Ấn Độ lo thua Trung Quốc và Việt Nam trong cuộc đua xuất khẩu smartphone
02:00 14/02/2024
Ấn Độ có nguy cơ thua Trung Quốc và Việt Nam trong cuộc đua trở thành trung tâm xuất khẩu điện thoại thông minh (smartphone) và cần phải “hành động nhanh chóng” để thu hút các công ty toàn cầu với mức thuế thấp hơn. Thứ trưởng Bộ Công nghệ thông tin (CNTT) Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar đưa ra cảnh báo này trong tài liệu gửi cho Bộ Tài chính Ấn Độ gần đây, hãng tin Reuters hôm 13-2 cho biết.
Sản lượng smartphone của Ấn Độ tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng phần lớn phục vụ nhu cầu trong nước, chứ không phải xuất khẩu. Ảnh: AFP
Sản xuất smartphone là một phần quan trọng trong tham vọng thúc đẩy nền kinh tế và tạo việc làm của Thủ tướng Narendra Modi. Chính phủ của ông đã nỗ lực thu hút các công ty như Apple, Foxconn, Samsung tới thiết lập nhà máy ở Ấn Độ, thị trường di động lớn thứ hai thế giới, nơi sản lượng smartphone tăng 16%, lên 44 tỉ đô la Mỹ vào năm ngoái.
Chính phủ Ấn Độ lý giải, thành công đó chủ yếu là nhờ các ưu đãi tài chính dành cho các công ty để mở rộng sản xuất smartphone trong nước. Tuy nhiên, các nhà lập pháp Ấn Độ và một nhóm vận động hành lang cho Apple và các công ty khác cho rằng, mức thuế nhập khẩu linh kiện cao của Ấn Độ là yếu tố ngăn cản các công ty giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng của họ bên ngoài Trung Quốc. Trong khi đó, các nước như Việt Nam, Thái Lan và Mexico đã chạy đua xuất khẩu smartphone bằng cách đưa ra mức thuế thấp hơn đối với linh kiện di động nhập khẩu.
Trong bức thư kèm tài liệu thuyết trình gửi cho Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ CNTT Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar bày tỏ lo ngại về việc Ấn Độ tụt hậu so với các đối thủ xuất khẩu smartphone do thuế quan không cạnh tranh.
“Ấn Độ có chi phí sản xuất cao do áp dụng mức thuế cao nhất trong số các điểm đến sản xuất quan trọng. Nỗ lực thích ứng tình hình địa chính trị đang buộc các chuỗi cung ứng phải dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Chúng ta phải hành động ngay, nếu không các công ty toàn cầu sẽ chuyển sang Việt Nam, Mexico và Thái Lan”, ông Chandrasekhar viết.
Mức thuế thấp hơn đối với linh kiện là chìa khóa cho tham vọng thu hút các nhà sản xuất smartphone của Ấn Độ. Điện thoại “Made in India” sử dụng nhiều linh kiện sản xuất trong nước, nhưng các công ty phải nhập khẩu nhiều linh kiện cao cấp từ Trung Quốc và các nơi khác do các hạn chế về chuỗi cung ứng ở Ấn Độ. Những linh kiện này chịu mức thuế nhập khẩu cao do chính phủ muốn bảo vệ các nhà sản xuất địa phương. Điều này làm tăng chi phí tổng thể của hoạt động sản xuất smartphone.
Gần đây, Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, Eric Garcetti cho biết, vì thuế quan cao, các khoản đầu tư nước ngoài đã không chảy vào Ấn Độ với tốc độ đáng lẽ phải có, thay vào đó, chuyển sang các nước như Việt Nam.
“Nếu đánh thuế linh kiện đầu vào, bạn sẽ không thể bảo vệ thị trường. Những gì bạn đang làm là hạn chế thị trường”, ông Garcetti nói.
Thứ trưởng Chandrasekhar chỉ ra rằng, mức thuế thấp hơn ở Trung Quốc và Việt Nam giúp thúc đẩy xuất khẩu smartphone. Ông cho biết, xuất khẩu chỉ chiếm 25% sản lượng smartphone của Ấn Độ vào năm ngoái, so với 63% trong tổng sản lượng smartphone trị giá 270 tỉ đô la của Trung Quốc và 95% trong tổng giá trị sản lượng smartphone 40 tỉ đô la của Việt Nam.
Ấn Độ đặt mục tiêu chiếm 25% sản lượng thiết bị điện tử toàn cầu vào năm 2029. Tuy nhiên, dữ liệu chính thức cho thấy, thị phần của nước này hiện chỉ ở mức 4%, dù Apple, Foxconn và Xiaomi đều đã tăng cường sản xuất ở đây.
Các tài liệu mà Thứ trưởng Chandrasekhar gửi cho Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman hồi tháng trước nhằm vận động giảm thuế nhập khẩu. Bộ Tài chính Ấn Độ đã giảm thuế nhập khẩu đối với một số linh kiện, bao gồm ốp lưng điện thoại, từ 15% xuống 10%, nhưng không đồng ý với nhiều yêu cầu cắt giảm thuế khác.
Ấn Độ vẫn áp thuế nhập khẩu 20% đối với nhiều linh kiện smartphone khác, gồm bộ sạc pin, một số bảng mạch cũng như smartphone được lắp ráp hoàn chỉnh. Bộ CNTT Ấn Độ muốn các khoản thuế đó giảm xuống 15% trong năm nay.
