• CIM 11.23 0.02(0.2%)
  • BTC 87569.90 53.67(0.06%)
  • GOLD 3430.260 6.510(0.19%)
  • WTI 63.09 0.46(0.74%)
  • EUR/USD 1.14967 0.00161(0.14%)
  • EUR/GBP 0.85935 0.00086(0.1%)
  • USD/CHF 0.81071 0.00186(0.23%)
  • USD/JPY 140.809 0.050(0.04%)
  • USD/CAD 1.38316 0.00069(0.05%)
  • GBP/USD 1.33767 0.00013(0.01%)
  • CAD/CHF 0.58604 0.00205(0.35%)
  • AUD/USD 0.64139 0.00045(0.07%)
  • NZD/USD 0.59949 0.00042(0.07%)
  • CIM 11.23 0.02(0.2%)
  • BTC 87569.90 53.67(0.06%)
  • GOLD 3430.260 6.510(0.19%)
  • WTI 63.09 0.46(0.74%)
  • EUR/USD 1.14967 0.00161(0.14%)
  • EUR/GBP 0.85935 0.00086(0.1%)
  • USD/CHF 0.81071 0.00186(0.23%)
  • USD/JPY 140.809 0.050(0.04%)
  • USD/CAD 1.38316 0.00069(0.05%)
  • GBP/USD 1.33767 0.00013(0.01%)
  • CAD/CHF 0.58604 0.00205(0.35%)
  • AUD/USD 0.64139 0.00045(0.07%)
  • NZD/USD 0.59949 0.00042(0.07%)

Lý do hai ông Trump, Musk chỉ trích USAID và khả năng đóng cửa cơ quan này

17:12 10/02/2025

Một số nhân vật quyền lực, bao gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk, kịch liệt chỉ trích Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và trong một số trường hợp, kêu gọi cắt giảm hoặc đóng cửa cơ quan này. Đâu là những lý do chính và liệu cơ quan này có bị đóng cửa?

Lãng phí, tham nhũng và kém hiệu quả

USAID đã bị chỉ trích vì quản lý tài chính kém, thực hiện dự án không hiệu quả và tham nhũng.

Những nhân vật như Tổng thống Trump, tỷ phú Musk … cho rằng, USAID chi tiêu lãng phí, thiếu giám sát, tham nhũng, gian lận, kém hiệu quả trong phân phối viện trợ. Cụ thể, chi phí hành chính cao, một số dự án thất bại hoặc quản lý kém.

Một phần đáng kể ngân sách USAID được sử dụng cho chi phí vận hành và quản lý thay vì trực tiếp tài trợ cho các dự án viện trợ. Một số ý kiến chỉ trích cho rằng bộ máy hành chính cồng kềnh làm chậm quá trình triển khai và gây lãng phí tiền bạc.

Trong khi đó, một số dự án do USAID tài trợ không đạt được mục tiêu đề ra. Hàng tỷ USD đã được chi cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển ở Afghanistan, nhưng nhiều dự án bị thực hiện kém, bỏ hoang hoặc bị phá hủy. Tổng Thanh tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan (SIGAR) đã nhiều lần báo cáo tình trạng lãng phí tài chính.

USAID cam kết hàng tỷ USD để phục hồi Haiti sau trận động đất lớn năm 2010, nhưng phần lớn số tiền bị phân bổ sai. Các cuộc điều tra cho thấy chỉ một phần nhỏ số tiền thực sự đến tay các tổ chức Haiti, trong khi phần lớn tài trợ chảy vào các nhà thầu Mỹ. Nhiều dự án, bao gồm sáng kiến nhà ở, đã thất bại.

USAID cũng bị cáo buộc phân bổ ngân sách sai mục đích, cụ thể là lạm dụng từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) và có lợi ích nhóm.

