• CIM 11.30 0.07(0.61%)
  • VNI 1207.07 12.05(0.99%)
  • BTC 86763.99 1584.75(1.86%)
  • GOLD 3396.796 69.970(2.10%)
  • WTI 62.39 1.28(2.02%)
  • EUR/USD 1.15316 0.01000(1.25%)
  • EUR/GBP 0.86125 0.00482(0.56%)
  • USD/CHF 0.80673 0.01000(1.07%)
  • USD/JPY 140.879 1.230(0.86%)
  • USD/CAD 1.38106 0.00304(0.22%)
  • GBP/USD 1.33878 0.01000(0.73%)
  • CAD/CHF 0.58404 0.01000(0.89%)
  • AUD/USD 0.64215 0.00494(0.77%)
  • NZD/USD 0.60065 0.01000(1.33%)
  • CIM 11.30 0.07(0.61%)
  • VNI 1207.07 12.05(0.99%)
  • BTC 86763.99 1584.75(1.86%)
  • GOLD 3396.796 69.970(2.10%)
  • WTI 62.39 1.28(2.02%)
  • EUR/USD 1.15316 0.01000(1.25%)
  • EUR/GBP 0.86125 0.00482(0.56%)
  • USD/CHF 0.80673 0.01000(1.07%)
  • USD/JPY 140.879 1.230(0.86%)
  • USD/CAD 1.38106 0.00304(0.22%)
  • GBP/USD 1.33878 0.01000(0.73%)
  • CAD/CHF 0.58404 0.01000(0.89%)
  • AUD/USD 0.64215 0.00494(0.77%)
  • NZD/USD 0.60065 0.01000(1.33%)

Vì sao lạm phát mãi không chịu biến mất?

11:57 28/10/2022

Bất chấp nỗ lực tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương phương Tây, lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt.

25-10-2022 Fed đã bắt đầu suy nghĩ đến việc giảm tốc độ tăng lãi suất

24-10-2022 Một chỉ số kinh tế cho thấy Fed đang tăng lãi suất quá tay

Vì sao lạm phát mãi không chịu biến mất?

(Hình minh họa: Otto Dettmer/Economist). 

Bất ngờ lớn

Màn tái xuất của lạm phát khiến nhiều người bị bất ngờ, nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn là sự ngoan cố của nó. Bất chấp nỗ lực của ngân hàng trung ương Anh và Mỹ, CPI tháng 9 vẫn tăng.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã mắc sai lầm tai hại khi dự đoán hồi tháng 12/2020 rằng giá cả sẽ chỉ tăng chưa tới 2%/năm trong hai năm kế tiếp. Fed mắc lỗi lớn hơn nữa vào tháng 12/2021 khi dự đoán rằng lạm phát năm 2022 sẽ chỉ đạt 2,6%, bất chấp tốc độ tăng của giá cả lúc đó đã là 5%.

Song, Fed không phải cơ quan duy nhất đưa ra dự báo sai. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã nhiều lần dự báo nhầm lẫn và đánh giá thấp lạm phát. Cuối năm 2020, tờ Economist đã đúng khi dự đoán rằng giá cả sẽ nhảy vọt trong những tháng tiếp theo, nhưng lại kết luận rằng nguy cơ lạm phát kéo dài là khá thấp.

Vậy vì sao lạm phát lại dai dẳng đến thế? Câu trả lời thường thấy là bởi chi tiêu tiêu dùng vẫn rất mạnh và chính sách tiền tệ đã được nới lỏng quá mức.

Nhưng câu trả lời này chưa thỏa đáng. Khi các nhà hoạch định chính sách nhận ra áp lực lạm phát kéo dài hơn dự kiến, họ đã thực hiện các điều chỉnh. Hồi tháng 12/2020, Fed cho rằng lãi suất sẽ duy trì gần mức 0 trong năm 2023. Dự báo hiện nay của ngân hàng trung ương Mỹ là lãi suất sẽ tăng tới ít nhất 4,6% vào năm tới. 

Ba "nghi phạm"

Câu hỏi khó hơn là vì sao lạm phát lại liên tục đi ngược với dự báo. Công trình nghiên cứu mới nhất của IMF chỉ ra ba thủ phạm tiềm tàng: các cú sốc, tiền lương và kỳ vọng.

Khi đại dịch COVID-19 cản trở hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong năm 2020 và 2021, chính phủ các nước đã tung ra hàng loạt gói hỗ trợ tài khóa.

