• CIM 11.23 0.00(0.02%)
  • BTC 84601.23 475.78(0.56%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)
  • CIM 11.23 0.00(0.02%)
  • BTC 84601.23 475.78(0.56%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)

Xung đột Nga-Ukraine: ATACMS "đổ thêm dầu vào lửa" nhưng không thay đổi được cục diện chiến trường

17:05 01/12/2024

Tên lửa ATACMS của Mỹ không làm thay đổi cục diện trên chiến trường, chỉ dẫn đến leo thang căng thẳng, kéo dài cuộc chiến.

Ngày 18/11/2024, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS có tầm bắn 300 km do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Tiếp theo, Anh và Pháp cũng đồng ý cho Kiev sử dụng tên lửa STORM SHADOW/SCALP vào mục đích này.

Đây là lần đầu tiên Washington, London và Paris cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga. Trước đây, Mỹ chỉ cho phép sử dụng ATACMS để tấn công các mục tiêu ở Crimea, Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia vì họ coi đây là lãnh thổ Ukraine.

Ngoài việc cho phép sử dụng tên lửa tầm xa tấn công lãnh thổ Nga, chính quyền Mỹ còn tuyên bố sẽ cung cấp viện trợ quân sự bổ sung trị giá 275 triệu USD và đồng ý hỗ trợ 9,3 tỷ USD cho Ukraine. Washington nói sẽ tiếp tục làm mọi thứ có thể để đảm bảo Ukraine có mọi thứ họ cần.

Quyết định của ông Biden

Chính quyền Mỹ giải thích rằng, việc ông Biden thay đổi quan điểm liên quan đến tên lửa ATACMS là để đáp lại tình huống mà Mỹ cho là sự xuất hiện của quân đội Triều Tiên tại tỉnh Kursk của Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc rằng hiện có 50 nghìn quân Triều Tiên trong khu vực, trong khi Mỹ đưa ra con số 10 nghìn, Bloomberg trích dẫn dữ liệu tình báo của một số nước thuộc nhóm G20 cho rằng tổng số quân Triều Tiên thậm chí có thể sớm lên tới 100 nghìn.

Cả Moscow và Bình Nhưỡng đều không xác nhận thông tin trên, nhưng trong chuyến thăm Moscow ngày 1/11/2024, Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son Hui đã tuyên bố rằng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã đưa ra chỉ thị “liên tục và mạnh mẽ ủng hộ và hỗ trợ” cho quân đội và nhân dân Nga trong cuộc chiến của họ. Tháng 6/2024, Nga và Triều Tiên đã ký Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, trong đó có điều khoản về hỗ trợ quân sự lẫn nhau, nên việc quân Triều Tiên đóng trên lãnh thổ Liên bang Nga - nếu có - là do thoả thuận giữa hai nước.

Thông qua việc cho phép lực lượng vũ trang Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, chính quyền ông Biden muốn gửi tín hiệu tới Triều Tiên để họ không nên gửi quân đến Nga nữa.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng, việc ông Biden quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tấn công lãnh thổ Nga hai tháng trước khi chuyển giao quyền lực cho ông Donald Trump - người đã nhiều lần tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của mình sẽ cắt giảm viện trợ cho Kiev và đưa Ukraine cùng Nga trở lại bàn đàm phán để nhanh chóng kết thúc chiến tranh - là nhằm đặt chính quyền mới của ông Trump vào sự việc đã rồi, khó có thể thể đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột.

Xung đột Nga-Ukraine: ATACMS đổ thêm dầu vào lửa nhưng không thay đổi được cục diện chiến trường

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters

Mặt khác, quyết định của ông Biden có thể nhằm khuyến khích các nhân vật có quan điểm cứng rắn dự kiến sẽ tham gia chính quyền mới của ông Trump, trong đó có Ngoại trưởng Marco Rubio, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth.