Tiền tài trợ của USAID đôi khi bị biển thủ bởi quan chức tham nhũng, trung gian hoặc nhà thầu. Các báo cáo đã chỉ ra nhiều trường hợp gian lận hóa đơn, biển thủ và hối lộ ở các quốc gia nhận viện trợ.

Một số NGO nhận tài trợ từ USAID đã bị cáo buộc sử dụng sai ngân sách, phóng đại kết quả dự án hoặc dùng tiền tài trợ cho các hoạt động chính trị. Trong một số trường hợp, tiền viện trợ của USAID được chuyển qua các công ty có quan hệ chính trị tại các quốc gia nhận viện trợ, mang lại lợi ích cho giới tinh hoa thay vì cộng đồng dân cư.

Về hiệu quả trong phân phối viện trợ, USAID bị chỉ trích là phản ứng chậm chạp với các tình huống khẩn cấp, thiếu các tiêu chí đánh giá hiệu quả. Cơ quan này từng bị chỉ trích vì phản ứng chậm trong một số cuộc khủng hoảng do các rào cản hành chính. Ví dụ, sau thiên tai, viện trợ đôi khi mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng mới đến tay người dân.

Trong khi đó, nhiều chương trình của USAID không có tiêu chí đánh giá rõ ràng, khiến việc xác định mức độ hiệu quả của các dự án trở nên khó khăn. Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) từng chỉ ra các thiếu sót trong khả năng giám sát và đo lường tác động của USAID.

Lý do hai ông Trump, Musk chỉ trích USAID và khả năng đóng cửa cơ quan này

Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk kịch liệt chỉ trích Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Ảnh: Business Standard.

Quan điểm “Nước Mỹ trên hết” và chủ nghĩa dân tộc

Tổng thống Trump đã thúc đẩy chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trên hết”, lập luận rằng tiền của người nộp thuế nên được chi trong nước thay vì tài trợ cho các chương trình viện trợ quốc tế. Ông đã nhiều lần cố gắng cắt giảm tài trợ cho USAID, dù Quốc hội phần lớn phản đối những nỗ lực này.

Là một quan điểm, chiến lược ưu tiên lợi ích quốc gia của Mỹ trước các cam kết quốc tế, bao gồm cả viện trợ nước ngoài, “Nước Mỹ trên hết” đã tác động mạnh đến USAID. Những người phản đối USAID như ông Trump, ông Musk cho rằng, Mỹ không nhận được sự “đền đáp” xứng đáng; cắt giảm viện trợ để tập trung vào nước Mỹ; cần thay đổi trong cách tiếp cận viện trợ.

Một số nước nhận viện trợ từ USAID nhưng lại có quan hệ thân thiết với các đối thủ của Mỹ, như Trung Quốc hoặc Nga. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu Mỹ có đang “ném tiền qua cửa sổ”. Ông Trump từng tuyên bố rằng Mỹ không nên tiếp tục viện trợ cho các nước “không biết ơn” hoặc không ủng hộ lợi ích của Mỹ tại Liên Hợp Quốc.

Ông Trump và những người theo chủ nghĩa dân tộc cho rằng hàng tỷ USD viện trợ nước ngoài nên được đầu tư vào các vấn đề trong nước, như cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, việc làm cho người Mỹ…

Thay vì viện trợ nhân đạo hoặc phát triển dài hạn, chính quyền Trump ưu tiên viện trợ có tính chiến lược, gắn liền với lợi ích chính trị hoặc quân sự. Điều này dẫn đến việc USAID bị suy giảm vai trò trong các chương trình dài hạn như chống đói nghèo, giáo dục và y tế ở các nước đang phát triển.

Quan ngại về ảnh hưởng nước ngoài

Một số người bảo thủ tin rằng USAID hoạt động như một công cụ can thiệp chính trị, tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ và các sáng kiến thúc đẩy các giá trị tự do hoặc tiến bộ ở các quốc gia khác.

Trong một số trường hợp, USAID bị cáo buộc hỗ trợ các nhóm đối lập ở nước ngoài, dẫn đến phản ứng dữ dội từ các chính phủ và những người chỉ trích coi đây là hành vi can thiệp.

