Trung Quốc kiện Lào đòi nợ 555 triệu USD liên quan đến siêu dự án thủy điện
16:46 07/03/2025
Tập đoàn Nhà nước Trung Quốc đã kiện công ty điện lực quốc gia Lào vì khoản nợ lên tới 555 triệu USD liên quan đến lượng điện sản xuất từ dự án thủy điện bậc thang Nam Ou trị giá 2,7 tỷ USD, vốn đã đi vào hoạt động từ năm 2021.
Chấn động vụ doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc kiện công ty điện lực Lào vì “chây ì” khoản nợ hơn 500 triệu USD
Theo hồ sơ trọng tài mà hãng thông tấn Reuters thu thập được, một công ty Nhà nước Trung Quốc đã khởi kiện công ty Điện lực Quốc gia Lào Electricite du Laos để đòi khoản tiền 555 triệu USD chưa thanh toán từ một dự án thủy điện.
Vụ kiện đã được đệ trình tại Singapore chống lại Electricite du Laos (EdL) bởi một đơn vị thuộc Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina). Nguyên nhân xuất phát từ khoản tiền chưa thanh toán liên quan đến lượng điện sản xuất từ dự án thủy điện bậc thang Nam Ou trị giá 2,7 tỷ USD, vốn đã đi vào hoạt động từ năm 2021.
>> Trung Quốc lập kỷ lục xuất khẩu 540 tỷ USD, thương chiến càng thêm nóng bỏng
Dự án này do công ty con của PowerChina, Nam Ou Power, vận hành và có tổng công suất phát điện 1,27 gigawatt (GW) từ 7 bậc thang trải dài trên 350km sông.
Dự án thủy điện bậc thang sông Nam Ou là một trong những dự án lớn nhất ở Lào, chiếm 7% trong tổng số 18 GW công suất thủy điện của cả nước - Ảnh: PowerChina
Nam Ou là một trong những dự án thủy điện lớn nhất tại Lào, chiếm khoảng 7% trong tổng công suất thủy điện 18 GW của quốc gia không giáp biển, nằm “sát vách” Việt Nam với dân số gần 8 triệu người này.
Theo một nguồn tin am hiểu vụ việc, EdL vẫn chưa có phản hồi chính thức đối với đơn kiện. Nguồn tin này cho biết đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc kiện một công ty do Chính phủ Lào quản lý tại một trọng tài quốc tế. Vì tính chất nhạy cảm của vụ kiện, nguồn tin yêu cầu giấu tên. Các chi tiết về vụ kiện này cũng đã lần đầu tiên được công khai.
Dự án Nam Ou nằm trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, nhằm xây dựng các tuyến giao thương và vận tải khắp châu Á và xa hơn nữa. Các nhà phê bình phương Tây cho rằng những khoản đầu tư lớn của Trung Quốc vào các quốc gia gặp khó khăn về tài chính đã giúp Bắc Kinh có lợi thế chiến lược. Tuy nhiên, Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này.
Hiện PowerChina, EdL và các luật sư đại diện cho Nam Ou chưa đưa ra bình luận nào. Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cơ quan quản lý năng lượng và Bộ Thương mại của nước này cũng không phản hồi yêu cầu bình luận.
Tham vọng trở thành “viên pin của Đông Nam Á” gặp khó vì nợ tương đương 4% GDP quốc gia
Lào đã đầu tư mạnh vào các dự án thủy điện, phần lớn được tài trợ bởi Trung Quốc, với tham vọng trở thành “viên pin của Đông Nam Á” thông qua việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng.
Tuy nhiên, các dự án khổng lồ cũng gây ra hệ lụy là những khoản nợ nghiêm trọng.
>> Trung Quốc vừa xây tổng kho TMĐT khổng lồ 660.000m2 sát Việt Nam, một tỉnh đề xuất lập khu TMĐT xuyên biên giới để tận dụng cơ hội
Theo đơn kiện gửi lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore vào tháng trước, PowerChina cho biết EdL đang nợ 486,3 triệu USD tiền điện, cộng với 65,8 triệu USD tiền lãi. Các khoản nợ tổng cộng hơn nửa tỷ USD này liên quan đến hóa đơn hàng tháng từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2024. Tổng số tiền nợ tương đương khoảng 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Lào.
Năm 2020, do áp lực nợ nần gia tăng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, EdL đã phải nhượng quyền kiểm soát phần lớn hệ thống truyền tải điện của mình cho Tập đoàn Lưới điện miền Nam Trung Quốc (China Southern Power Grid Co), một doanh nghiệp Nhà nước của “nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới”.
Trong đơn kiện, Nam Ou cũng yêu cầu bồi thường 3 triệu USD vì EdL thanh toán phần lớn các khoản phí bằng đồng kip của Lào, trong khi thỏa thuận ban đầu quy định rằng 85% số tiền phải được thanh toán bằng đồng USD.
Giữa bối cảnh đó, Lào đã phải vật lộn với tình trạng siêu lạm phát và dự trữ ngoại hối cạn kiệt kể từ đại dịch Covid-19, khiến đồng kip mất giá gần 60% trong vòng 5 năm qua.
Theo Bangkok Post
>> Trung Quốc 'bơm tiền' cho dân mua smartphone, đây là 3 ông lớn hưởng lợi
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, trong những ngày gần đây, Washington đã đạt nhiều tiến triển với Nga và Ukraine liên quan đến thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt xung đột giữa 2 nước này.
Ông Trump cho biết đây là một phần trong nỗ lực phục hồi ngành vận tải biển và đóng tàu của Mỹ, đồng thời hé lộ kế hoạch thành lập một văn phòng chuyên trách tại Nhà Trắng để hỗ trợ ngành này.
(ĐTCK) Động thái thúc đẩy các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc giảm sản lượng nhiên liệu đang đặt ra những câu hỏi mới về nhu cầu tại quốc gia nhập khẩu lớn nhất.
Bất chấp giá vàng thế giới tăng mạnh, các ngân hàng trung ương - 'cá mập' trên thị trường vàng tiếp tục mua thêm 18 tấn vàng trong tháng 1. Cuộc đua mua vào để lấp đầy các hầm vàng vẫn đang tiếp diễn.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.