Cùng lúc, liên tục những tình huống bất thường đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, từ tập trung cho hàng hóa rồi lại quay về với dịch vụ. Sau xu hướng giảm phát ban đầu, tình trạng hỗn loạn đó đã kéo giá cả đi lên.

Năm ngoái, so với xu hướng trước đại dịch thì khoảng 40% mức tăng giá cả tại Mỹ và 66% mức tăng tại EU bắt nguồn từ việc gián đoạn hoạt động sản xuất và giá hàng hóa công nghiệp leo thang, IMF chỉ ra. Khoảng 30% nữa đến từ các khoản tiền kích thích hào phóng và sự thay đổi trong chi tiêu hộ gia đình.

Các cú sốc liên hoàn tái diễn sau khi Nga tấn công Ukraine hồi tháng 2. Sự sai lầm trong các dự báo lạm phát của IMF trong năm nay chủ yếu đến từ việc đánh giá thấp ảnh hưởng của cuộc chiến đối với mảng năng lượng và thực phẩm.

Vì sao lạm phát mãi không chịu biến mất?

Tác động của chiến sự càng trở nên trầm trọng hơn bởi đà tăng đáng kinh ngạc của đồng USD – “sản phẩm phụ” từ cuộc chiến chống lạm phát của Fed. Và khi các đồng tiền khác yếu đi, chi phí nhập khẩu của những nền kinh tế đó đi lên, làm khuếch đại bài toán lạm phát.

Trong lưu ý công bố ngày 14/10, Phó Giám đốc điều hành Gita Gopinath của IMF và nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas ước tính rằng trung bình đồng USD tăng 10% thì CPI của các nước sẽ đi lên khoảng 1%. Những nước càng phụ thuộc nhiều vào sản phẩm nhập khẩu chịu tác động càng lớn.

Nghi phạm thứ hai là tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ. Trong các giai đoạn bình thường, tăng trưởng lương hầu hết được quyết định bởi năng suất lao động, kỳ vọng lạm phát và chênh lệch cung-cầu trên thị trường lao động. Tăng trưởng năng suất nhanh hơn và kỳ vọng lạm phát cao hơn thúc đẩy tăng trưởng tiền lương đi lên, còn tỷ lệ thất nghiệp cao thì ngược lại.

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, những mối quan hệ trên đã đổ vỡ. Theo phân tích của IMF, các yếu tố căn bản không còn giữ vai trò quyết định đối với tiền lương, mà thay vào đó là những hạn chế về nguồn cung lao động. Trong đại dịch, công nhân buộc phải phong toả và giãn cách xã hội, khiến lượng lao động sẵn có trở nên eo hẹp hơn.

Khi nền kinh tế phục hồi, các mô hình bình thường bắt đầu khẳng định lại vai trò của mình. Nhưng điều này lại không giúp ích nhiều cho tiền lương. Nguồn cung lao động bớt khan hiếm hơn, nhưng tiền lương vẫn tăng nhờ doanh nghiệp mạnh mẽ tuyển dụng và tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Lương tăng thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và trực tiếp làm tăng giá cả của những dịch vụ thâm dụng lao động. Một số chuyên gia cũng lo ngại về vòng xoáy lương-giá, trong đó người lao động đòi được trả công nhiều hơn để trang trải giá cả leo thang, sau đó doanh nghiệp nâng giá bán để bù đắp chi phí lương gia tăng.

Nhưng phân tích của IMF cho thấy lập luận này chưa chắc đã đúng. Tiền lương quả thực đã tăng trưởng mạnh mẽ nhưng tại nhiều nước, mức tăng đó vẫn chưa bắt kịp với lạm phát. Tăng trưởng tiền lương thực tế suy giảm có thể cản trở chi tiêu và lạm phát.

Trong quá khứ có khoảng 22 trường hợp tương quan với tình hình hiện tại, tức là trong các giai đoạn đó, tiền lương danh nghĩa tăng nhưng tỷ lệ thất nghiệp và lương thực tế lại giảm. Nghiên cứu từ 22 trường hợp này cho thấy vòng xoáy lương-giá hiếm khi xảy ra.

Dẫu sao, lạm phát vẫn tồn tại

Nhưng những phát hiện trên vẫn chưa thể giải thích đầy đủ cho sự dai dẳng của lạm phát. Trong hầu hết các trường hợp, thắt chặt chính sách tiền tệ là điều cần thiết để cản đường lạm phát.

Bản chất bất thường của nền kinh tế hiện nay có thể khiến cho các kinh nghiệm quá khứ trở nên vô dụng. Và điều quan trọng là tình hình phụ thuộc nhiều vào diễn biến của kỳ vọng lạm phát – yếu tố thúc đẩy lạm phát thứ ba và cực kỳ khó đoán.