Một số chính phủ, đặc biệt là ở Nga, Venezuela, Trung Quốc và nhiều nước châu Phi, đã cáo buộc USAID tài trợ cho các NGO nhằm thúc đẩy thay đổi chính trị hoặc gây bất ổn. Ở một số nước, USAID bị cấm hoạt động vì bị cho là công cụ của Chính phủ Mỹ nhằm thao túng các cuộc bầu cử hoặc thúc đẩy các phong trào đối lập.

USAID thường hỗ trợ các chương trình về dân chủ, nhân quyền và tự do báo chí, điều này đôi khi xung đột với chính sách của chính phủ sở tại. Năm 2012, Nga đã cấm cửa USAID với cáo buộc tổ chức này can thiệp vào chính trị nội bộ của Nga bằng cách tài trợ cho các nhóm đối lập.

Trong khi đó, Mỹ có thể sử dụng viện trợ như một công cụ ngoại giao. Đôi khi USAID bị coi là một công cụ để Mỹ gây sức ép lên các quốc gia khác. Viện trợ có thể bị cắt giảm đối với những nước không tuân theo chính sách đối ngoại của Mỹ.

Một số quốc gia nhận viện trợ nhưng vẫn hợp tác với Trung Quốc hoặc Nga có thể bị cắt tài trợ hoặc phải đáp ứng các điều kiện khắt khe hơn.

Lý do hai ông Trump, Musk chỉ trích USAID và khả năng đóng cửa cơ quan này

Người biểu tình tụ tập bên ngoài trụ sở USAID tại Washington ngày 3/2/2025, sau khi tỷ phú Elon Musk tuyên bố Bộ Hiệu quả Chính phủ sẽ đóng cửa cơ quan này. Ảnh: Getty Images.

Tài trợ của chính phủ so với khu vực tư nhân

Ông Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ, và những người khác cho rằng, các sáng kiến của khu vực tư nhân, do các tập đoàn hoặc tổ chức từ thiện dẫn dắt, như dự án năng lượng mặt trời của Tesla hoặc truy cập internet Starlink của SpaceX , có thể hiệu quả hơn các chương trình do chính phủ tài trợ.

Ông Musk đã chỉ trích các chương trình viện trợ của chính phủ nói chung, thay vào đó ủng hộ các giải pháp do thị trường thúc đẩy.

Viện trợ của chính phủ bị cho là có vấn đề, bao gồm quan liêu, kém hiệu quả; thiếu trách nhiệm giải trình, chính trị hóa viện trợ.

Viện trợ của chính phủ, đặc biệt là thông qua USAID, thường mất nhiều thời gian để triển khai do các quy trình hành chính phức tạp.

Khi tiền viện trợ không đến tay người dân hoặc bị lãng phí, rất khó để quy trách nhiệm cho ai, do có quá nhiều tổ chức tham gia vào quá trình phân phối.

Viện trợ của USAID đôi khi bị ràng buộc vào các mục tiêu chính trị hoặc lợi ích chiến lược của Mỹ, thay vì tập trung vào nhu cầu thực sự của người dân ở các nước đang phát triển.

Trong khi đó, vai trò của khu vực tư nhân trong viện trợ quốc tế ngày càng nổi bật, nhất là với các công ty công nghệ và đổi mới sáng tạo; họ triển khai dự án hiệu quả hơn, hỗ trợ dài hạn hơn.

Theo những người chỉ trích USAID, các công ty như Tesla (năng lượng sạch), SpaceX (kết nối internet qua vệ tinh), Google (các dự án giáo dục và y tế)… có thể mang lại nhiều giải pháp thực tế hơn so với viện trợ truyền thống.

Các công ty tư nhân có thể hoạt động nhanh hơn và tập trung vào kết quả thay vì bị ràng buộc bởi thủ tục hành chính. Đầu tư từ khu vực tư nhân có thể tạo ra cơ hội kinh tế bền vững hơn, vì viện trợ chính phủ thường chỉ là biện pháp ngắn hạn.