Hành động này của Tổng thống Biden cũng là nhằm thử thách quyết tâm của Moscow trong việc thực hiện các mục tiêu của "chiến dịch quân sự đặc biệt” khi Mỹ và một số nước phương Tây đưa ra kế hoạch “giáng một thất bại chiến lược lên Nga".

Việc dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng tên lửa ATACMS là một phần trong “kế hoạch chiến thắng” của ông Zelensky. Bản chất của kế hoạch này là buộc Liên bang Nga phải đàm phán về những điều khoản có lợi cho Ukraine.

Theo nguồn tin quan chức Mỹ, thông qua việc dỡ bỏ các hạn chế sử dụng ATACMS, Washington hy vọng sẽ ngăn cản được Nga giành lại quyền kiểm soát đối với Kursk, tạo thế cho Ukraine trong đàm phán vì khu vực này có thể trở thành một trong những “con bài mặc cả” của Kiev trong các cuộc đàm phán hòa bình có thể xảy ra.

Không có sự đồng thuận

Đến nay, Tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn chưa bình luận gì về quyết định của ông Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để bắn vào sâu trong lãnh thổ Nga, nhưng nhóm của ông đã lên án mạnh mẽ bước đi này của chính quyền Biden.

Con trai ông, Donald John Trump Jr. nói: "Tổ hợp công nghiệp-quân sự có vẻ háo hức chờ Thế chiến thứ ba nổ ra trước khi cha tôi có cơ hội mang lại hòa bình và cứu sống nhiều sinh mạng. Họ muốn hàng nghìn tỷ USD được chi tiêu".

Nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền ông Trump, chẳng hạn như Phó Tổng thống đắc cử J.D. Vance, nói rằng Mỹ không nên cung cấp thêm bất kỳ viện trợ quân sự nào cho Ukraine.

Tỷ phú người Mỹ David Sachs gọi hành động của ông Biden là liều lĩnh, mục tiêu chính là nhằm “trói tay Tổng thống đắc cử Donald Trump ở Ukraine”. Ông cho rằng, quyết định này có thể phản tác dụng.

Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định chính sách của Washington về việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa không thay đổi. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller không bác bỏ quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Cố vấn an ninh quốc gia sắp tới của ông Trump, Mike Waltz, cho rằng quyết định của Tổng thống Biden là một bước nữa dẫn tới leo thang căng thẳng có thể mang đến hậu quả không thể lường trước được.

Ông Waltz cho biết, chính quyền Biden đã không thông báo cho ông Trump quyết định này.

Elon Musk, người dự kiến đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ trong chính quyền mới đã viết trên mạng xã hội X của mình rằng, “những người theo chủ nghĩa tự do thích chiến tranh” vì nó góp phần mở rộng bộ máy nhà nước. Người phát ngôn nhóm chuyển tiếp của ông Trump, Stephen Chung cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống đắc cử là "người duy nhất có thể đưa cả hai bên lại với nhau để đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt chiến tranh và chết chóc”.

Cao uỷ phụ trách ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết các nước thành viên của liên minh chưa nhất trí về việc dỡ bỏ các hạn chế tấn công bằng vũ khí phương Tây vào lãnh thổ Nga. Tại cuộc họp ngoại trưởng các nước EU ngày 18/11/2024 tại Brussels, vấn đề này đã được đưa ra thảo luận, nhưng không có quyết định chung nào được thông qua, mỗi nước sẽ hành động riêng rẽ khi thấy phù hợp.

Xung đột Nga-Ukraine: ATACMS đổ thêm dầu vào lửa nhưng không thay đổi được cục diện chiến trường

Cao uỷ phụ trách ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell. Ảnh: Reuters

Italia từ chối cho phép lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để chống lại Nga. Ngoại trưởng Antonio Tajani nhấn mạnh rằng quan điểm của Rome vẫn không thay đổi, các vũ khí này chỉ có thể được sử dụng trên lãnh thổ Ukraine.

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjártó cho rằng việc cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào Nga bằng vũ khí từ các quốc gia thành viên NATO là "cực kỳ nguy hiểm".