Niềm tin của công chúng về tương lai tác động đến hành vi tiêu dùng và mong muốn thu nhập của họ. Nếu những trải nghiệm gần đây ảnh hưởng lớn đến kỳ vọng của công chúng, thì điều đó sẽ giúp giải thích cho sự dai dẳng của lạm phát.

Niềm tin rất khó để đo lường, nhưng dẫu sao chúng ta vẫn đang chứng kiến một số dấu hiệu đáng lo ngại. Các thước đo kỳ vọng lạm phát ở Mỹ hiện vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng số liệu ở Anh và EU thì kém khả quan hơn.

Đây sẽ là một trong những nguyên nhân lớn khiến các nước tiếp tục tăng lãi suất. Sau khi phạm sai lần liên tiếp, các ngân hàng trung ương sẽ không dừng tay cho đến khi bất ngờ duy nhất có thể xảy ra là lạm phát giảm mạnh hơn dự kiến.

Lạm phát tiêu dùng ở thủ đô Nhật Bản cao nhất trong 33 năm
Lạm phát tiêu dùng ở thủ đô Nhật Bản cao nhất trong 33 năm
2 năm trước
Lạm phát tiêu dùng ở thủ đô Nhật Bản cao nhất trong 33 năm
Phố Wall nói đồng USD khó hạ nhiệt trong nay mai
Phố Wall nói đồng USD khó hạ nhiệt trong nay mai
2 năm trước
Các chuyên gia Phố Wall cho rằng còn quá sớm để hy vọng đồng USD sẽ quay đầu giảm, bởi chu kỳ tăng lãi suất của Fed vẫn chưa đạt đến đỉnh.
Hồ Mead ở Mỹ: Nước càng rút, càng thêm rùng rợn
Hồ Mead ở Mỹ: Nước càng rút, càng thêm rùng rợn
2 năm trước
Hồ Mead ở Mỹ: Nước càng rút, càng thêm rùng rợn
Tý phú đầu tư Chamath Palihapitiya: FED bóp méo thị trường và thổi phồng bong bóng bằng tiền rẻ, suy thoái đang 'rập rình'
Tý phú đầu tư Chamath Palihapitiya: FED bóp méo thị trường và thổi phồng bong bóng bằng tiền rẻ, suy thoái đang 'rập rình'
2 năm trước
Tỷ phú Chamath Palihapitiya, CEO của công ty đầu tư Social Capital và cựu giám đốc tại Facebook, chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vì đã bóp méo thị trường với lãi suất gần bằng 0 thời gian qua.
Thị trường bất động sản toàn cầu sắp rơi vào khủng hoảng: Giá nhà lao dốc trong khi lãi suất thế chấp tăng vọt
Thị trường bất động sản toàn cầu sắp rơi vào khủng hoảng: Giá nhà lao dốc trong khi lãi suất thế chấp tăng vọt
2 năm trước
Hệ thống tài chính sẽ không sụp đổ, nhưng cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho những điều tồi tệ.
Đồng Nhân dân tệ giảm với lo ngại về Covid-19, đồng Yên tăng trước cuộc họp của BoJ
Đồng Nhân dân tệ giảm với lo ngại về Covid-19, đồng Yên tăng trước cuộc họp của BoJ
2 năm trước
Theo Ambar Warrick Nhân dân tệ của Trung Quốc đã tụt lại mức tăng so với các đồng tiền châu Á vào thứ Sáu khi nước này đưa ra các biện pháp phong tỏa COVID mới, trong khi đồng yên chứng kiến...
Ưu đãi thị thực cho người nước ngoài tại Bali
Ưu đãi thị thực cho người nước ngoài tại Bali
2 năm trước
Ưu đãi thị thực cho người nước ngoài tại Bali
Thứ nước “khủng khiếp” chảy ra từ vòi giáng đòn đau vào niềm kiêu hãnh của Hải quân Mỹ
Thứ nước “khủng khiếp” chảy ra từ vòi giáng đòn đau vào niềm kiêu hãnh của Hải quân Mỹ
2 năm trước
Hình ảnh từ tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Hải quân Mỹ cho thấy thứ nước đục như bùn chảy ra từ vòi nước uống và bồn rửa của hàng không mẫu hạm tỷ đô này.
Sự đổ bể của 'thỏa thuận dầu bí mật' giữa Mỹ và Ả Rập Xê-út
Sự đổ bể của 'thỏa thuận dầu bí mật' giữa Mỹ và Ả Rập Xê-út
2 năm trước
Khi tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu được OPEC Plus đưa ra, các quan chức Mỹ cảm thấy phẫn nộ vì giống như họ đã “bị lừa”.
'Dở khóc dở cười' ở nơi lạm phát 100%: Dân địa phương và khách du lịch phải trả 'một núi' tiền mặt mỗi khi thanh toán
'Dở khóc dở cười' ở nơi lạm phát 100%: Dân địa phương và khách du lịch phải trả 'một núi' tiền mặt mỗi khi thanh toán
2 năm trước
Chính phủ Argentina không phát hành các tờ tiền có mệnh giá lớn, bất chấp lạm phát tăng phi mã lên gần 100%.
Trung Quốc gặp khó để bảo vệ đồng nhân dân tệ yếu
Trung Quốc gặp khó để bảo vệ đồng nhân dân tệ yếu
2 năm trước
