Elon Musk sốc vì bị tẩy chay: 'Tôi chưa làm gì có hại'
11:25 20/03/2025
Theo Elon Musk, việc Tesla bị tẩy chay là do những kẻ âm mưu đằng sau muốn phá hoại những việc tỷ phú này đang làm cùng Bộ DOGE.
"Tôi thực sự bị sốc khi thấy mức độ căm ghét và bạo lực thực sự như vậy từ phe cánh tả", Elon Musk nói trên hãng truyền hình Fox News khi được hỏi về vụ tẩy chay lan rộng tại các đại lý bán xe Tesla.
Theo Business Insider (BI), các cuộc biểu tình đã lan rộng khắp Mỹ kể từ khi Elon Musk bắt đầu điều hành Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) vào tháng 1/2025.
Thậm chí đến tận Châu Âu, hàng loạt phong trào tẩy chay, không mua Tesla cũng được người dân các nước Đức, Anh ủng hộ.
Phong trào phản đối "Tesla Takedown" của cộng đồng đã kêu gọi chủ sở hữu bán xe và cổ phiếu của họ. Thế rồi phong trào này cũng kích động hàng chục cuộc biểu tình công khai tại các phòng trưng bày Tesla trong những tuần gần đây.
"Tôi luôn nghĩ rằng phe cánh tả có sự đồng cảm, quan tâm nhưng họ lại đốt phá xe hơi, ném bom các đại lý, đập phá xe Tesla", Elon Musk than thở.
"Tesla là một công ty hòa bình. Chúng tôi chưa bao giờ làm bất cứ điều gì có hại", ông chủ Tesla nói thêm.
Âm mưu?
Theo Elon Musk, dù không có bằng chứng nhưng ông chủ Tesla ám chỉ rằng các cuộc biểu tình và hành vi phá hoại có thể là một phần của một âm mưu lớn hơn chống lại ông.
"Ý tôi là, ai tài trợ và điều phối cho các phong trào cũng như hành vi này? Bởi vì điều này thật điên rồ. Tôi chưa bao giờ thấy điều gì như thế này", Elon Musk bức xúc.
Kể từ tháng 1/2025, DOGE đã nỗ lực cắt giảm chi phí của chính phủ và điều tra những gì được mô tả là chi tiêu gian lận hay tham nhũng. Cơ quan này đã cử đại diện đến nhiều cơ quan chính phủ liên bang và xem xét các chương trình liên bang như Cục An sinh Xã hội để đánh giá lại các dự án tốn kém.
Mặc dù không đề cập đến tên một số bộ phận chính phủ nhưng Elon Musk đã cáo buộc một số người nhận tiền "gian lận", qua đó ám chỉ rằng có thể có mối liên hệ với các cuộc biểu tình chống lại ông và Tesla.
"Và về cơ bản, họ muốn phá hủy tôi vì tôi đang ngăn chặn hành vi gian lận của họ. Những người này muốn làm hại Tesla vì chúng tôi đang ngăn chặn sự lãng phí và tham nhũng khủng khiếp trong chính phủ", Elon Musk nói với Fox News.
"Tôi chưa bao giờ làm bất cứ điều gì có hại", ông chủ Tesla nhắc lại.
Cả Tổng thống Donald Trump và Bộ Tư pháp gần đây đã cân nhắc coi hành vi phá hoại chống lại Tesla như một hành động khủng bố trong nước.
"Họ là những kẻ xấu. Chúng chính là những kẻ phá hoại trường học của chúng ta. Chúng tôi sẽ bắt được các người và các người sẽ phải xuống địa ngục", Tổng thống Donald Trump chỉ trích.
Bộ Tư pháp cho biết họ đang truy đuổi những kẻ bị tình nghi thực hiện hành vi phá hoại đang diễn ra, gọi điều này "không khác gì khủng bố trong nước".
Phía cảnh sát địa phương cũng đang điều tra các cuộc tấn công trong khu vực của họ hợp tác với các cơ quan liên bang, đồng thời đã bắt giữ một số trường hợp.
Vào tháng 2, một phụ nữ Colorado đã bị buộc tội cố ý phạm tội hình sự, phá hoại hình sự và sử dụng chất nổ hoặc thiết bị gây cháy.
Trong khi đó, một số chủ sở hữu xe Tesla đã nói với BI rằng họ đã quyết định bán xe của mình trong bối cảnh các cuộc biểu tình ngày càng bạo lực. Một chủ xe khác thì đã dán nhãn dán cản xe có nội dung: "Tôi đã mua chiếc xe này trước khi chúng tôi biết Elon bị điên".
Chủ sở hữu của của nhiều chiếc Cybertruck cũng nói với BI rằng họ đã chứng kiến sự gia tăng các vụ phá hoại và giận dữ trên đường nhắm vào họ trong những tháng gần đây.
