Xu hướng trái chiều của nền kinh tế Nga và Ukraine
07:21 09/04/2024
Nền kinh tế Nga vẫn đang duy trì đà tăng trưởng tốt, bất chấp xung đột với Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh: TASS
Trong khi tăng trưởng kinh tế Nga vẫn duy trì ở mức cao bất chấp xung đột, thì nền kinh tế UKraine đang đối mặt với những thách thức do giao tranh kéo dài.
Tăng trưởng kinh tế của Nga vẫn duy trì ở mức cao trong tháng 3, thậm chí còn tăng tốc nhẹ. Theo hãng thông tấn RIA Novosti, trong đánh giá "Về tình hình hiện tại của nền kinh tế" của Bộ Phát triển Kinh tế Nga mới được công bố, tăng trưởng GDP của Nga trong tháng 2 năm nay đã tăng lên 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tăng trưởng kinh tế Nga trong tháng 1 là 4,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Nga vào tháng 2/2024 đạt mức thấp lịch sử là 2,8%, theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Nga Rosstat. Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất về tình trạng của nền kinh tế nói chung.
Theo ông Putin, nền kinh tế Nga không bị đặt vào tình trạng chiến tranh, bất chấp những khó khăn hiện nay. Tổng thống Putin khẳng định trong điều kiện hiện nay, Nga đang tập trung nỗ lực, nguồn lực hành chính và tài chính vào phát triển công nghiệp quốc phòng, nhưng chúng được kết nối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Tuy nhiên, ông Putin thừa nhận nền kinh tế Nga sẽ thiếu nhân lực trong những năm tới: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng trước những thách thức về nhân khẩu học trong những năm tới, nền kinh tế Nga sẽ có nhu cầu cao và thậm chí thiếu nhân lực, điều này là hoàn toàn chắc chắn, chúng ta phải hiểu điều này. Chúng ta sẽ chung sống với điều này trong những năm tới”.
Bộ Phát triển Kinh tế Nga dự báo trong giai đoạn 2024 - 2025, tăng trưởng GDP của nước này là 2,3%, trong khi năm 2026 là 2,2%. Năm 2023, nền kinh tế Nga tăng trưởng 3,6%.
Theo Rosstat, tăng trưởng sản xuất công nghiệp đã tăng tốc trong tháng 2 lên 8,5% so với cùng kỳ, vượt đáng kể dự báo của các nhà phân tích và dự báo của thị trường là 5,6%.
Chỉ số PMI (Chỉ số Quản lý Sức mua - đo lường hoạt động sản xuất và dịch vụ của một quốc gia hoặc khu vực) của Nga cũng tăng trong tháng 2 lên mức 54,7, so với mức 52,4 trong tháng 1, đạt mức tăng lớn nhất trong 13 năm.
Trong khi đó, nợ nước ngoài của Nga đã giảm đều đặn và ở mức 326,6 tỷ USD vào tháng 12/2023, so với 383,6 tỷ USD vào cuối năm 2022. Nợ nước ngoài thấp có nghĩa là Nga không cần khai thác thị trường vốn quốc tế nên không dễ bị tổn thương trước bất kỳ hình thức trừng phạt nào liên quan phát hành trái phiếu.
Cùng với thặng dư tài khoản vãng lai mạnh mẽ nhờ giá dầu cao, lên tới 5,2 tỷ USD trong tháng 2 năm nay (tháng 1 là 4,5 tỷ USD), Nga có thể tự trang trải dễ dàng từ khoản lợi nhuận này.
Đồng thời, tổng dự trữ quốc tế đã tăng lên và hiện ở mức khoảng 600 tỷ USD vào cuối quý 1/2024. Một nửa số dự trữ này đã bị đóng băng ở phương Tây.
Trước đó, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, năm 2023 là một năm tăng trưởng mạnh của nền kinh tế nước này: sản xuất công nghiệp tăng 3,5%, thất nghiệp giảm còn 3%, tổng đầu tư năm 2023 tăng gần 10% - một con số kỷ lục trong 12 năm gần đây, thu ngân sách liên bang tăng gần 5%. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Nga nằm trong Top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới về sức mua tương đương.