Thủ tướng Olaf Scholz của Đức, nước viện trợ lớn thứ hai cho Ukraine sau Mỹ, cũng cho biết trong hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro rằng, Đức tuân thủ quyết định không cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho lực lượng vũ trang Ukraine. Ông nói, đây là vấn đề nguyên tắc mà Berlin sẽ không thay đổi.

Thủ tướng Slovakia Robert Fišo cho biết ông phản đối quyết định của Mỹ vì nó nhằm mục đích làm nản lòng hoặc trì hoãn các cuộc đàm phán hòa bình.

Chưa thay đổi được cục diện trên chiến trường

Do công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng Mỹ Lockheed Martin sản xuất, tên lửa đạn đạo ATACMS là một trong những tên lửa mạnh nhất cho đến nay được Washington cung cấp cho Ukraine, có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km, tức là gấp đôi tầm bắn của các loại vũ khí có trong kho của Ukraine.

Sử dụng loại tên lửa này, Ukraine có thể tấn công các sân bay, cơ sở hậu cần, căn cứ quân sự và các kho vũ khí, đạn dược của Nga ở các khu vực Smolensk, Kaluga, Bryansk, Oryol, Tula, Lipetsk, Kursk, Voronezh, Belgorod, Rostov, Volgograd và Krasnodar.

Xung đột Nga-Ukraine: ATACMS đổ thêm dầu vào lửa nhưng không thay đổi được cục diện chiến trường

Tên lửa đạn đạo ATACMS là một trong những tên lửa mạnh nhất cho đến nay được Washington cung cấp cho Ukraine. Ảnh: Quân đội Mỹ

Tuy nhiên, việc cung cấp loại tên lửa này cho Ukraine khó có thể lật ngược được cục diện cuộc chiến, vì biết trước kế hoạch này của Mỹ, Nga đã chuyển hầu hết các thiết bị quân sự, máy bay chiến đấu đến các sân bay nằm ngoài tầm bắn của ATACMS. Nhà Trắng đưa tin Nga đã di chuyển 90% máy bay chiến đấu ra ngoài tầm bắn của tên lửa ATACMS.

Mặt khác, chính quyền của Tổng thống Biden cho biết ATACMS được sử dụng chủ yếu để kiềm chế quân Nga và Triều Tiên ở khu vực Kursk.

Theo các chuyên gia quân sự, tên lửa này có thể giúp nâng cao tinh thần của các lực lượng vũ trang Ukraine vốn gần đây đã suy giảm sau khi quân đội Nga tấn công và giành được quyền kiểm soát ở nhiều khu vực miền đông Ukraine.

Hãng tin CNN cho biết, chưa rõ hiện có bao nhiêu tên lửa loại này còn lại trong kho vũ khí Ukraine, nhưng theo nhiều nguồn tin, con số này rất ít, phần lớn đã hết hạn sử dụng phải nâng cấp, giá thành lại cao, nên điều này “sẽ không dẫn đến những thay đổi ngay lập tức trên chiến trường”. Trong khi đó, các máy bay không người lái do Ukraine sản xuất, rẻ hơn rất nhiều, từ lâu đã được sử dụng để tấn công các cơ sở quân sự và năng lượng ở Nga, được coi là giải pháp tốt hơn.

Các chuyên gia quân sự của Nga cho rằng, tác động của việc dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng tên lửa ATACMS không quá quan trọng, không chỉ vì số lượng nhỏ của chúng trong kho vũ khí Ukraine mà còn dễ bị hệ thống phòng không tiên tiến của Nga gồm Pantsir, S-300, S-400, Buk M3 và Tor bắn hạ. 

Ngày 19/11/2024, Ukraine đã bắn 6 tên lửa ATACMS vào các mục tiêu ở tỉnh Bryansk bên trong lãnh thổ Liên bang Nga và tất cả đều đã bị bắn hạ. Ngày 25/11/2024, Ukraine đã bắn 8 tên lửa ATACMS vào sân bay quân sự Vostochny ở Kursk, nhưng tất cả máy bay chiến đấu của Nga đã được di chuyển đi nơi khác từ lâu. Lực lượng phòng không Nga cũng đã bắn hạ 7 chiếc, chỉ có một chiếc bắn trúng mục tiêu, 2 binh sĩ bị thương nhẹ và cơ sở hạ tầng bị hư hại nhẹ.