Hãng SpaceX của tỷ phú Musk đã triển khai hệ thống internet vệ tinh Starlink để giúp Ukraine trong cuộc chiến với Nga, điều mà một số người coi là nhanh và hiệu quả hơn viện trợ của chính phủ.

Tương tự, Quỹ Bill & Melinda Gates, quỹ từ thiện của tỷ phú Bill Gates, đã đầu tư hàng tỷ USD vào y tế, giáo dục và phát triển; nhiều khi hoạt động hiệu quả hơn các chương trình của USAID.

Những người ủng hộ USAID cho rằng chính phủ có vai trò quan trọng trong việc tài trợ các dự án không mang lại lợi nhuận ngay lập tức, nhưng lại cần thiết cho phát triển dài hạn, như cơ sở hạ tầng, y tế công cộng và giáo dục.

Tuy nhiên, những người phản đối USAID tin rằng, khu vực tư nhân có thể làm tốt hơn vì họ có động lực về lợi nhuận, dẫn đến các giải pháp bền vững hơn, thay vì phụ thuộc vào viện trợ.

Lý do hai ông Trump, Musk chỉ trích USAID và khả năng đóng cửa cơ quan này

Tình nguyện viên dỡ hàng viện trợ từ USAID ở Ethiopia. Ảnh: Getty Images.

Chuyển dịch địa chính trị

USAID đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng những ưu tiên toàn cầu thay đổi và căng thẳng địa chính trị đã ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức này.

USAID được như một công cụ quyền lực mềm của Mỹ; trong khi Trung Quốc đang trỗi dậy, đổ nhiều công sức, tiền của cho Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI). USAID dịch chuyển sang viện trợ mang tính an ninh, trong khi sự hoài nghi đối với viện trợ nước ngoài ngày càng tăng tại Mỹ.

Theo giới quan sát, USAID từ lâu đã được sử dụng để thúc đẩy lợi ích của Mỹ thông qua hỗ trợ phát triển kinh tế, dân chủ và nhân đạo. Cơ quan này tài trợ các dự án phù hợp với chính sách đối ngoại của Mỹ, như chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga ở châu Phi, Mỹ Latinh và Đông Nam Á.

Trong khi đó, Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng toàn cầu thông qua các khoản đầu tư hạ tầng quy mô lớn trong khuôn khổ BRI. Nhiều nước đang phát triển hiện phụ thuộc vào tài trợ của Trung Quốc hơn là viện trợ phương Tây.

USAID đôi khi được coi là phản ứng của Mỹ đối với ngoại giao kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng USAID hoạt động kém hiệu quả hơn do quy mô và tốc độ tài trợ không thể cạnh tranh với các khoản đầu tư do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn.

Sau vụ khủng bố 11/9, trọng tâm của USAID chuyển dần sang hỗ trợ chống khủng bố và phát triển an ninh, đặc biệt là ở Trung Đông, châu Phi và Nam Á. Điều này làm dấy lên tranh luận về việc viện trợ nên ưu tiên nhu cầu nhân đạo hay phục vụ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Một số ý kiến chỉ trích cho rằng việc đặt ưu tiên chiến lược lên trên các mục tiêu phát triển làm suy yếu sứ mệnh của USAID.

Các lãnh đạo như ông Trump cho rằng viện trợ nước ngoài không mang lại lợi ích thiết thực cho Mỹ và nên bị cắt giảm để tập trung vào các vấn đề trong nước.

Tư tưởng dân túy và chủ nghĩa dân tộc đã khiến viện trợ nước ngoài trở thành một vấn đề gây tranh cãi, với nhiều lời kêu gọi cắt giảm tài trợ cho các quốc gia bị coi là không biết ơn hoặc lạm dụng viện trợ.

Lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ nói về USAID

Tỷ phú Elon Musk gần đây đưa ra một số tuyên bố đáng chú ý về USAID. Trong một cuộc thảo luận trên X (trước đây là Twitter), ông gọi USAID là “một tổ chức tội phạm” và tuyên bố: “Đã đến lúc nó phải chết”.

Ngoài ra, ông Musk còn mô tả USAID là “không thể sửa chữa được nữa” và đề cập rằng Tổng thống Donald Trump đồng ý rằng tổ chức này nên bị đóng cửa. Ông cũng gọi USAID là “một mớ giun lộn xộn”, nhấn mạnh quan điểm của mình rằng cơ quan này không thể cứu vãn và cần bị giải thể.

Lý do hai ông Trump, Musk chỉ trích USAID và khả năng đóng cửa cơ quan này

Trụ sở USAID tại Washington DC. Ảnh: Getty Images.

Liệu USAID có thực sự bị đóng cửa?

Dù có nhiều lời kêu gọi cắt giảm hoặc đóng cửa USAID, việc này khó có thể xảy ra ngay lập tức do các yếu tố chính trị, pháp lý và lợi ích chiến lược. Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng USAID bị đóng cửa hoặc cải tổ.

Đó là Quốc hội Mỹ phản đối việc đóng cửa USAID ; lợi ích chiến lược của USAID đối với chính sách đối ngoại của Mỹ; cải tổ có lợi hơn là đóng cửa USAID.

Quốc hội Mỹ là cơ quan quyết định ngân sách liên bang, bao gồm tài trợ cho USAID. Trong quá khứ, dù chính quyền Trump tìm cách cắt giảm ngân sách USAID, Quốc hội vẫn phản đối và duy trì mức tài trợ gần như không đổi. Dù có một số ý kiến chỉ trích USAID, nhiều nghị sĩ từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn ủng hộ tổ chức này vì các lợi ích chiến lược và nhân đạo mà nó mang lại.

USAID không chỉ là một tổ chức viện trợ mà còn là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Việc cắt giảm USAID có thể làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu, đặc biệt là trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc và Nga.

Ngoài là công cụ quyền lực mềm, USAID còn thúc đẩy lợi ích kinh tế. Viện trợ của USAID giúp các nước đang phát triển cải thiện môi trường kinh doanh, qua đó mở ra cơ hội cho các công ty Mỹ đầu tư và mở rộng thị trường.

USAID còn giúp hỗ trợ các đồng minh Mỹ và ổn định khu vực. Một số nước nhận viện trợ từ USAID là đồng minh chiến lược của Mỹ. Nếu viện trợ bị cắt, điều này có thể làm suy yếu mối quan hệ đồng minh và tạo điều kiện cho các đối thủ như Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, giới quan sát nhận định.

Vì vậy, nếu chính quyền Trump muốn hạn chế vai trò của USAID mà không thể đóng cửa hoàn toàn, họ có thể thực hiện các cải cách như giảm ngân sách, tinh giản bộ máy; chuyển một số nhiệm vụ của USAID sang Bộ Ngoại giao hoặc khu vực tư nhân; thay đổi tiêu chí viện trợ.

Chính phủ Mỹ có thể yêu cầu cắt giảm nhân sự, giảm chi phí hành chính và tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể thay vì trải rộng trên nhiều chương trình. Một số chức năng của USAID có thể được chuyển giao cho Bộ Ngoại giao hoặc hợp tác với các tổ chức tư nhân để tăng hiệu quả.

Chính phủ cũng có thể yêu cầu USAID tập trung viện trợ cho các nước mang lại lợi ích chiến lược cho Mỹ, thay vì các chương trình mang tính nhân đạo trên diện rộng.

Ngược lại, nếu đóng cửa USAID thì Mỹ sẽ gặp phải nhiều rào cản về pháp lý và hành chính, sự phản đối của cộng đồng quốc tế và ảnh hưởng đến doanh nghiệp Mỹ.