Những toà nhà bị phá huỷ trong xung đột tại tại phía bắc thủ đô Kiev, Ukraine ngày 21/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Về phía Ukraine, theo Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế Yulia Svyrydenko, nền kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 5% vào năm 2023, tốt hơn nhiều so với kỳ vọng, sau khi giảm đáng kể 28,8% vào năm 2022.
Quá trình phát triển này được mô tả là "tăng trưởng phục hồi", trong bối cảnh Ngân hàng Quốc gia Ukraine (NBU) đưa ra bản tóm tắt toàn diện về tác động tàn phá của xung đột đối với nền kinh tế nước này, nhấn mạnh mức sụt giảm 30% GDP do cuộc chiến với Nga. Ukraine cũng chứng kiến một cuộc khủng hoảng di cư đáng kể, khi nhiều người Ukraine buộc phải di tản, làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát.
Andriy Pishnyi, Giám đốc NBU, nhấn mạnh rằng Ukraine phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ tài chính quốc tế do tình hình kinh tế khó khăn trầm trọng khi nước này giảm 1/3 GDP và mất 20% diện tích lãnh thổ.
Trong năm 2024, Chính phủ Ukraine dự kiến mức tăng trưởng GDP là 4,6%, kèm theo mức gia tăng đáng kể về đầu tư và thương mại. Đáng chú ý, lĩnh vực quốc phòng nổi lên như một động lực then chốt của hoạt động kinh tế vào năm 2023, đóng góp đáng kể vào hiệu quả kinh tế chung.
Tuy nhiên, bất chấp quỹ đạo tăng trưởng tích cực, lĩnh vực xuất khẩu của Ukraine phải đối mặt với những thách thức với giá trị xuất khẩu giảm rõ rệt, dự báo sẽ tác động đến hoạt động kinh tế và có khả năng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2024. Đặc biệt, lĩnh vực công nghiệp đang chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng suy thoái, khi nhiều doanh nghiệp dự báo kết quả kinh tế bất lợi do những thách thức về hậu cần và chi phí hoạt động tăng cao.
Dự báo của Ngân hàng Thế giới cho thấy tình trạng giao tranh sẽ kéo dài trong năm 2024, xuất khẩu và đầu tư phục hồi khiêm tốn trong năm tiếp theo và tùy thuộc vào ổn định địa chính trị. Tuy nhiên, Ngân hàng này nhấn mạnh rằng tốc độ tăng trưởng có thể sẽ vẫn ở mức thấp so với mức trước đại dịch.
Trong bối cảnh những thách thức kinh tế này, lĩnh vực ngân hàng đã có các khoản nợ xấu tăng, chủ yếu do xung đột ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp và suy thoái kinh tế trên diện rộng. Xu hướng này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến vốn hóa của các công ty nông nghiệp vốn đã sụt giảm đáng kể trong quý cuối cùng của năm 2023.
Hiện Ukraine đang cạn kiệt ngân sách, nhân lực và cả đạn dược cho tiền tuyến. Kể từ khi nguồn cung viện trợ từ Mỹ bị đình trệ tại Quốc hội hồi tháng 1 năm nay và Nga giành quyền kiểm soát Avdiivka vào ngày 17/2, Kiev đã mất thế chủ động trong cuộc chiến.
Trong 2 tháng đầu năm nay, Ukraine chỉ nhận được 10% số tiền mà các đối tác đã cam kết và toàn bộ số tiền đó đều đến từ Nhật Bản. Đến tháng 3, tiền được chuyển đến nhưng không đủ bù đắp số thiếu hụt. Ukraine đang thâm hụt tài khoản vãng lai khoảng 3 tỷ USD mỗi tháng mà nước này không thể xử lý.
EU đã ký kết gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro trong 4 năm để giúp Ukraine và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đã chuyển 800 triệu USD. Ukraine cũng đang trông cậy vào 10 tỷ USD viện trợ từ Mỹ vào năm 2024 và quyết định của EU về việc sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị đóng băng của Nga (3 tỷ euro) cho Kiev. Tờ Kiev Independent ngày 8/4 dẫn lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nếu không có tiền viện trợ từ Mỹ thì Ukraine có thể thua trong cuộc chiến.
