Vì đâu lợi nhuận ngân hàng phân hóa mạnh trong quí 3?
15:57 31/10/2021
Tính đến cuối tuần qua, đã có 13 ngân hàng thương mại (NHTM) trên sàn chứng khoán công bố báo cáo tài chính quí 3. Trái với các dự báo cho rằng lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ chịu tác động tiêu cực trong quí 3, thực tế cho thấy nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục ăn nên làm ra, dù kết quả giữa các ngân hàng vẫn có sự phân hóa nhất định.
Techcombank nổi lên như là ngân hàng đang tạo ra mức lợi nhuận lớn nhất trong hệ thống.
Sự phân hóa
Tổng lợi nhuận trước thuế (LNTT) của 13 ngân hàng này tính riêng trong quí 3 là gần 11.000 tỉ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ, trong đó riêng Techcombank đã chiếm hơn 50% với mức lợi nhuận hơn 5.562 tỉ đồng. Lũy kế chín tháng, 13 ngân hàng này đạt mức LNTT hơn 35.000 tỉ đồng, tăng mạnh 63% so với cùng kỳ, trong đó riêng Techcombank chiếm tỷ trọng 49% với mức lãi gần 17.100 tỉ đồng.
Khi các NHTM gốc quốc doanh như Vietcombank, VietinBank hay BIDV chưa công bố báo cáo tài chính tính tại thời điểm cuối tuần qua, Techcombank nổi lên như là ngân hàng đang tạo ra mức lợi nhuận lớn nhất trong hệ thống. Trước đó, hồi giữa tháng 10, Công ty Chứng khoán SSI dự báo Techcombank sẽ vượt Vietcombank để trở thành ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống trong quí 3-2021.
Nhóm NHTM gốc quốc doanh được cho là khó có sự đột phá trong quí 3 này, với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sẽ chậm lại, mà diễn biến giá cổ phiếu của nhóm này thời gian qua liên tục đi xuống đã phần nào phản ánh những dự báo này. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh không chỉ có sự phân hóa giữa nhóm NHTM tư nhân và NHTM gốc quốc doanh, mà giữa các NHTM tư nhân với nhau cũng chứng kiến sự tăng trưởng khác biệt. Một số ngân hàng chứng kiến lợi nhuận suy giảm, nhưng có những ngân hàng tiếp tục báo cáo lãi khủng và tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ.
Cụ thể, trong khi các ngân hàng như Quốc dân có LNTT riêng quí 3 tăng hơn 1.400% so cùng kỳ; PGBank tăng 358%; SeaBank tăng 111%; KienLong Bank tăng 74%; OCB tăng 71%; Bắc Á tăng 58%; Techcombank và TPBank cùng tăng 40%, thì ngược lại có những ngân hàng chứng kiến sự suy giảm trong quí 3 như Bản Việt giảm 36%; VietBank giảm 21%, hoặc tăng rất thấp như LienVietPostBank chỉ tăng 4%, SaiGonBank tăng 11%, ABBank tăng 16%.
Đáng lưu ý là trong số các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quí 3, những ngân hàng có thể tạo ra lợi nhuận hàng quí từ 1.000 tỉ đồng trở lên ngoài Techcombank còn có hai tên tuổi mới gia nhập là TPBank và OCB. Đây cũng là hai ngân hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ thời gian qua, nhờ vào lộ trình tái cấu trúc tích cực và kết quả chuyển đổi chiến lược kinh doanh thành công trong những năm gần đây.
Mỗi cây mỗi hoa – mỗi nhà mỗi cảnh
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến lợi nhuận giữa các ngân hàng có sự phân hóa lớn đến vậy trong quí 3 vừa qua. Đầu tiên, nhóm NHTM gốc quốc doanh từ trước đến nay ngoài nhiệm vụ kinh doanh còn có nhiệm vụ chính trị là hỗ trợ cho nền kinh tế giữ được sự ổn định, cũng như luôn là đầu tàu thực thi những định hướng chính sách của cơ quan quản lý.
Vì vậy, trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng vừa qua, các ngân hàng gốc quốc doanh phải đi đầu trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ nền kinh tế nói chung và khách hàng nói riêng. Thực tế là trong hơn một năm qua, các ngân hàng như Vietcombank, VietinBank hay BIDV đã phải hy sinh một phần lợi nhuận đáng kể thông qua các chính sách hỗ trợ giảm, miễn lãi cho khách hàng.
Ngoài ra, không như các NHTM tư nhân khi giảm lãi suất cho vay thường có sự chọn lọc khách hàng, hoặc chỉ áp dụng lãi suất ưu đãi cho khách hàng vay mới, nhóm NHTM gốc quốc doanh luôn mạnh tay cắt giảm lãi suất cho vay nhiều hơn trong thời gian qua, và những mức cắt giảm hay lãi suất ưu đãi thường áp dụng luôn cho cả khách hàng hiện hữu.
Cụ thể, theo thông tin mà Ngân hàng Nhà nước công bố hồi cuối tháng 9, trong đợt đồng thuận giảm lãi suất cho vay từ giữa tháng 7, tổng số tiền lãi đã giảm lũy kế cho khách hàng là 8.865 tỉ đồng(1), đạt 43,01% so với cam kết, trong đó riêng bốn ngân hàng Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank đã giảm số tiền lãi là 7.558 tỉ đồng, chiếm đến 85%.
