Báo động hơn 1.000 du học sinh ở Mỹ bị hủy thị thực, có thể bị bắt giam
15 giờ trước
Việc bị thu hồi visa, mất tư cách pháp lý khiến hàng nghìn sinh viên quốc tế ở các trường Đại học danh tiếng nước Mỹ như Harvard, Stanford, Maryland… đối mặt nguy cơ bị bắt giữ hoặc trục xuất. Một số người đã buộc phải rời khỏi Hoa Kỳ để tránh bị giam giữ, bỏ dở việc học.
Hơn 1.000 du học sinh tại Mỹ đã bị hủy thị thực (visa) hoặc chấm dứt tư cách pháp lý trong vài tuần gần đây và một số người trong số họ đã đệ đơn kiện chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi cho rằng Chính phủ nước này đã tước quyền cư trú của họ một cách đột ngột mà không qua thủ tục pháp lý cần thiết.
Các hành động của Chính phủ liên bang nhằm chấm dứt tư cách pháp lý của sinh viên quốc tế đã khiến hàng trăm học giả có nguy cơ bị giam giữ và trục xuất. Những sinh viên này đến từ các trường Đại học tư thục như Harvard và Stanford hay các trường công lập lớn như Đại học Maryland và Đại học Bang Ohio và cả những trường nghệ thuật tự do quy mô nhỏ.
>> Nữ Tiến sĩ người Việt 19 tuổi đã nghiên cứu khoa học ung thư, từng 'ẵm' liền 8 học bổng cùng lúc: Tuổi 32 xinh đẹp, hiện là nhà khoa học cấp cao tại Mỹ
Sinh viên đi bộ trong khuôn viên Trường Cao đẳng Gordon State ngày 16/4/2024 tại thành phố Barnesville, bang Georgia, Mỹ - Ảnh: Yonhap
Theo tuyên bố của các trường Đại học, thư từ với các quan chức nhà trường và hồ sơ tòa án, ít nhất 1.024 sinh viên tại 160 trường Cao đẳng, Đại học và hệ thống trường Đại học đã bị thu hồi thị thực hoặc chấm dứt tình trạng pháp lý kể từ cuối tháng 3.
Trong các vụ kiện chống lại Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS), các sinh viên này lập luận rằng Chính phủ không có lý do chính đáng để hủy visa hoặc chấm dứt tình trạng pháp lý của họ.
Visa có thể bị hủy vì nhiều lý do, nhưng các trường Đại học cho biết một số sinh viên bị nhắm đến vì những vi phạm nhỏ như lỗi giao thông, thậm chí có những lỗi đã xảy ra từ lâu. Trong một số trường hợp, sinh viên cho biết họ không rõ lý do mình bị nhắm tới.
“Thời điểm và sự đồng loạt trong các trường hợp chấm dứt này khiến người ta gần như chắc chắn rằng DHS đã áp dụng một chính sách toàn quốc, dù có văn bản hay không, nhằm chấm dứt hàng loạt tư cách pháp lý của sinh viên”, các luật sư của ACLU tại Michigan viết trong đơn kiện thay mặt cho sinh viên tại Đại học Wayne State và Đại học Michigan.
Tại New Hampshire, một Thẩm phán liên bang tuần trước đã ban hành lệnh cấm tạm thời trong vụ kiện của Lưu Tiếu Điềm (Xiaotian Liu), một sinh viên ngành khoa học máy tính người Trung Quốc tại Đại học Dartmouth, người đã bị Chính phủ Mỹ chấm dứt tư cách pháp lý. Các luật sư cũng đã đệ trình các vụ kiện tương tự tại tòa án liên bang ở Georgia và California.
Trong một số trường hợp nổi bật, bao gồm vụ giam giữ nhà hoạt động Mahmoud Khalil của Đại học Columbia, chính quyền của Tổng thống Donald Trump lập luận rằng họ có quyền trục xuất người không phải công dân Mỹ vì có liên quan đến các hoạt động ủng hộ Palestine. Nhưng trong phần lớn các vụ hủy visa, các trường Đại học Hoa Kỳ cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy các sinh viên bị ảnh hưởng đã tham gia vào các cuộc biểu tình.
“Những gì đang xảy ra với du học sinh thật ra chỉ là một phần trong sự giám sát chặt chẽ hơn nhiều mà chính quyền của ông Trump đang áp đặt lên người nhập cư ở tất cả các nhóm”, Michelle Mittelstadt, Giám đốc truyền thông của Viện Chính sách Di cư cho biết.
Sinh viên ở các quốc gia khác phải đáp ứng một loạt yêu cầu để có được visa du học, thường là visa F-1. Sau khi được nhận vào một trường tại Hoa Kỳ, sinh viên phải trải qua quá trình xin visa và phỏng vấn tại một đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ ở nước ngoài.
Sinh viên có visa F-1 phải chứng minh họ có đủ tài chính để theo học tại Hoa Kỳ. Họ phải duy trì tình trạng học tập tốt và thường bị hạn chế trong việc làm ngoài trường trong thời gian học.