Nga đã đáp lại bằng việc Tổng thống Vladimir Putin ngày 19/11/2024 ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi và khẳng định Moscow có thể tính đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công bằng tên lửa thông thường do một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân hỗ trợ.

Trong khi nhiều nước đang thúc giục Ukraine và Nga bước vào đàm phán để giải quyết cuộc xung đột, việc chính quyền của Tổng thống Biden cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công lãnh thổ Nga là một việc làm “đổ thêm dầu vào lửa”, không những không lật ngược được thế trận trên chiến trường, không giúp Ukraine giải quyết được cuộc xung đột với Nga, mà chỉ dẫn đến leo thang căng thẳng, kéo dài cuộc chiến.

Nội dung liên quan:Căng thẳng Ukraine
Meta muốn chi 10 tỷ USD làm cáp quang biển vòng quanh thế giới
Meta muốn chi 10 tỷ USD làm cáp quang biển vòng quanh thế giới
5 tháng trước
Tập đoàn Meta được cho là đang lên kế hoạch xây dựng một hệ thống cáp quang biển khổng lồ, trải dài gần 25.000 dặm vòng quanh thế giới. Dự án này, ước tính trị giá hơn 10 tỷ USD, sẽ do Meta toàn...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gặp Thủ tướng Canada sau đe dọa áp thuế
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gặp Thủ tướng Canada sau đe dọa áp thuế
5 tháng trước
Tổng thống đắc cử Mỹ Trump hôm qua (30/11) cho biết ông đã có một cuộc họp "rất hiệu quả" với Thủ tướng Canada Justin Trudeau về biên giới, thương mại và năng lượng trong bối cảnh lo ngại về một cuộc chiến thương mại.
Các mẫu đất mang từ tiểu hành tinh Ryugu có dấu hiệu của sự sống?
Các mẫu đất mang từ tiểu hành tinh Ryugu có dấu hiệu của sự sống?
5 tháng trước
Các nhà khoa học đã tìm thấy vi khuẩn đang sinh sống trên một mẫu đá thu thập được từ tiểu hành tinh Ryugu cách Trái đất 200 triệu dặm.
Người Mỹ chi 10,8 tỷ USD mua sắm dịp Black Friday
Người Mỹ chi 10,8 tỷ USD mua sắm dịp Black Friday
5 tháng trước
Theo dữ liệu cập nhật của Adobe Analytics, người dân Mỹ đã chi gần 10,8 tỷ USD mua sắm trên mạng trong dịp Black Friday năm nay, tăng 10,2% so với năm ngoái.
Đã gần 1 năm nhưng thủ lĩnh OPEC vẫn chưa chốt gia nhập BRICS: “Ông lớn” dầu mỏ đang tính toán điều gì?
Đã gần 1 năm nhưng thủ lĩnh OPEC vẫn chưa chốt gia nhập BRICS: “Ông lớn” dầu mỏ đang tính toán điều gì?
5 tháng trước
Ả Rập Xê Út được cho là muốn cân bằng lợi ích trong quan hệ với cả BRICS và phương Tây.
Vệ tinh của Mỹ phát hiện tình trạng báo động toàn cầu, chuyên gia: Đây không phải trùng hợp ngẫu nhiên
Vệ tinh của Mỹ phát hiện tình trạng báo động toàn cầu, chuyên gia: Đây không phải trùng hợp ngẫu nhiên
5 tháng trước
Theo NASA, các vệ tinh thuộc thế hệ GRACE đo lực hấp dẫn khi chúng quay quanh hành tinh đã phát hiện sự thay đổi mực nước trên Trái Đất.
Trung Quốc nghiên cứu khoai tây chống chịu thời tiết
Trung Quốc nghiên cứu khoai tây chống chịu thời tiết
5 tháng trước
Được trồng trong điều kiện mô phỏng dự đoán nhiệt độ cao hơn vào cuối thế kỷ, khoai tây là dấu hiệu đáng ngại về an ninh lương thực trong tương lai. Nặng 136 gram, củ khoai tây này chỉ nặng chưa...
'Bộ trưởng' Elon Musk yêu cầu tòa án ngăn chặn việc OpenAI chuyển thành doanh nghiệp vì lợi nhuận
'Bộ trưởng' Elon Musk yêu cầu tòa án ngăn chặn việc OpenAI chuyển thành doanh nghiệp vì lợi nhuận
5 tháng trước
"Cuộc chiến vương quyền" vừa Elon Musk và OpenAI ngày một nóng.
Từng chỉ trích và chê Apple không đủ thông minh, Elon Musk bất ngờ 'quay xe' khen một tính năng mới của 'táo khuyết'