Yếu tố thứ hai là phân khúc khách hàng mà các ngân hàng theo đuổi cũng có sự tác động khác nhau lên kết quả kinh doanh giữa các ngân hàng trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua. Với những ngân hàng bán buôn như nhóm NHTM gốc quốc doanh, rõ ràng dịch bệnh đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ điêu đứng và do đó buộc các ngân hàng này phải có chính sách hỗ trợ kịp thời, không chỉ là giảm, miễn lãi mà còn phải tái cơ cấu nợ với số lượng lớn, theo đó không thể tiếp tục ghi nhận lãi dự thu cũng như gây áp lực lên chi phí trích lập dự phòng.
Ngược lại, những NHTM tư nhân lại tập trung vào phân khúc bán lẻ với nền tảng là phát triển khách hàng cá nhân trong suốt nhiều năm qua, do đó mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ thấp hơn. Đơn cử những ngân hàng như Techcombank hay VIB có thế mạnh về các sản phẩm cho vay mua nhà, mua ô tô, với phân khúc khách hàng cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu, làm việc văn phòng, và nhóm khách hàng này lại ít bị ảnh hưởng nhất trong dịch bệnh vừa qua do vẫn có thể làm việc tại nhà và duy trì được nguồn thu nhập thường xuyên.
Quá trình số hóa và tối ưu chi phí vốn
Yếu tố thứ ba đến từ quá trình số hóa trong hoạt động, theo đó những ngân hàng như TPBank, OCB cũng như cả Techcombank những năm gần đây đã đẩy mạnh các dịch vụ, kênh giao dịch trực tuyến, do đó giai đoạn giãn cách xã hội vừa qua trở thành cơ hội tuyệt vời cho những ngân hàng này bứt phá, chiếm lĩnh khách hàng, cũng như giảm được chi phí hoạt động.
Đơn cử như OCB, theo Công ty Chứng khoán SSI, OCB hiện nằm trong số những ngân hàng có tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) thấp nhất nhờ đầu tư số hóa từ năm 2018 và gặt hái được những quả ngọt đến thời điểm này, bất chấp tác động của đại dịch. Cụ thể, tỷ lệ CIR của OCB tiếp tục giảm từ 31,9% của cùng kỳ năm ngoái xuống còn 29,1% vào quí 3 năm nay. Còn theo lãnh đạo của OCB, tỷ lệ giao dịch trực tuyến tại ngân hàng từ đầu năm đến nay tăng 269%, với số lượng khách hàng đăng ký sử dụng OCB OMNI đã đạt hơn 1 triệu người.
Hay như tại TPBank, một đại diện từ ngân hàng này cho biết, nhờ đã thực hiện xong số hóa toàn bộ quy trình và kênh giao tiếp với khách hàng, lượng giao dịch trực tuyến của ngân hàng này cũng tăng mạnh. Hiện số lượng giao dịch trực tuyến tại TPBank nửa đầu năm nay đã chiếm tới 92% tổng số lượng giao dịch của toàn ngân hàng này. Chỉ một lượng rất nhỏ, 8% là còn giao dịch tại các phòng giao dịch truyền thống.
Một yếu tố quan trọng khác là một số NHTM tư nhân trong quí 3 đã tiếp tục giảm mạnh lãi suất tiền gửi, theo đó càng kéo giảm chi phí vốn đầu vào, tạo cơ hội cho hệ số biên lãi ròng tiếp tục được mở rộng. Cụ thể tính đến thời điểm cuối tháng 9, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở các kỳ hạn ngắn, đơn cử như kỳ hạn một tháng, của các ngân hàng như Techcombank, MBBank, Sacombank hay MSB còn thấp hơn cả nhóm ngân hàng gốc quốc doanh.
Ngoài ra, với việc tăng mạnh được vốn điều lệ thông qua các hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu, cũng như phát hành các trái phiếu kỳ hạn dài 2-3 năm với lãi suất còn thấp hơn lãi suất huy động trong những tháng qua, nhóm NHTM tư nhân lớn không chỉ giảm sự phụ thuộc quá lớn vào kênh huy động tiền gửi, mà còn có điều kiện tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. Ngược lại, việc tăng vốn của nhóm NHTM gốc quốc doanh lẫn các NHTM tư nhân nhỏ thường mất nhiều thời gian hơn, do đó đã ảnh hưởng lên hệ số an toàn vốn cũng như tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng này.
(KTSG) - Phát triển thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam. Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hết quí 1-2021, toàn quốc có trên 120 tổ chức cung
(KTSG Online) – Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) dự kiến tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021 lần
(KTSG) - Gia tăng trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, việc này được cho là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh dù
(KTSG Online) – Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ cân nhắc các gói hỗ trợ kinh tế dựa trên việc kiểm soát yếu tố lạm phát và an toàn hệ thống.
(KTSG Online) – Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức 169% và nâng chi phí dự phòng lên
(KTSG Online) - Sau khi KVision (Thái Lan) đã rót 5 triệu đô la vào Ficus Asia, quỹ đầu tư đứng sau Seedcom, hai bên công bố hợp tác chiến lược để mở rộng
(KTSG Online) – Lượng tiêu thụ vàng Việt Nam giảm hơn một nửa so với quí 3 năm ngoái, cũng là mức thấp nhất mà Hội đồng vàng thế giới bắt đầu thống kê từ
(KTSG Online) - Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện hai tháng đầu năm tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước nhưng ở chiều ngược lại, quá trình phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các chủ đầu tư, các đơn vị sử dụng ngân sách còn chậm.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.