Một vấn đề đau đầu khác là hoạt động thương mại qua biên giới Ba Lan vẫn bị chặn. Một thỏa thuận đang được thực hiện để gia hạn quyền tiếp cận tự do vào EU, nhưng các hạn chế “phanh khẩn cấp” sẽ được áp dụng lại đối với các sản phẩm chính như trứng, thịt gà và mật ong.
Cuộc tranh cãi này cho thấy hỗ trợ từ EU dành cho Ukraine bị hạn chế do EU cũng nỗ lực bảo vệ thị trường nội bộ của các quốc gia thành viên.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều đi ngang trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao và báo cáo lạm phát sắp tới khiến nhà đầu tư không có động thái lớn.
Giá vàng đạt mức cao kỷ lục trong phiên thứ 7 liên tiếp vào ngày thứ Hai (08/04), một phần được thúc đẩy bởi hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương châu Á.
Đây là người đàn ông với học vấn và hành trình nghề nghiệp trải dài khắp hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và có nhiều đóng góp cho Lý thuyết điện toán. Ông là ai?
Bộ Lao động và Việc làm (DOLE) Philippines cho biết, người lao động có thể chọn không đi làm để tránh nắng nóng nhưng sẽ không được trả lương. Trong khi đó, tất cả các trường học công tại...
Số liệu do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) công bố ngày 7/4 cho thấy, dự trữ vàng của nước này tiếp tục tăng trong tháng 3. Đây là tháng thứ 17 liên tiếp Trung Quốc tăng dự trữ vàng trong bối cảnh giá của kim loại quý này liên tục tăng.
Tờ Washington Post cho biết, cách tiếp cận của ông Trump về xung đột Ukraine hoàn toàn trái ngược với chính sách của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden.
Chiếc Boeing 737-800 chở 135 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đã bay lên độ cao 3.140 m nhưng buộc phải quay đầu sau 25 phút do vỏ động cơ bị bung mảng lớn
Dư nợ margin tại các công ty chứng khoán tăng mạnh trong quý I/2025, đạt gần 275.000 tỷ đồng - mức cao nhất lịch sử. Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy ngay trước thời điểm thị trường lao dốc vì thông tin Mỹ áp thuế hàng Việt.
Trước những phát sinh thực tế nằm ngoài khả năng kiểm soát, Vietjet vừa có văn bản đề nghị CTCP phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất thêm một tháng.
Trong quý I, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 108 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ, hoàn thành 16% kế hoạch. Năm nay công ty dự kiến chia cổ tức tiền mặt 5%.
Các nhịp phục hồi mang tính kỹ thuật nên được tận dụng để cơ cấu danh mục Ngay đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu, đặc...
Cổ phiếu nhóm công ty chứng khoán cũng có phiên giao dịch khởi sắc với mức tăng phổ biến của các mã trong nhóm 2 – 4%. SBS, VIG, APG tăng trần, “trắng bên bán”.
Cổ phiếu SBS tăng trần 2 phiên liên tiếp, nâng vốn hóa thêm gần 30% chỉ sau 2 ngày giao dịch. Diễn biến này diễn ra ngay sau khi Sacombank công bố kế hoạch chi 1.500 tỷ đồng thâu tóm một công ty chứng khoán, làm dấy lên đồn đoán về SBS.
Một chuyên gia kinh tế cho rằng động thái nhượng bộ mới nhất của ông Trump là dấu hiệu cho thấy vị tổng thống đang hoảng loạn vì biến động trên thị trường.
(ĐTCK) Dư âm của phiên bắt đáy mạnh chiều qua (22/4), cũng thông tin tích cực của thị trường bên kia bờ Thái Bình Dương giúp sắc xanh lan tỏa trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch sáng nay (23/4).
Sáng nay (23/4), CTCP Vinhomes tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Theo kế hoạch kinh được công bố, Vinhomes đặt chỉ tiêu doanh thu 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.
Tổng thống Mỹ cho biết mức thuế nhập khẩu 145% áp lên Trung Quốc sẽ giảm mạnh nếu hai nước đạt thỏa thuận thương mại, nhưng sẽ không về 0%.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.