Sau nỗ lực kéo dài nhiều tháng hỗ trợ đồng nhân dân tệ, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã xoay sở hầu hết các công cụ chính sách của mình, và giờ thì ngân hàng này đứng trước một số lựa chọn khó khăn.
Nhật Bản: Lạm phát tiêu dùng Tokyo cao nhất 33 năm trong tháng 10
Nhật Bản: Lạm phát tiêu dùng Tokyo cao nhất 33 năm trong tháng 10
2 năm trước
Theo Ambar Warrick Lạm phát CPI cơ bản tại thủ đô của Nhật Bản đã đạt mức cao nhất trong 33 năm vào tháng 10, dữ liệu cho thấy vào thứ Sáu, cho thấy áp lực lạm phát tiếp tục ở nước này do nhập...
Thứ Hai, 21/04/2025
08:00
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.60%
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.60%
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.10%
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
3.10%
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.225%
4.225%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.060%
4.060%
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
17 phút trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
17 phút trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
18 phút trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
44 phút trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
1 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
USD mất giá vì ông Trump đe dọa tính độc lập của FedUSD mất giá vì ông Trump đe dọa tính độc lập của Fed
2 giờ trước
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Kiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế đặc biệt để làm nhanh tuyến đường sắt tốc độ cao 4 tỷ USD của VingroupKiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế đặc biệt để làm nhanh tuyến đường sắt tốc độ cao 4 tỷ USD của Vingroup
2 giờ trước
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
VN-Index về sát mốc 1.200 điểm, nhiều mã vừa và nhỏ vẫn dậy sóngVN-Index về sát mốc 1.200 điểm, nhiều mã vừa và nhỏ vẫn dậy sóng
2 giờ trước
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến các nhóm đua nhau giảm điểm, đã khiến VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn đón những "điểm nóng" ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
'Bốc hơi' kế hoạch làm taxi điện tại doanh nghiệp ký thuê và mua 2.200 xe VinFast trị giá 500 tỷ đồng'Bốc hơi' kế hoạch làm taxi điện tại doanh nghiệp ký thuê và mua 2.200 xe VinFast trị giá 500 tỷ đồng
2 giờ trước
Tập đoàn 911 đặt kế hoạch kinh doanh đi ngang trong năm 2025 giữa bối cảnh thị trường máy thi công suy yếu. Đáng chú ý, kế hoạch triển khai dịch vụ taxi điện từng gây sốt với 2.200 xe VinFast hiện đã biến mất khỏi tài liệu họp cổ đông.
Nhận diện những cổ phiếu có cơ hội tăng trưởng từ Quy hoạch điện VIII điều chỉnhNhận diện những cổ phiếu có cơ hội tăng trưởng từ Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
2 giờ trước
(ĐTCK) Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đặt mục tiêu cao cho năng lượng tái tạo, mở ra cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành điện, đặc biệt nhóm phát điện và thiết bị điện niêm yết trên sàn.
Kafi và VIB hợp tác ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trên ứng dụng MyVIBKafi và VIB hợp tác ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trên ứng dụng MyVIB
3 giờ trước
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) và Công ty Cổ phần Chứng khoán KAFI (Kafi) đã hợp tác phát triển tính năng giao dịch chứng khoán trực tuyến trên ứng dụng ngân hàng số MyVIB, cung cấp giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng.
Vì cuộc chiến thuế quan của ông Trump, châu Âu cân nhắc quay lại với năng lượng NgaVì cuộc chiến thuế quan của ông Trump, châu Âu cân nhắc quay lại với năng lượng Nga
4 giờ trước
Hơn ba năm sau cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, an ninh năng lượng của châu Âu vẫn rất mong manh.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.