Chandrasekhar cũng lập luận rằng, Việt Nam và Trung Quốc không đánh thuế trên 10% đối với các linh kiện từ các đối tác thương mại “tối huệ quốc” của họ hoặc các nước mà họ đã ký kết hiệp định thương mại tự do. Ông nói, Ấn Độ đã không làm điều đó và vẫn áp đặt mức thuế cao đối với nhiều linh kiện.
“Chúng ta phải sánh ngang với Trung Quốc và đánh bại Việt Nam về thuế quan nhập khẩu để thu hút chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Chandrasekhar viết.
Tuần trước, hãng smartphone Xiaomi (Trung Quốc) đã yêu cầu New Delhi giảm thuế đối với nhiều linh kiện được sử dụng trong camera của smartphone và cáp USB. Hãng này giải thích, việc giảm thuế như vậy này sẽ giúp Ấn Độ cạnh tranh với các nền kinh tế sản xuất như Trung Quốc và Việt Nam.
Trong khi nhu cầu trong nước tăng cao giúp ngành công nghiệp smartphone của Ấn Độ có lợi nhuận, Chandrasekhar cho rằng, thị trường nội địa sẽ sớm bão hòa, do người dùng không thay đổi điện thoại thường xuyên.
Mục tiêu của Ấn Độ là đưa sản lượng smartphone đạt giá trị hơn 100 tỉ đô la mỗi năm, với 50% trong số đó được xuất khẩu. Thứ trưởng Chandrasekhar cho rằng, Ấn Độ cần một chiến lược mới để đạt mục tiêu đó.
“Thuế quan đang trở thành một trở ngại. Chúng ta cần thay đổi chính sách thuế quan để phù hợp với tham vọng mới: tập trung xuất khẩu smartphone, chứ không phải thị trường nội địa”, Thứ trưởng Chandrasekhar viết.
(KTSG Online) - Giới phân tích và các định chế kinh tế toàn cầu nhận định, trật tự kinh tế thế giới sẽ được duy trì trong vài thập niên tới với hai vị trí
(KTSG Online) - Giá bitcoin chạm mốc 50.000 đô la Mỹ lần đầu tiên trong hơn 2 năm trong phiên giao dịch hôm 12-2. Giá đồng tiền ảo vốn hóa lớn nhất thị
(KTSG Online) - Các chính phủ trên khắp thế giới đang hạn chế cấp phép xây dựng các trung tâm dữ liệu mới vì lo ngại với mức tiêu thụ năng lượng khổng lồ,
(XUÂN KTSG) - Hầu hết các nền kinh tế đã phát triển hiện nay đều hướng tới những mục tiêu như phát triển bền vững, ưu tiên chất lượng cuộc sống của người
(KTSG Online) - Doanh nghiệp toàn cầu đang phải đối mặt với hai thực trạng mà trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại. Một là, giúp nhà đầu tư và nhân viên thấy
(KTSG Online) - Lợi nhuận ròng tổng hợp của các doanh nghiệp niêm yết Nhật Bản đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái trong ba quí đầu của năm tài chính
(KTSG Online) - Những chiếc tàu khổng lồ đầu tiên chở xe điện sản xuất ở Trung Quốc sẽ cập bến châu Âu cuối tháng này. Năm 2024 sẽ là cột mốc đối với các
(KTSG Online) - Các công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ logistics (hậu cần) ở Mỹ đang đua nhau cắt giảm chi phí và sa thải nhân viên trong bối cảnh
(KTSG Online) - Sam Altman, CEO của OpenAI, công ty phát triển ChatGPT đang nuôi tham vọng huy động hàng nghìn tỉ đô la Mỹ để xây dựng hàng loạt nhà máy
(KTSG Online) - Thiếu khí đốt giá rẻ của Nga, lực lượng lao động già cỗi, hạ tầng cũ kỹ và tình trạng quan liêu khiến sản lượng công nghiệp của Đức ngày
(KTSG) - Địa kinh tế thế giới tiếp tục biến động. Trên mặt trận này, tình hình Mỹ - Trung Quốc vẫn quyết liệt. Tính chất của cuộc thương chiến bắt đầu từ
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến các nhóm đua nhau giảm điểm, đã khiến VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn đón những "điểm nóng" ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Tập đoàn 911 đặt kế hoạch kinh doanh đi ngang trong năm 2025 giữa bối cảnh thị trường máy thi công suy yếu. Đáng chú ý, kế hoạch triển khai dịch vụ taxi điện từng gây sốt với 2.200 xe VinFast hiện đã biến mất khỏi tài liệu họp cổ đông.
(ĐTCK) Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đặt mục tiêu cao cho năng lượng tái tạo, mở ra cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành điện, đặc biệt nhóm phát điện và thiết bị điện niêm yết trên sàn.
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) và Công ty Cổ phần Chứng khoán KAFI (Kafi) đã hợp tác phát triển tính năng giao dịch chứng khoán trực tuyến trên ứng dụng ngân hàng số MyVIB, cung cấp giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng.
Thị trường chứng khoán thường nhạy cảm với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới. Vừa qua, câu chuyện chiến tranh thương mại đã tác động mạnh lên nhiều thị trường, trong đó...
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng, với tâm điểm là nhóm cổ phiếu chứng khoán, đã khiến thị trường đảo chiều giảm sau 2 phiên hồi phục nhẹ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.