Từ ngày 5/4, Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu 10% với toàn bộ đối tác thương mại
15:31 05/04/2025
Động thái của Tổng thống Donald Trump không chỉ khiến thị trường toàn cầu chao đảo mà còn vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, trong bối cảnh lo ngại về lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng gia tăng.
Bắt đầu từ 0h ngày 5/4 (giờ Mỹ), chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức triển khai đợt áp thuế đối ứng đầu tiên, đánh dấu bước đi cứng rắn trong chính sách thương mại mới của Washington.
Theo đó, tất cả các đối tác thương mại của Mỹ sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu 10%, như đã được ông Trump công bố hôm 2/4.
Nếu không có điều chỉnh vào phút chót, từ ngày 9/4, nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế cao hơn đáng kể, lên tới 50%. Các đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ sẽ bị áp mức thuế từ 20–26%.
Đặc biệt, Trung Quốc và Việt Nam nằm trong nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức thuế lần lượt là 34% và 46%.
Mức thuế này áp dụng lên phần lớn hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, song vẫn có ngoại lệ. Những mặt hàng như nhôm, thép, ôtô và linh kiện xe hơi – vốn đã bị áp thuế 25% trước đó – sẽ giữ nguyên mức hiện tại.
Các sản phẩm chiến lược như vàng, đồng, dược phẩm, chất bán dẫn và gỗ cũng được miễn trừ. Ngoài ra, một số loại năng lượng và khoáng sản không có sẵn tại Mỹ sẽ không bị điều chỉnh thuế suất.
Mỹ bắt đầu áp thuế nhập khẩu 10% với tất cả đối tác thương mại. Ảnh: Z2Data
Trong khi đó, Canada và Mexico – hai đối tác nằm trong Hiệp định thương mại USMCA (Mỹ - Mexico - Canada) – không bị áp thêm thuế đối ứng lần này. Hai quốc gia láng giềng này trước đó đã bị đánh thuế 25% đối với gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, tháng trước, ông Trump đã tạm hoãn thuế bổ sung với một số mặt hàng nhất định từ hai nước.
Chính sách thuế mới của Mỹ đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
Giá vàng thế giới vọt lên mức kỷ lục trước khi bị bán tháo để chốt lời. Nhiều nhà lãnh đạo quốc tế đã lên tiếng chỉ trích chính sách thuế quan này, cho rằng đây là biện pháp phi lý và mang tính đối đầu.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cũng bày tỏ lo ngại, cảnh báo rằng việc tăng thuế nhập khẩu có thể khiến giá cả tăng vọt và làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn kiên định với lập trường của mình. Phát biểu ngày 4/4, ông khẳng định "sẽ không bao giờ thay đổi chính sách" và tuyên bố "mọi việc đang diễn ra rất tốt".
Vài giờ sau, trên mạng xã hội Truth Social, ông tiếp tục trấn an giới doanh nghiệp: "Các công ty lớn không hề lo lắng về thuế nhập khẩu. Họ hiểu đây là chiến lược dài hạn và đang hướng tới một thỏa thuận lớn, có thể tạo cú hích cho nền kinh tế Mỹ".
Căng thẳng thương mại toàn cầu đang leo thang nhanh chóng trong bối cảnh chính quyền ông Trump tiếp tục theo đuổi chính sách bảo hộ mạnh tay.
Washington đã lần lượt áp thuế với hàng hóa đến từ Trung Quốc, Canada, Mexico và đang mở rộng sang nhiều mặt hàng khác như dược phẩm, chất bán dẫn, nhôm, thép và ôtô. Đáp lại, nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, EU và Canada đã triển khai các biện pháp trả đũa tương xứng.
Từng có sự nghiệp pháp lý lừng lẫy, nhưng ông Yoon Suk-yeol lại liên tục thất bại trên chính trường, cuối cùng trở thành tổng thống Hàn Quốc thứ 2 bị phế truất.
Mức thuế quan khoảng 70% mà Tổng thống Trump áp dụng với Trung Quốc có khả năng tạo ra một vấn đề mới cho nền kinh tế toàn cầu: 400 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc đang đi “săn lùng” các thị trường mới.
Một vụ sự cố kinh hoàng đã xảy ra tại thành phố Tanta (Ai Cập) vào ngày 1/4 khi một nghệ sĩ xiếc bị hổ tấn công ngay trước sự chứng kiến của rất đông khán giả.
(KTSG) - Có khi nào hoạt động cá nhân của chủ doanh nghiệp lại gây hại cho uy tín của thương hiệu sản phẩm. Với trường hợp hãng xe điện Tesla, câu trả lời
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.