Vĩnh Phúc và Phú Thọ: Tỉnh nào đang có nền công nghiệp phát triển 'vượt bậc'?
04:02 24/03/2025
Từng là một phần của tỉnh Vĩnh Phú (cũ), Vĩnh Phúc và Phú Thọ sau khi tách ra đã đi theo những con đường phát triển khác nhau nhưng đều có điểm chung là đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Trong hơn hai thập kỷ qua, cả tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ đều có điểm chung là đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm mục tiêu trở thành địa bàn thu hút đầu tư và sản xuất hàng đầu khu vực phía Bắc. Vậy, trong cuộc đua công nghiệp hóa, đâu là địa phương đang có bước tiến vượt bậc?
Ngày 6/11/1996, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã ra nghị quyết chia tỉnh Vĩnh Phú, tái lập nên tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Sau gần 30 năm trôi qua, cả hai tỉnh hiện nay đều đang có sự phát triển mạnh về công nghiệp.
Sau khi tái lập vào năm 1997, Vĩnh Phúc từ một tỉnh thuần nông, phải nhận trợ cấp ngân sách từ Trung ương đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhất miền Bắc.
Là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm gần sân bay Nội Bài với hệ thống giao thông thuận lợi, tỉnh Vĩnh Phúc nhiều năm nay luôn nằm trong danh sách khu vực công nghiệp phát triển nhất miền Bắc.
Điểm nhấn lớn nhất của Vĩnh Phúc chính là việc thu hút thành công các tập đoàn sản xuất ô tô, xe máy hàng đầu thế giới như Toyota, Honda và nhiều tên tuổi trong ngành công nghiệp phụ trợ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc.
Vĩnh Phúc hiện đang được xem là cực tăng trưởng công nghiệp ở khu vực phía Bắc. Ảnh: Internet
Hiện tỉnh có 18 khu công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích trên 5.200ha, trong đó nhiều khu đã lấp đầy như KCN Bình Xuyên, Khai Quang, Thăng Long Vĩnh Phúc. Tính đến cuối năm 2024, Vĩnh Phúc thu hút được hơn 481 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 8,4 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực cơ khí chính xác, lắp ráp ô tô, điện – điện tử và linh kiện; 845 dự án DDI với tổng vốn đầu tư trên 145.000 tỷ đồng.
Không chỉ dừng lại ở thu hút đầu tư, tỉnh còn chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong cơ cấu GRDP, công nghiệp – xây dựng chiếm đến hơn 60%, khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế địa phương.
Trong năm 2024, chỉ số sản xuất các ngành công nghiệp chủ lực, lợi thế của Vĩnh Phúc đều gia tăng, đặc biệt ngành sản xuất linh kiện điện tử tiếp tục trở thành động lực tăng trưởng chính của tỉnh với mức tăng từ 17,92%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng sản phi kim loại tăng 5,98%; ngành sản xuất kim loại tăng 19,61% so với cùng kỳ năm 2023…
Hiện nay, Vĩnh Phúc đang là địa phương có số thu ngân sách đứng trong TOP 10 cả nước.
Năm 2024, thu nội địa đạt trên 26.000 tỷ đồng cùng với thu từ ngành hải quan, tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 31.600 tỷ đồng. Đây cũng là năm thứ 2 tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vượt mốc 30.000 tỷ đồng.
Phú Thọ – Ngôi sao đang lên của công nghiệp trung du
Phú Thọ là tỉnh nằm ở trung tâm miền núi phía Bắc và là cầu nối giữa tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng. Vài năm trở lại đây, Phú Thọ đang trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư trong khu vực các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ.
Sau khi được tái lập tỉnh vào năm 1997, từ một KCN tập trung là KCN Thụy Vân với diện tích 335ha, đến nay Phú Thọ đã có 4/7 KCN đi vào hoạt động và đầu tư kết cấu hạ tầng, cùng hơn 20 cụm công nghiệp rải rác khắp các huyện, thị, đã thu hút hàng trăm dự án FDI, DDI.
