Top 10 ngân hàng Việt Nam đầu tư 15.000 tỉ đồng mỗi năm cho chuyển đổi số
12:13 28/07/2022
Việc đầu tư bình quân 15.000 tỉ đồng mỗi năm cho chuyển đổi số giúp các ngân hàng dẫn đầu xu hướng này ở Việt Nam đạt tỷ lệ 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt kế hoạch đề ra trước 3 năm.
Chia sẻ tại buổi họp báo công bố sự kiện “Ngày chuyển đổi số” ngành ngân hàng sáng 28-7, ông Lê Anh Dũng, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), cho biết các ngân hàng coi việc chuyển đổi số và phát triển ngân hàng số là mục tiêu trong chiến lược kinh doanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Theo đó, nhóm 10 ngân hàng lớn nhất trong hệ thống đầu tư bình quân 15.000 tỉ đồng mỗi năm cho chuyển đổi số.
Ứng dụng robot tại quầy giao dịch của ngân hàng SHB. Ảnh minh hoạ: DNCC.
Kết quả, nhiều ngân hàng dẫn đầu về chuyển đổi số ở Việt Nam đã đạt tỷ lệ 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu 70% giao dịch khách hàng trên kênh số vào năm 2025 – được nêu tại Quyết định 810.
Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng 77,2% về số lượng và 29,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Giao dịch qua Internet tăng tương ứng 63,2% và 32,3%.
Giao dịch qua điện thoại di động tăng tương ứng 98,3 và 84,3%. Còn giao dịch qua QR code tăng 86% và 127%.
Ngoài ra, có 5,5 triệu tài khoản và khoảng 8,9 triệu thẻ ngân hàng được mở bằng phương thức điện tử (eKYC) tính tới cuối tháng 6-2022.
“Nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới”, ông Dũng cho biết.
Tương tự, hãng tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey cho biết ngành ngân hàng của Việt Nam có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất khu vực trong năm 2021, cao hơn mức tăng bình quân của toàn khu vực và thậm chí cao hơn mức tăng bình quân của thị trường mới nổi.
Nhằm thực hiện đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, đại diện NHNN cho biết ngành ngân hàng xác định tập trung vào 5 nhóm công việc.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý trong hoạt động ngân hàng thích ứng với cuộc CMCN 4.0, tạo thuận lợi và thúc đẩy các mô hình kinh doanh, quản trị điều hành trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng bứt phá, đổi mới, sáng tạo nhưng vẫn chú trọng tới công tác đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm hạn chế những rủi ro, thách thức từ bối cảnh CMCN 4.0.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc cung ứng các sản phẩm số; tăng cường tích hợp, kết nối với các bộ, ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số; nâng cao chất lượng phục vụ và tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.
Ưu tiên đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ số vào hoạt động ngân hàng; ưu tiên phát triển ngân hàng theo mô hình ngân hàng số, trong đó lấy thanh toán số làm cửa ngõ để kết nối liền mạch với các dịch vụ ngân hàng khác như huy động, cho vay, đầu tư, bảo hiểm… và giao tiếp thuận tiện với các hệ sinh thái số bên ngoài nhằm cung ứng các sản phẩm, dịch vụ an toàn, tiện lợi, cá nhân hóa với chi phí hợp lý và sự tường minh.
Chú trọng công tác nhân sự, coi nguồn nhân lực có chất lượng là nhân tố quyết định thành công trong chuyển đổi số ngân hàng. Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp người lao động ngành Ngân hàng được trang bị những kỹ năng, phát triển năng lực thích ứng với bối cảnh CMCN 4.0.
Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về ứng dụng kỹ thuật số và những lưu ý để phòng, tránh rủi ro khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử.
Về phía các ngân hàng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, thành viên HĐQT Vietcombank, cho biết ban lãnh đạo ngân hàng coi việc chuyển đối số là cốt lõi trong chiến lược dài hạn của Vietcombank. Theo đó, ngân hàng đã ban hành Nghị quyết từ năm 20219 đưa ra định hướng lớn để chuyển đổi số trong dài hạn.
“Quá trình chuyển đổi số ngân hàng gặp một số khó khăn, thách thức về việc cập nhật phân tích dữ liệu lớn (Big Data) để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên ngân hàng phải thành lập trung tâm dữ liệu phân tích. Ngoài ra, đào tạo con người rất quan trọng nên Vietcombank đã thuê chuyên gia nước ngoài để đào tạo cán bộ nhân viên, phục vụ hoạt động cho ngân hàng số”, ông Dũng cho biết.
Kết phiên 28/7, nhóm ngân hàng ghi nhận 24 mã tăng giá, 1 mã đứng giá tham chiếu và 2 mã giảm. Trong đó, STB ghi nhận mức thanh khoản cao nhất kể từ tháng 3, còn BID là mã đóng góp nhiều nhất cho VN-Index.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán điện tử tăng trưởng nhanh. Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 77,2% về số lượng và tăng gần 30% về giá trị. Đặc biệt, thanh toán qua di động tăng 98,3%, qua internet tăng 63,2%.
(ĐTCK) Không ít ngân hàng đã đụng trần tín dụng của năm 2022 ngay từ cuối quý I, thậm chí có ngân hàng còn hết room từ cuối năm 2021 do đẩy mạnh cho vay bất động sản…
(ĐTCK) Tính đến thời điểm sáng ngày 28/7, thị trường tiền điện tử có 94/100 mã tăng điểm. Đồng tiền đứng đầu thị trường về giá trị vốn hóa - Bitcoin tăng 10,18%, đạt 23.352 USD/BTC.
(ĐTCK) Trong khi vàng thế giới tăng sức mạnh sau khi Powell phát biểu trong cuộc họp báo rằng nhiều lĩnh cực của nền kinh tế Hoa Kỳ đang hoạt động tốt, thì giá vàng trong nước vẫn trong xu hướng giảm trong phiên sáng 28/7.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để lấy ý kiến các bên liên quan.
(ĐTCK) Các cổ phiếu được khuyến nghị đều có tuần biến động nhẹ với mức tăng giảm không quá 5%. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại nhanh chóng trở lại bán ròng mạnh hơn 640 tỷ đồng trong phiên cuối tuần ngày 25/4, đáng chú ý là cổ phiếu VIC bị khối này bán mạnh nhất.
(ĐTCK) Cổ phiếu lớn VIC tiếp tục đóng vai trò động lực chính giúp VN-Index tiếp tục khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhiều mã vừa và nhỏ như CII, cùng loạt cổ phiếu nhỏ nhóm chứng khoán.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu...
Lợi nhuận trước thuế quý I của SeABank tăng đột biến gần 189% đạt 4.350 tỷ đồng, thực hiện hơn 67% kế hoạch lợi nhuận năm nhờ hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính Bưu điện PTF cho AEON Financial Service.
(ĐTCK) Là lĩnh vực đặc thù, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe trong quá trình hoạt động. Thế nên, khi đầu tư vào cổ phiếu nhóm ngành này cũng cần “nhìn sâu” vào doanh nghiệp.
Chủ tịch IDICO đánh giá, việc Mỹ áp thuế chắc chắn sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia khác và sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến mảng bất động sản khu công nghiệp.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.