Tổng thống Trump: Nghiêm túc sáp nhập Canada, chỉ thị Mỹ dừng đúc đồng 1 xu
19:24 10/02/2025
Hôm 9/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận ông nghiêm túc trong việc muốn sáp nhập Canada, cùng ngày ông chỉ thị Mỹ dừng đúc đồng 1 xu (1 cent).
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/2 tuyên bố chỉ thị cho Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent ngừng sản xuất đồng xu 1 cent (1 USD = 100 cent), với lý do chi phí sản xuất đồng này quá cao.
"Trong một thời gian quá dài, Mỹ đã đúc những đồng xu (1 cent) tốn kém hơn 2 cent. Thật lãng phí! Tôi đã chỉ thị cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ ngừng sản xuất những đồng xu mới này. Hãy loại bỏ sự lãng phí khỏi ngân sách quốc gia vĩ đại của chúng ta, dù chỉ là từng cent một" , ông Trump nói trong bài đăng trên mạng xã hội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đồng 1 cent đã bị chỉ trích trong nhiều năm. Phong trào loại bỏ đồng xu này gia tăng vào tháng trước sau khi Ủy ban Hiệu suất chính phủ (DOGE) của Elon Musk đăng trên X kêu gọi sự chú ý đến chi phí sản xuất nó.
Năm ngoái, một bài báo trên New York Times cũng lập luận về việc bãi bỏ đồng xu. Bài báo lưu ý rằng, "việc cần phải bỏ đồng một cent đã quá rõ ràng đối với những người nắm quyền trong một thời gian dài, đến nỗi việc không thể thực hiện được điều này càng biến đồng xu trở thành biểu tượng của sự mục nát sâu sắc".
CNN đưa tin, US Mint (cơ quan thuộc Bộ Tài Chính Mỹ phụ trách đúc tiền xu) năm 2023 báo cáo rằng, họ đang lưu hành khoảng 4,1 tỷ xu. Trong năm tài chính 2024, US Mint cho biết trong báo cáo thường niên rằng để sản xuất và phân phối 1 đồng 1 cent tiêu tốn mất 3,7 cent, tăng hơn 20% so với năm trước. Chi phí kim loại tăng cao, bao gồm kẽm và đồng, là một phần lý do khiến việc sản xuất đồng xu này trở nên đắt đỏ hơn.
Năm 2013, một bài bình luận trên trang web của Viện Brooking còn lập luận rằng Mỹ không chỉ nên ngừng sản xuất đồng 1 cent mà còn ngừng sản xuất đồng niken (5 cent).
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận ông nghiêm túc muốn Canada trở thành tiểu bang thứ 51.
"Tôi nghĩ Canada sẽ tốt hơn nhiều nếu trở thành tiểu bang thứ 51 vì chúng ta mất 200 tỷ USD mỗi năm với Canada. Và tôi sẽ không để điều đó xảy ra. Tại sao chúng ta phải trả 200 tỷ USD mỗi năm, về cơ bản là trợ cấp cho Canada?"
Theo AP, Mỹ không trợ cấp cho Canada nhưng mua các sản phẩm từ quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên này, bao gồm các mặt hàng như dầu mỏ. Thâm hụt thương mại hàng hóa giữa hai bên tăng vọt trong những năm gần đây, lên 72 tỷ USD vào năm 2023, phần lớn phản ánh lượng năng lượng Mỹ nhập khẩu từ Canada.
Ông Trump nhiều lần gợi ý rằng Canada sẽ tốt hơn nếu đồng ý trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ — một viễn cảnh không được người dân Canada ủng hộ.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau trước đó cho biết trong một phiên họp kín với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và lao động rằng lời nói của ông Trump là "một điều có thật" và gắn liền với mong muốn tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chuẩn bị cắt giảm thuế quan trước khi ông có cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này, nhằm tránh nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại, Reuters dẫn các nguồn tin cho biết.
Chuyến bay của hãng EasyJet bay đến thành phố Manchester (Anh) buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại Sân bay quốc tế Athens (Hy Lạp) sau khi phi công đột nhiên ngã gục.
Một số nhân vật quyền lực, bao gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk, kịch liệt chỉ trích Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và trong một số trường hợp, kêu gọi cắt giảm hoặc...
Hàn Quốc từng hạ bệ ngành chip bán dẫn của Nhật Bản như thế nào thì trong 9 năm trở lại đây, họ đang bị chính Trung Quốc làm điều tương tự với hiệu ứng "Quả cầu tuyết".
Một số nhà phân tích suy đoán huyền thoại Warren Buffett chính là nguyên nhân khiến cổ phiếu gã khổng lồ ngân hàng Phố Wall Bank of America đi ngang thời gian gần đây.
Wall Street Journal trích dẫn nguồn tin thân cận cho biết các quan chức Trung Quốc đang lên danh sách các công ty công nghệ Mỹ có thể bị trừng phạt bằng các cuộc điều tra chống độc quyền và các công cụ khác.
Mới đây, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 25% lên toàn bộ thép nhập khẩu vào Mỹ, đánh dấu bước leo thang trong căng thẳng thương mại toàn cầu. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh nhập khẩu thép tiếp tục tăng trong năm 2024.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington ngày 10/2 thông báo, Bắc Kinh đã chính thức có động thái đáp trả, áp thuế quan đối với khoảng 14 tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Động thái này đã dập tắt hy vọng...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.