USAID là một cơ quan liên bang được thành lập theo luật, nên việc đóng cửa đòi hỏi phải có sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ. Trong khi đó,việc Mỹ ngừng viện trợ có thể gây mất uy tín và làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Lâu nay, nhiều công ty Mỹ hưởng lợi gián tiếp từ viện trợ của USAID, như các nhà thầu cung cấp dịch vụ phát triển hạ tầng, công nghệ, giáo dục…

3 lý do khó đóng cửa USAID

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và những người bảo thủ khác đã nhiều lần đề xuất cắt giảm ngân sách cho USAID, việc đóng cửa hoàn toàn sẽ rất khó khăn vì 3 lý do chính. Một là, nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ, bao gồm cả đảng Cộng hòa và Dân chủ, ủng hộ viện trợ nước ngoài vì lý do chiến lược, nhân đạo và ngoại giao. Hai là, USAID đóng vai trò quan trọng trong quyền lực mềm của Mỹ, giúp xây dựng liên minh và chống lại các đối thủ như Trung Quốc, Nga… Ba là, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và quân sự thường ủng hộ USAID, lập luận rằng viện trợ phát triển giúp ổn định các khu vực, giảm nhu cầu can thiệp quân sự.

Lý do hai ông Trump, Musk chỉ trích USAID và khả năng đóng cửa cơ quan này

Một dự án của USAID tại Ai Cập. Ảnh: Reuters.

Tương lai nào cho USAID?

Tùy thuộc vào chính quyền Trump, USAID có thể trải qua 1 trong 4 kịch bản, nhiều nhà phân tích nhận định.

Một là, duy trì như hiện tại nếu có sự ủng hộ từ Chính phủ và Quốc hội Mỹ. Khả năng này tương đối thấp vì chính quyền theo chủ nghĩa dân tộc sẽ ưu tiên chính sách “Nước Mỹ trên hết”.

Hai là, bị cắt giảm ngân sách và thu hẹp phạm vi hoạt động.

Ba là, tái cấu trúc và sáp nhập vào Bộ Ngoại giao hoặc khu vực tư nhân. Khả năng này tương đối cao vì Chính phủ Mỹ, cụ thể là Bộ Hiệu quả Chính phủ Mỹ của tỷ phú Musk muốn tối ưu hóa hiệu quả và giảm chi phí.

Bốn là, đóng cửa hoàn toàn. Đây là kịch bản ít có khả năng xảy ra do bị Quốc hội và các nhóm lợi ích phản đối.

Tóm lại, dù có nhiều tranh cãi xung quanh USAID, việc đóng cửa hoàn toàn là rất khó khăn và không thực tế trong bối cảnh địa chính trị hiện nay. Tuy nhiên, USAID có thể đối mặt với các cuộc cải tổ lớn hoặc cắt giảm ngân sách tùy thuộc vào chính sách của chính quyền Trump.

Lý do hai ông Trump, Musk chỉ trích USAID và khả năng đóng cửa cơ quan này

Vật tư y tế chống dịch Ebola được dỡ xuống từ chuyến bay chở hàng của USAID tại Liberia, ngày 24/8/2014. Ảnh: Getty Images.

