyền lực. Sản xuất dầu thô của Brazil phục hồi có thể làm suy yếu các chính sách quản lý thị trường của OPEC+.
Biểu tượng OPEC tại trụ sở ở Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia Nam Mỹ này có sản lượng dầu thô giảm vào đầu năm 2024 do vấn đề bảo trì diễn ra từ cuối năm ngoái.
Sau khi sản lượng dầu của Brazil giảm 25% vào đầu năm nay, các giàn khoan của nước này đang hoạt động trở lại sau thời gian bảo trì và sản xuất nhiều dầu hơn. Một số nhà phân tích cho biết, việc khởi động sớm hơn dự kiến của một số dự án cũng sẽ giúp Brazil phục hồi sản lượng dầu thô vào cuối năm nay và sản lượng có thể vượt dự báo.
Như vậy, phục hồi trong sản xuất dầu thô của Brazil có thể sẽ làm nản lòng các chính sách quản lý thị trường của nhóm OPEC+. Liên minh này đã phát tín hiệu rằng họ có thể bắt đầu nới lỏng một số lệnh cắt giảm sản lượng dầu hiện tại vào quý 4/2024. Nhưng đến quý 4 năm nay, sản lượng dầu của Brazil dự kiến sẽ phục hồi sau đợt bảo trì đầu năm và bổ sung thêm các giàn sản xuất mới, có khả năng thúc đẩy nguồn cung toàn cầu vào cùng thời điểm OPEC+ muốn bắt đầu dỡ bỏ một phần việc cắt giảm.
Một số giàn khoan ngoài khơi của Brazil đã được bảo trì kể từ cuối năm ngoái, điều này dẫn đến sản lượng của nước này giảm, dẫn đầu là sản lượng dầu thô, xuống còn 3,73 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào đầu năm 2024.
Tuy nhiên, khi việc các giàn khoan quay trở lại hoạt động, sản lượng có thể vượt quá 200.000 thùng/ngày so với sản lượng trước khi sụt giảm.
Theo Báo cáo thị trường dầu hàng tháng (MOMR) của OPEC, sản lượng dầu thô của Brazil đã giảm hàng tháng kể từ tháng 11/2023. Trong quý 2 năm nay, sản lượng dầu lỏng của Brazil dự kiến đạt trung bình 4,1 triệu thùng/ngày, nhưng sẽ phục hồi lên 4,4 triệu thùng vào quý 3.
OPEC cho biết, bất chấp sản lượng sụt giảm trong nửa đầu năm, Brazil dự kiến sẽ là nước đóng góp lớn thứ ba vào mức tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC+ vào năm 2024 sau Mỹ và Canada, và là nước đóng góp lớn thứ hai sau Mỹ vào năm 2025.
Năm nay, sản lượng dầu của Brazil dự kiến tăng 110.000 thùng/ngày trong khi tăng trưởng nguồn cung từ Brazil trong năm tới được dự báo là 180.000 thùng/ngày. Vào năm 2025, sản lượng dầu thô dự kiến sẽ tăng nhờ sản lượng tăng mạnh tại các mỏ Buzios, Mero, Tupi, Marlim và Atlanta.
Do đó, bản thân OPEC cũng thừa nhận rằng Brazil sẽ giúp thúc đẩy nguồn cung dầu ngoài OPEC+. Điều này có thể làm phức tạp kế hoạch sản xuất của liên minh OPEC+ vào cuối năm nay và năm tới, đặc biệt nếu nhu cầu không tăng với tốc độ mạnh mẽ mà OPEC mong đợi.
Tất cả điều này sẽ làm tăng nguồn cung trên thị trường vào thời điểm OPEC+ có kế hoạch nới lỏng hạn chế sản xuất nếu điều kiện thị trường cho phép. Nói cách khác, nguồn cung sẽ vượt xa nhu cầu ngay cả trước khi OPEC+ thấy cần thiết phải tiến tới dỡ bỏ hạn ngạch cho các thành viên.
Bằng cách lọt vào top ba hỗ trợ nguồn cung ngoài OPEC+, Brazil thực sự đã phá vỡ kế hoạch của OPEC+ và khiến chiến lược của nhóm này trở nên rất mong manh, khi không phải OPEC+ sẽ làm đảo lộn cán cân cung cầu mà là một quốc gia Mỹ Latinh.
Thời gian tới sẽ cho thấy liệu tổ chức các nước xuất khẩu mỏ trên có sẵn sàng đối mặt với thách thức như vậy từ Brazil hay không, nhưng triển vọng thị trường quá bão hòa là rõ ràng. Điều này có thể làm giảm giá dầu và giảm thu nhập của tất cả các công ty khai thác trên toàn thế giới, dẫn đến tác động toàn cầu, vì các “gã khổng lồ” năng lượng đóng góp lớn vào sự phát triển của các quốc gia bằng thuế.
Sau màn thể hiện trong cuộc tranh luận, thị trường nâng kỳ vọng rằng ông Trump sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Triển vọng về việc ông Trump trở lại Nhà Trắng khiến USD và trái phiếu chính phủ Mỹ mạnh lên.
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
Sau đợt chào bán thêm cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của cả ba cổ đông lớn nhất của PGBank đã giảm từ 40% về còn 33,6%.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.