Vũ khí bí mật giúp EU lấy lại vị thế trong các cuộc đàm phán về Ukraine
06:49 27/02/2025
Châu Âu vẫn đang nắm giữ “vũ khí bí mật” có thể giúp họ lấy lại vị thế trong các cuộc đàm phán kết thúc xung đột Nga-Ukraine nhưng vấn đề quan trọng là họ có sẵn sàng sử dụng tới nó hay không?
Các cuộc tiếp xúc giữa Mỹ và Nga để thảo luận về cách thức chấm dứt xung đột ở Ukraine mà không có sự tham gia của đại diện Ukraine lẫn Liên minh châu Âu khiến cả Kiev và EU bất ngờ và cảm thấy bị gạt sang một bên.
Dù vậy, EU vẫn đang nắm giữ “vũ khí bí mật” có thể giúp họ lấy lại vị thế trong các cuộc đàm phán: tịch thu tài sản trị giá 200 tỷ euro của Ngân hàng trung ương Nga vốn đã bị các nước châu Âu đóng băng sau khi Moscow phát động chiến dịch đặc biệt ở Ukraine đầu năm 2022.
Phần lớn số tiền nói trên đang được giữ tại tổ chức tài chính Euroclear có trụ sở tại Brussels và vẫn đang sinh lời. Trong khi đó, theo Politico, tài sản của Nga bị đóng băng ở Mỹ chỉ 5 tỷ USD.
Châu Âu vẫn đang nắm giữ “vũ khí bí mật” có thể giúp họ lấy lại vị thế trong các cuộc đàm phán kết thúc xung đột Nga-Ukraine. Ảnh: Getty
Việc tịch thu tài sản Nga đang bị đóng băng gần như chắc chắn đảm bảo cho châu Âu một vị trí lớn hơn trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, đây vẫn là một giải pháp cực đoan và lâu nay một số quan chức hàng đầu châu Âu phản đối thực hiện vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với đồng euro.
Con bài mặc cả của châu Âu
Trong bối cảnh Mỹ đang thay đổi chính sách về Ukraine kể từ khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, những người có quan điểm cứng rắn với Nga ở châu Âu cho rằng, việc “rã băng” tài sản của Nga và trao cho Kiev sẽ giúp Ukraine giành được lợi thế trên chiến trường đồng thời tránh một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng mà trong đó Kiev sẽ ở thế yếu.
“Với các tài sản của Nga bị đóng băng, chúng ta có thể thay thế sự hỗ trợ của Mỹ nếu họ vẫn quyết định không hỗ trợ Ukraine nữa. Chúng ta có hàng trăm tỷ euro tài sản của Nga bị đóng băng ở châu Âu và chúng ta cần sử dụng nó”, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna cho biết ngày 24/2.
Các nước Baltic và Bắc Âu, những nước láng giềng của Nga, cho rằng tiền nên được trao ngay cho Ukraine. Quan điểm này được Ba Lan, Séc và nhà ngoại giao hàng đầu của EU - cựu Thủ tướng Estonia Kaja Kallas ủng hộ.
“Tôi không đồng ý với lập luận cho rằng làm như vậy sẽ kéo theo các vấn đề về pháp lý. Chúng ta cần có ý chí chính trị để làm điều đó”, Ngoại trưởng Litva Kęstutis Budrys nói với Politico, đồng thời cho rằng những nước hoài nghi “cần đưa ra lý lẽ mạnh mẽ hơn để thuyết phục những người còn lại vì sao chúng ta không thể làm điều này”.
Tuy nhiên, phe phản đối lại bao gồm những nước có ảnh hưởng lớn ở châu Âu như Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen. Họ lo ngại rằng việc tịch thu tài sản Nga bị đóng băng sẽ gây hoang mang cho các nhà đầu tư quốc tế và tự loại bỏ lợi thế lớn nhất của mình trong các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng.