Nội dung liên quan:Donald TrumpElon Musk
Buồn của Samsung: Từng hạ bệ Nhật Bản trong mảng bán dẫn, giờ lặng nhìn một hãng chip Trung Quốc ăn mòn thị phần, lợi nhuận hoạt động giảm 29%
Buồn của Samsung: Từng hạ bệ Nhật Bản trong mảng bán dẫn, giờ lặng nhìn một hãng chip Trung Quốc ăn mòn thị phần, lợi nhuận hoạt động giảm 29%
2 tháng trước
Hàn Quốc từng hạ bệ ngành chip bán dẫn của Nhật Bản như thế nào thì trong 9 năm trở lại đây, họ đang bị chính Trung Quốc làm điều tương tự với hiệu ứng "Quả cầu tuyết".
Xe điện Trung Quốc ế ẩm, các hãng phải tung ưu đãi khủng thu hút khách
Xe điện Trung Quốc ế ẩm, các hãng phải tung ưu đãi khủng thu hút khách
2 tháng trước
Bất chấp các chương trình ưu đãi khủng, người Trung Quốc có thể chưa vội xuống tiền mua xe.
Bank of America kinh doanh tốt nhưng cổ phiếu đi ngang, tất cả là do Warren Buffett?
Bank of America kinh doanh tốt nhưng cổ phiếu đi ngang, tất cả là do Warren Buffett?
2 tháng trước
Một số nhà phân tích suy đoán huyền thoại Warren Buffett chính là nguyên nhân khiến cổ phiếu gã khổng lồ ngân hàng Phố Wall Bank of America đi ngang thời gian gần đây.
Trung Quốc nắm giữ loạt 'quân bài' trong lĩnh vực chủ chốt, sẵn sàng đáp trả Mỹ chỉ sau vài phút ông Trump tuyên bố áp thuế quan
Trung Quốc nắm giữ loạt 'quân bài' trong lĩnh vực chủ chốt, sẵn sàng đáp trả Mỹ chỉ sau vài phút ông Trump tuyên bố áp thuế quan
2 tháng trước
Wall Street Journal trích dẫn nguồn tin thân cận cho biết các quan chức Trung Quốc đang lên danh sách các công ty công nghệ Mỹ có thể bị trừng phạt bằng các cuộc điều tra chống độc quyền và các công cụ khác.
Top 10 quốc gia xuất khẩu thép vào Mỹ, Việt Nam đứng thứ 5
Top 10 quốc gia xuất khẩu thép vào Mỹ, Việt Nam đứng thứ 5
2 tháng trước
Mới đây, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 25% lên toàn bộ thép nhập khẩu vào Mỹ, đánh dấu bước leo thang trong căng thẳng thương mại toàn cầu. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh nhập khẩu thép tiếp tục tăng trong năm 2024.
Trung Quốc áp thuế lên 14 tỷ USD hàng hóa của Mỹ
Trung Quốc áp thuế lên 14 tỷ USD hàng hóa của Mỹ
2 tháng trước
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington ngày 10/2 thông báo, Bắc Kinh đã chính thức có động thái đáp trả, áp thuế quan đối với khoảng 14 tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Động thái này đã dập tắt hy vọng...
78 người đột tử trong chưa đầy 24 giờ nghi do không khí lạnh khắc nghiệt tại Đài Loan (Trung Quốc)
78 người đột tử trong chưa đầy 24 giờ nghi do không khí lạnh khắc nghiệt tại Đài Loan (Trung Quốc)
2 tháng trước
Theo thông tin từ China Times, vào ngày 9/2, đã có 78 người tại Đài Loan (Trung Quốc) nghi ngờ đột tử do không khí lạnh.
Tàu chở than, dầu của Trung Quốc gặp nạn ngoài khơi vùng Viễn Đông Nga
Tàu chở than, dầu của Trung Quốc gặp nạn ngoài khơi vùng Viễn Đông Nga
2 tháng trước
Một tàu chở hàng của Trung Quốc đã mắc cạn ngoài khơi đảo Sakhalin (vùng Viễn Đông Nga). Theo báo cáo, con tàu này chở đầy than và dầu nhiên liệu.
Có uẩn khúc gì khiến Lương Văn Phong -
Có uẩn khúc gì khiến Lương Văn Phong - "cha đẻ" DeepSeek đến giờ này vẫn im lặng đầy bí ẩn?
2 tháng trước
Với Trung Quốc Lương Văn Phong là người hùng. Nhưng ở quê hương, anh chỉ là chàng sinh viên chăm chỉ từ mảnh đất làm nghề nông nay đã thành đạt.
Một ngôi làng tách đôi trong 58 giây vì lở đất kinh hoàng, nhiều người tuyệt vọng đào đất bằng tay không để cứu người thân
Một ngôi làng tách đôi trong 58 giây vì lở đất kinh hoàng, nhiều người tuyệt vọng đào đất bằng tay không để cứu người thân
2 tháng trước
Thảm họa đã khiến ít nhất 29 người mất liên lạc và con số chính xác vẫn đang được xác minh thêm.
Lộ diện siêu vật thể “Herbig-Haro”: Thế giới mới xuất hiện
Lộ diện siêu vật thể “Herbig-Haro”: Thế giới mới xuất hiện
2 tháng trước
Kính viễn vọng không gian James Webb đã ghi lại hình ảnh ngoạn mục về vật thể Herbig-Haro HH 30 ma quái, nơi các hành tinh mới sắp ra đời.
Thứ Ba, 22/04/2025
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 510M
510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: 7.59B
Dự báo:
Trước đó: 6.61B
7.59B
6.61B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: 6.62B
Dự báo:
Trước đó: 6.22B
6.62B
6.22B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: -6,130M
Dự báo:
Trước đó: -6,630M
-6,130M
-6,630M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: 970M
Dự báo: 80M
Trước đó: 392M
970M
80M
392M
12:00
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo: 2.4%
Trước đó: 2.2%
2.4%
2.2%
13:00
   