Trong khi Vĩnh Phúc tập trung vào các ngành công nghiệp nặng và cơ khí, Phú Thọ lại nổi lên nhờ chiến lược đa dạng hóa ngành nghề công nghiệp và tận dụng vị trí cửa ngõ trung du – miền núi phía Bắc. Là một trong những tỉnh đầu tiên triển khai quy hoạch các khu – cụm công nghiệp sớm, Phú Thọ hiện có gần 10 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 2.400ha, nổi bật là các KCN Thụy Vân, Trung Hà, Phù Ninh…
Nhờ quỹ đất lớn, giao thông cải thiện, chi phí hợp lý và chính sách mở cửa, Phú Thọ được kỳ vọng sẽ tăng tốc mạnh trong thập kỷ tới. Ảnh: Internet
Chỉ trong vòng từ năm 2020 đến cuối năm 2024, Phú Thọ đã thu hút được hơn 500 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 54.000 tỷ đồng, 90 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD.
Trong năm 2024, Phú Thọ cũng đa thu hút thành công 32 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký hơn 270 triệu USD.
Trong năm sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng cao khi tăng 16,4%, chỉ số sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 42,1% và nằm trong nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.
Các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh bao gồm: Chế biến thực phẩm, may mặc, sản xuất thiết bị điện tử, hóa chất – dược phẩm và vật liệu xây dựng. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, nhiều tập đoàn Hàn Quốc và Trung Quốc đã chọn Phú Thọ làm điểm đến đầu tư do quỹ đất còn dồi dào và chi phí vận hành cạnh tranh.
Ngoài ra, Phú Thọ cũng đang được đánh giá cao nhờ việc chú trọng phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, phát triển cụm công nghiệp quy mô vừa và nhỏ phù hợp với địa hình và đặc thù lao động tại địa phương.
Theo như báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của Phú Thọ trong hai tháng đầu năm 2025 đạt mức tăng trưởng ấn tượng 47,3% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất cả nước. Đây được đánh giá là con số nổi bật đáng chú ý khi công nghiệp cả nước đang tiếp đà phục hồi với mức tăng chung 7,2%, cao hơn mức tăng 6,5% của cùng kỳ năm 2024.
Nếu xét về quy mô đầu tư FDI, tốc độ lấp đầy khu công nghiệp, số lượng dự án và tầm ảnh hưởng của các nhà đầu tư lớn, thì Vĩnh Phúc đang là tỉnh có nền công nghiệp phát triển vượt bậc và dẫn đầu rõ rệt. Với nền tảng từ các tập đoàn toàn cầu, tỉnh này đã và đang hình thành chuỗi sản xuất công nghiệp hiện đại, có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Tuy nhiên, Phú Thọ không phải là "người theo sau" thụ động. Trong bối cảnh chi phí sản xuất tại các tỉnh ven Hà Nội ngày càng cao, Phú Thọ đang dần trở thành lựa chọn thay thế lý tưởng cho các nhà đầu tư mới.
Nhờ quỹ đất lớn, giao thông cải thiện, chi phí hợp lý và chính sách mở cửa, Phú Thọ được kỳ vọng sẽ tăng tốc mạnh trong thập kỷ tới, đặc biệt trong các lĩnh vực chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng và điện tử.
Cùng khởi điểm từ một gốc – tỉnh Vĩnh Phú (cũ), Vĩnh Phúc và Phú Thọ ngày nay đang khẳng định vị thế mới trong bản đồ công nghiệp Việt Nam. Vĩnh Phúc vươn lên mạnh mẽ với mô hình sản xuất công nghiệp quy mô lớn, trong khi Phú Thọ phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa toàn diện và thích ứng với đặc điểm vùng miền. Dù lựa chọn con đường khác nhau, cả hai đều đang đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới sản xuất công nghiệp quốc gia trong tương lai.
Dự án cầu - đường Nguyễn Khoái (kết nối quận 1 và quận 4, quận 7) với tổng mức đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng dự kiến sẽ được khởi công chậm nhất vào tháng 9 năm nay.
Ngày 22/3, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì gặp mặt doanh nhân quý I/2025 nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Thành phố Đà Nẵng đang làm thủ tục để thu hồi một phần đất của dự án Khu du lịch ven biển Hòn Ngọc Á Châu (quận Ngũ Hành Sơn) để chuẩn bị xây dựng công viên công cộng
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.