“Nếu các nước 'rã băng' tài sản Nga và trao cho Ukraine, họ sẽ không còn nắm giữ nó nữa và không thể sử dụng nó như một con bài mặc cả”, một nhà ngoại giao EU phản đối việc tịch thu tài sản Nga cho biết.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 24/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định các đồng minh phương Tây có thể có cơ sở pháp lý để sử dụng các khoản lợi nhuận từ tài sản Nga trong suốt cuộc xung đột, nhưng khẳng định rằng việc tịch thu tài sản gốc là bất hợp pháp. Ông cũng cho ý rằng việc đóng băng các tài sản này là con bài mặc cả quan trọng của châu Âu.
“Đó sẽ là một phần của cuộc đàm phán kết thúc xung đột”, ông Macron nhấn mạnh.
Thủ tướng Estonia Kallas thừa nhận khả năng tịch tài sản của Nga trong thời gian sắp tới là rất thấp.
“Chúng ta cần sự ủng hộ của tất cả mọi người để có thể tịch thu tài sản của Nga, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa có điều đó”, bà Kallas nói trong một cuộc họp báo ngày 24/2.
Tính toán của EU với tài sản Nga bị đóng băng
Những người phản đối việc “rã băng” tài sản Nga cho rằng làm như vậy vào lúc này sẽ làm suy yếu vị thế của EU trong các cuộc đàm phán hòa bình với Moscow.
Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Riyadh vào tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nói rằng EU sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình “vào một thời điểm nào đó” vì các lệnh trừng phạt mà họ đã áp đặt lên Moscow.
Các nước châu Âu nhận ra rằng hàng tỷ euro tài sản Nga bị đóng băng mang lại cho họ ảnh hưởng đối với Điện Kremlin.
“Nếu Nga thực sự muốn lấy lại số tài sản đó, họ phải đưa ra một cái gì đó để đổi lấy nó”, nhà ngoại giao EU giấu tên cho biết.
Mặc dù Ngoại trưởng Estonia Tsahkna ủng hộ việc trao tiền trực tiếp cho Kiev, nhưng chính phủ Estonia thừa nhận việc giữ lại các tài sản đó sẽ là một công cụ mặc cả có lợi cho châu Âu.
Một tài liệu chuẩn bị cho cuộc họp của các ngoại trưởng EU ngày 24/2 mà Politico tiếp cận được, viết rằng “Việc tiếp tục giữ tài sản đóng băng là một công cụ tài chính và ngoại giao, để đảm bảo rằng Nga sẽ phải chịu sức ép rõ ràng và họ sẽ buộc phải đàm phán và bồi thường cho Ukraine”.
Các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU cũng nhấn mạnh, các tài sản này sẽ vẫn bị đóng băng cho đến khi Nga đồng ý trả tiền bồi thường sau xung đột cho Ukraine.
Các nước EU vẫn đang coi số tài sản 200 tỷ euro như một nguồn tài chính để trang trải chi phí tái thiết Ukraine, mà Ngân hàng Thế giới ước tính sẽ tốn khoảng 486 tỷ USD.
“Nhiều người phản đối việc 'rã băng' số tài sản đó vì họ xem đây là nguồn tiền để tái thiết Ukraine”, một nhà ngoại giao EU cho biết.
Theo Reuters, trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Mỹ đang diễn ra, một số người ở Nga ủng hộ ý tưởng nhượng bộ tài sản đang bị đóng băng của nước này miễn là một phần trong đó cũng được sử dụng để tái thiết các khu vực mà Moscow đang kiểm soát.
Pháp sẵn sàng giương chiếc ô hạt nhân của nước này để bảo vệ châu Âu trong bối cảnh nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng “thờ ơ” với an ninh của các đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương.
Đồng Yen tăng lên mức khoảng 148 Yen/USD vào ngày 25/2 trong phiên giao dịch tại New York. Đây là mức cao nhất của đồng Yen so với đồng bạc xanh kể từ tháng 10/2024.
Trong khi ngành vi điện tử của Nga tụt hậu xa so với phương Tây, các nhà đầu tư tư nhân tỏ ra thờ ơ vì chi phí tốn kém và rủi ro không thể thu hồi vốn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.