Từng chỉ trích và chê Apple không đủ thông minh, Elon Musk bất ngờ 'quay xe' khen một tính năng mới của 'táo khuyết'
5 tháng trước
Tỷ phú Elon Musk dường như đã bị thuyết phục bởi một tính năng mới của Apple sau bao lần chỉ trích nhà sản xuất iPhone.
Chiến sự Syria leo thang: Lệnh ngừng bắn 2020 bị phá vỡ, chiến đấu cơ Nga xuất kích loại bỏ 200 tay súng
Chiến sự Syria leo thang: Lệnh ngừng bắn 2020 bị phá vỡ, chiến đấu cơ Nga xuất kích loại bỏ 200 tay súng
5 tháng trước
Nga đang trợ giúp quân đội Syria đối phó với cuộc tấn công bất ngờ của phe nổi dậy tại phía Bắc nước này. Xung đột Syria có nguy cơ tái bùng phát.
BRICS có nguy cơ bị ông Trump áp thuế 100% nếu tiếp tục phi đô la hoá: 'Hãy chuẩn bị nói lời tạm biệt nước Mỹ'
BRICS có nguy cơ bị ông Trump áp thuế 100% nếu tiếp tục phi đô la hoá: 'Hãy chuẩn bị nói lời tạm biệt nước Mỹ'
5 tháng trước
Ngày 30/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đe dọa áp thuế 100% đối với một khối gồm 9 quốc gia nếu họ hành động làm suy yếu đồng đô la Mỹ.
Anh đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng: Khép lại và mở ra kỷ nguyên mới
Anh đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng: Khép lại và mở ra kỷ nguyên mới
5 tháng trước
Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên Nhóm G7 ngừng sản xuất điện than ngày 30/9 (giờ địa phương) khi đóng cửa nhà máy cuối cùng Ratcliffe-on-Soar.
Thứ Hai, 21/04/2025
08:00
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế:
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế:
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
14:00
   
SwitzerlandCHFSwitzerland
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,158,350.0B
1,158,350.0B
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.013%
2.013%
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.192%
2.192%
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.101%
2.101%
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
Giá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăngGiá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăng
1 giờ trước
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnh
9 giờ trước
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểmGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểm
9 giờ trước
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữaBộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữa
9 giờ trước
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Máy bay Boeing bị Trung Quốc trả về MỹMáy bay Boeing bị Trung Quốc trả về Mỹ
9 giờ trước
Một chiếc Boeing 737 MAX đáng lẽ bàn giao cho hãng bay Trung Quốc đã quay về Mỹ hôm 20/4 trong bối cảnh căng thẳng thuế quan.
[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?
10 giờ trước
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
12 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
12 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
12 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
ĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trườngĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường
14 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Ruble tăng giá 40% so với USD năm nayRuble tăng giá 40% so với USD năm nay
15 giờ trước
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Giỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành côngGiỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành công
15 giờ trước
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.