Visa nhập cảnh do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quản lý. Sau khi đến Mỹ, tư cách pháp lý của sinh viên quốc tế do Chương trình Sinh viên và Trao đổi khách mời (SEVP) thuộc Bộ An ninh Nội địa giám sát.
Trong những tuần gần đây, nhiều lãnh đạo trường Đại học phát hiện tư cách pháp lý của một số sinh viên quốc tế đã bị hủy khi nhân viên kiểm tra cơ sở dữ liệu do DHS quản lý. Trước đây, các trường cho biết tình trạng pháp lý thường chỉ được cập nhật sau khi họ thông báo rằng sinh viên không còn học tại trường nữa.
Trong quá khứ, sinh viên nước ngoài bị hủy visa vẫn được giữ tư cách cư trú hợp pháp và tiếp tục được học tập tại Mỹ.
Việc không có visa nhập cảnh hợp lệ chỉ hạn chế khả năng rời khỏi Mỹ và quay trở lại của họ, điều mà các du học sinh này có thể nộp đơn xin lại với Bộ Ngoại giao. Nhưng nếu một sinh viên mất tư cách cư trú hợp pháp, họ có nguy cơ bị các cơ quan di trú giam giữ. Một số sinh viên đã rời khỏi Mỹ, từ bỏ việc học để tránh bị bắt.
Các nhà lãnh đạo giáo dục Đại học lo ngại việc bắt giữ và hủy visa có thể khiến sinh viên nước ngoài chùn bước trong việc theo học tại Mỹ.
Theo bà Sarah Spreitzer, Phó Chủ tịch phụ trách Quan hệ Chính phủ tại Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ, việc thiếu rõ ràng về lý do bị hủy visa có thể tạo cảm giác sợ hãi trong cộng đồng sinh viên,
“Các hành động rất công khai mà ICE và DHS đang thực hiện đối với một số sinh viên như việc đưa họ khỏi nhà hoặc bắt giữa nơi công cộng thường chỉ xảy ra khi có vấn đề an ninh nghiêm trọng liên quan đến visa sinh viên bị hủy. Nguy cơ bị trục xuất nhanh chóng là điều hoàn toàn mới”, bà Spreitzer nói.
Trong các thông báo gửi đến sinh viên, các trường Đại học cho biết họ đang yêu cầu Chính phủ giải thích lý do dẫn đến việc hủy bỏ tư cách pháp lý. Một số trường cũng nhắc nhở sinh viên thận trọng khi đi lại, khuyến nghị họ mang theo hộ chiếu và giấy tờ nhập cư. Lãnh đạo các trường bày tỏ sự lo lắng và bất an ngày càng tăng.
“Đây là thời điểm chưa từng có và những nguyên tắc định hướng thông thường của chúng ta trong một xã hội dân chủ đang bị thách thức”, Hiệu trưởng Đại học Massachusetts Boston, ông Marcelo Suarez-Orozco viết trong email. “Với tốc độ và quy mô thay đổi như hiện nay, chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng về cách chuẩn bị, bảo vệ và ứng phó tốt nhất”.
Ông Suarez-Orozco cho biết tư cách cư trú hợp pháp đã bị hủy đối với 2 sinh viên và “5 thành viên khác trong cộng đồng Đại học của chúng tôi, bao gồm cả các sinh viên mới tốt nghiệp đang tham gia những chương trình đào tạo”.
Sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế 245% với Trung Quốc, máy bay Boeing 737 Max tại nhà máy của hãng ở Châu Sơn, Trung Quốc đã được triệu hồi về Mỹ, Boeing cũng tạm hoãn việc giao máy bay cho các khách hàng tại Trung Quốc.
Ấn Độ mơ ước trở thành công xưởng mới của thế giới. Tuy nhiên, các nhà sản xuất của nước này đang phải vật lộn vì tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề.
Một "cuộc đột kích" chính trị hiếm hoi diễn ra tại Nhà Trắng vào sáng 9/4, khi hai thành viên trong Nội các Tổng thống Donald Trump nắm bắt cơ hội vắng mặt của cố vấn thương mại Peter Navarro để...
Chính phủ không nên được vận hành như các công ty khởi nghiệp (startup), bởi vì hai bên phục vụ những mục đích khác nhau, chịu trách nhiệm với các đối tượng khác nhau và hoạt động theo những khung thời gian hoàn toàn khác biệt.
Một chiếc máy bay của Boeing tại nhà máy của công ty ở Trung Quốc vừa bay trở lại Mỹ. Chiếc máy bay mới này đáng lẽ được giao cho một hãng hàng không Trung Quốc, nhưng đã bị từ chối, Bloomberg đưa tin.
Đồng USD đang mất giá nghiêm trọng do lo ngại về khả năng điều hành kinh tế và tài chính của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Điều này khiến giới đầu tư nước ngoài rút vốn và đe dọa gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Theo số liệu do Viện Thống kê quốc gia Italy (ISTAT) vừa công bố, giá cả tại Italy trong tháng 3 vừa qua đã tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong 30 tháng qua.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.