Theo CNBC, người tiêu dùng Mỹ được quyền tẩy chay các công ty theo Tu chính án thứ nhất bảo vệ quyền phản đối các doanh nghiệp tư nhân của người dân, được ban hành năm 1982 bởi Tòa án Tối cao.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc Elon Musk tham gia quá sâu vào chính trị khi ủng hộ cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024 cũng như tham gia Nhà Trắng đã ảnh hưởng đến tâm lý nhiều người mua Tesla.
Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu Tesla đã giảm 43% do doanh số bết bát và ngày càng nhiều người đòi tẩy chay thương hiệu này.
Đích thân Elon Musk cũng phải thừa nhận việc điều hành kinh doanh hiện nay "rất khó khăn" sau khi tham gia chính trị.
"Với tư cách là người đứng đầu DOGE, bạn sẽ phải từ bỏ những thứ khác", Elon Musk trả lời trên đài truyền hình Fox Business.
Hoang mang
Trước đây Elon Musk từng khiến những người sở hữu xe điện Tesla tự hào về một cuộc cách mạng công nghệ và bảo vệ môi trường. Thế nhưng giờ đây nhiều người không hiểu mình mua xe điện Tesla để vì cái gì nữa.
Quay trở lại năm 2022 trước khi Elon Musk tham gia vào chính trường, công ty tư vấn ô tô Strategic Vision phát hiện ra rằng 22% người mua ô tô được khảo sát cho biết họ "chắc chắn sẽ cân nhắc" một chiếc Tesla cho lần mua xe tiếp theo.
Điều đó đưa Tesla ngang hàng với các thương hiệu xe hơi hạng sang khác như Mercedes-Benz và BMW trên thị trường ô tô Mỹ.
Thế nhưng đến mùa hè năm ngoái, tỷ lệ đó đã giảm xuống còn 7%, chỉ gần bằng với những thương hiệu cấp thấp hơn như Lincoln và Dodge, một sự suy giảm đột ngột hiếm thấy trong ngành kinh doanh ô tô.
Không riêng gì tại Mỹ, hàng loạt cuộc biểu tình đã diễn ra ở Châu Âu trước các cửa hàng Tesla, nhiều trạm sạc nhanh của hãng bị phá hoại.
Tờ WSJ cho hay nhiều chủ xe Tesla tại Mỹ đã tìm thấy tờ rơi dán trên xe của mình, kêu gọi họ hãy bán xe.
Thậm chí cảnh sát ở Arcata, California còn cho biết có 4 trường hợp tài xế Tesla báo cáo rằng họ nhận được những tin nhắn đe dọa trên kính chắn gió về việc phải bán xe.
"Khi xe của mọi người có nguy cơ bị phá khóa hoặc đốt cháy ngoài kia, ngay cả những người ủng hộ Elon Musk cũng có thể cân nhắc kỹ trước khi mua một chiếc Tesla", nhà phân tích Ben Kallo của Baird cho biết.
Khoảng 350 người đã biểu tình bên ngoài một đại lý xe điện Tesla ở Portland, Oregon vào tuần trước trong khi 9 người đã bị bắt trong một cuộc biểu tình ồn ào bên ngoài một đại lý Tesla ở Thành phố New York vào đầu tháng 3/2025.
Ngoài ra, hàng loạt những báo cáo trên phương tiện truyền thông cho thấy có hành vi phá hoại xe Tesla cũng như vẽ bẩn lên các showroom bán xe của hãng.
Thị trường đang chú ý nhiều hơn đến “lời cảnh báo” Warren Buffett đưa ra. Ông phát tín hiệu lần đầu tiên vào năm ngoái, khi bán bớt các cổ phiếu vốn được ưa chuộng là Apple và Bank of America.
Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất và dự kiến cắt giảm 0,5% lãi suất trong năm nay, giá vàng tăng vọt và dao động quanh mức kỷ lục.
Vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở Honduras khiến 12 người thiệt mạng đêm 17/3 được kể lại qua lời một số nhân chứng. "Máy bay bị gãy đôi khi va chạm. Đồ đạc, thi thể và những người bị thương trôi nổi", một ngư dân chứng kiến vụ tai nạn cho biết.
Giá vàng tăng nhẹ, dao động gần mức cao nhất mọi thời đại vào ngày thứ Tư (19/03), sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất như nhiều dự báo trước đó và cho biết sẽ hạ lãi suất 0.5% vào cuối năm nay.
Tại buổi họp báo sau cuộc họp chính sách tháng 3, Chủ tịch Fed Jerome Powell chia sẻ lý do ngân hàng trung ương Mỹ dự định giảm lãi suất 50 bps và nhận xét về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.