SwedenSEKSweden
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 9.4%
9.4%
14:00
   
South_AfricaZARSouth_Africa
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 114.40%
114.40%
14:00
   
SwitzerlandCHFSwitzerland
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,158.4B
1,158.4B
15:00
   
SpainEURSpain
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6.19B
-6.19B
Giá vàng vượt 3.400 USD, chứng khoán Mỹ giảm mạnhGiá vàng vượt 3.400 USD, chứng khoán Mỹ giảm mạnh
35 phút trước
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và việc ông Trump liên tiếp chỉ trích Chủ tịch Fed khiến giá vàng, Wall Street biến động mạnh phiên đầu tuần.
Ấn Độ áp thuế 12% đối với thép nhập khẩuẤn Độ áp thuế 12% đối với thép nhập khẩu
1 giờ trước
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Chọn cổ phiếu để “vượt sai”Chọn cổ phiếu để “vượt sai”
1 giờ trước
Thị trường chứng khoán sụt giảm mở ra cơ hội đầu tư trung và dài hạn
Dow Jones bay gần 1.000 điểm khi Tổng thống Trump liên tục công kích Chủ tịch FedDow Jones bay gần 1.000 điểm khi Tổng thống Trump liên tục công kích Chủ tịch Fed
1 giờ trước
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm trong phiên đầu tuần khi Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh các cuộc tấn công nhắm vào Chủ tịch Fed Jerome Powell.
Cơ hội dành cho nhà đầu tư trung và dài hạnCơ hội dành cho nhà đầu tư trung và dài hạn
1 giờ trước
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Dư nợ margin toàn thị trường liên tiếp lập kỷ lục dù VN-Index vẫn Dư nợ margin toàn thị trường liên tiếp lập kỷ lục dù VN-Index vẫn "loanh quanh" 1.200 điểm, điều gì đang diễn ra?
8 giờ trước
Lượng margin mà nhà đầu tư đang vay chiếm tới gần 5% vốn hoá của hai sàn HOSE và HNX cộng lại.
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lầnCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lần
8 giờ trước
Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) báo lãi trước thuế tăng 339% đạt 64 tỷ đồng. Thủy điện Miền Trung (CHP) báo lãi trước thuế tăng 286% đạt 127 tỷ đồng.
Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'
10 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Chủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 nămChủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 năm
10 giờ trước
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Tổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tứcTổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tức
10 giờ trước
Chiến dịch gây áp lực của Tổng thống Donald Trump lên Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn tiếp diễn.
Cổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nayCổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nay
12 giờ trước
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
14 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.