U50 nhận 6 công việc cùng lúc rồi thuê người làm hộ, kiếm về hơn 20 tỷ đồng/năm
20:15 20/03/2025
Trong bối cảnh làm việc từ xa bùng nổ, mô hình "đa việc" như của Harrison đang ngày càng phổ biến, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.
Với Harrison, duy trì cùng lúc 6 công việc từ xa đồng nghĩa với việc đôi khi anh bị trùng lịch họp. Giải pháp của anh là thuê người đóng vai mình.
Người đàn ông chia sẻ: "Nhân viên của tôi biết rõ các cập nhật và nói chuyện khá giống tôi", đồng thời cho biết phần lớn các cuộc họp của anh không yêu cầu bật camera. Business Insider đã xác minh danh tính của Harrison, nhưng anh yêu cầu không dùng tên thật do lo ngại những hậu quả nghề nghiệp có thể xảy ra.
Là một chuyên gia kiểm định chất lượng (QA) trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Harrison đã xây dựng một đội ngũ gồm 7 nhân viên để giúp anh đảm nhận nhiều công việc toàn thời gian một cách bí mật.
Nếu tình hình việc làm không thay đổi, anh dự kiến kiếm được 800.000 USD (khoảng 20,4 tỷ đồng) trong năm nay, trong đó trả cho nhóm của mình khoảng 250.000 USD (khoảng 6,3 tỷ đồng) - tương đương mức lương 25 đến 30 USD/giờ.
Harrison thuê người đóng vai mình trong các cuộc họp, giao việc cho đội ngũ nhân viên ở nhiều quốc gia và tận dụng công nghệ để duy trì hệ thống vận hành trơn tru. Ảnh: BI
Mô hình kiếm tiền đã vận hành suốt 5 năm
Đây là năm thứ năm Harrison áp dụng mô hình này để tối đa hóa thu nhập. Năm 2023, anh giữ 6 công việc toàn thời gian tại Mỹ - gồm 3 vị trí nhân viên chính thức và 3 vị trí tư vấn - kiếm được khoảng 470.000 USD. Sau khi trả lương cho nhân viên, anh ước tính mình lãi khoảng 320.000 USD (khoảng 8,1 tỷ đồng).
Năm 2024, Harrison tiết lộ anh từng cùng lúc làm đến 9 công việc, kiếm hơn 500.000 USD sau khi trừ chi phí thuê người.
"Tôi từng lo sợ về sếp, về thua lỗ chứng khoán, hóa đơn, học phí của con", Harrison nói. "Nhưng có nhiều công việc giúp tôi bớt căng thẳng. Vì nếu có một công việc không suôn sẻ, tôi cũng không gặp khủng hoảng tài chính".
Harrison bắt đầu làm 2 công việc từ xa vào năm 2018. Khi đại dịch bùng phát và các công việc từ xa trở nên phổ biến, anh dần mở rộng lên 3 rồi 4 công việc cùng lúc.
Tuy nhiên, khối lượng việc ngày càng quá tải khiến anh quyết định thuê nhân sự từ nền tảng Upwork để hỗ trợ. Sau khi phỏng vấn nhiều ứng viên, Harrison dần xây dựng một đội ngũ nhân viên riêng và tiếp tục nhận thêm công việc. Hiện tại, nhóm của anh gồm những người đến từ Mỹ, Canada, Ấn Độ và Pakistan.
Trong khi đó, Upwork cho biết vi phạm thỏa thuận lao động là trái với chính sách của nền tảng và họ sẽ có biện pháp xử lý nếu phát hiện vi phạm trong tin tuyển dụng.
Ảnh minh họa. Nguồn: BI
Công việc chính của Harrison là tham gia họp và kiểm tra công việc của nhóm, với tổng thời gian khoảng 40 giờ/tuần. Bốn nhân viên chịu trách nhiệm xử lý công việc thực tế, trong khi một người khác - anh rể của Harrison - giúp quản lý hệ thống và đóng vai anh trong một số cuộc họp.
"Anh ấy đang thất nghiệp, nên tôi có thể giúp anh ấy một chút", Harrison, hiện gần 50 tuổi, chia sẻ. "Đây có lẽ là điều tốt nhất tôi từng làm".
Harrison cũng gặp tình trạng bị sa thải hoặc hết hạn hợp đồng tư vấn. Để duy trì và phát triển hệ thống, anh thuê 2 nhân viên chuyên tìm việc mới cho mình, còn phần phỏng vấn thì tự đảm nhận. Tuy nhiên, gần đây, việc tìm các công việc từ xa mới đang trở nên khó khăn hơn.
"Lách luật" để làm nhiều việc cùng lúc
Dù là công dân Mỹ, nhưng Harrison dành phần lớn thời gian sống ở nước ngoài và sử dụng VPN đặt tại Mỹ để che giấu vị trí thật. Việc giao việc từ xa của anh khả thi nhờ các công cụ như Zoom, TeamViewer và UltraViewer, giúp nhóm của anh truy cập từ xa vào máy tính làm việc của anh.
Theo Harrison, cho đến nay không có công ty nào nghi ngờ về việc anh đang đảm nhận nhiều công việc khác nhau.
Đôi khi, anh bị hỏi về công việc của một nhân viên và không có câu trả lời ngay, nhưng có thể kéo dài thời gian để nhân viên cập nhật thông tin.
Harrison dự định tiếp tục duy trì nhiều công việc cùng lúc vì cho rằng mình chưa có đủ tiền tiết kiệm để nghỉ hưu. Anh nhận thấy 6 công việc là con số lý tưởng, vừa giúp tối đa hóa thu nhập và sự ổn định nghề nghiệp, vừa không khiến anh bị quá tải.
"Nếu thất nghiệp, công việc đầu tiên đến với bạn thì bạn sẽ phải nhận ngay", người đàn ông nói. "Còn tôi thì có quyền chọn lựa công việc nào mình muốn làm".
Trong bức thư mới nhất gửi cho các cổ đông của Berkshire Hathaway, Warren Buffett đã liệt kê Apple là một trong những công ty không hấp dẫn, chỉ bám víu vào bán sản phẩm như Coca Cola chứ không phải một hãng công nghệ hàng đầu.
Từ đầu năm đến nay, chứng khoán Trung Quốc đã tăng vượt trội, khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng cổ phiếu Đại lục có thể vượt trội hơn so với thị trường Mỹ. Điều này cho thấy định giá hấp dẫn đang lấn át quan điểm về “sự đặc biệt của nước Mỹ”.
Thị trường đang chú ý nhiều hơn đến “lời cảnh báo” Warren Buffett đưa ra. Ông phát tín hiệu lần đầu tiên vào năm ngoái, khi bán bớt các cổ phiếu vốn được ưa chuộng là Apple và Bank of America.
Từ Indonesia đến Mexico, nhiều người có thể mất việc làm vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump buộc hàng xuất khẩu của Trung Quốc phải tìm đến thị trường mới thay vì Mỹ.
Ngày 19/03, SoftBank Group cho biết họ sẽ mua lại công ty Ampere Computing, một startup chuyên thiết kế chip máy chủ dựa trên sản phẩm của Arm, với giá 6.5 tỷ USD.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.