“Tôi cảm thấy may mắn vì chưa mất tay chân”: Ký ức kinh hoàng của nạn nhân thoát khỏi "địa ngục lừa đảo" ở Myanmar, từng tuyệt vọng đến mức muốn tự tử
14:15 01/03/2025
Sau nhiều tháng sống trong địa ngục, anh may mắn được trở về nhưng những ám ảnh vẫn đeo bám.
Bị bỏ đói, đánh đập và tra tấn bằng điện, Ahmed vẫn chưa hết ám ảnh dù nhiều tháng đã trôi qua sau khi bị đưa sang Đông Nam Á. Anh là một trong vô số người châu Phi bị cưỡng ép làm việc tại các trung tâm lừa đảo, cách xa quê hương.
Các tổ hợp này xuất hiện ngày càng nhiều trong khu vực, nơi những lao động nước ngoài bị buộc phải tham gia vào các đường dây lừa đảo. Theo các chuyên gia, đây là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la.
Trong số đó có Ahmed, chàng trai 25 tuổi đến từ Ethiopia. Anh đã đăng ký với hy vọng tìm được công việc có thu nhập cao nhưng không ngờ rơi vào cạm bẫy.
Thay vào đó, họ thực hiện các “love scam” (chiêu trò lừa đảo tình cảm) - thường được gọi là “pig butchering” (vỗ béo lợn trước khi giết) - bên trong những khu phức hợp khét tiếng như nhà tù, mọc lên ngày càng nhiều tại Lào, Campuchia và Myanmar.
Những kẻ lừa đảo tạo hồ sơ giả mạo, đóng vai phụ nữ phương Tây giàu có để dụ dỗ đàn ông, đôi khi cả phụ nữ, đầu tư vào tiền điện tử rồi biến mất cùng số tiền tiết kiệm của nạn nhân.
Theo nguồn tin địa phương, hàng trăm người đã được giải cứu khỏi các tổ hợp ở Myanmar trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc cho biết vào năm 2023, có “hàng trăm nghìn” người bị các băng nhóm tội phạm có tổ chức cưỡng ép tham gia vào các hoạt động lừa đảo trực tuyến trên khắp Đông Nam Á.
Ahmed - tên đã được AFP thay đổi để bảo vệ danh tính - đã trải qua nhiều tháng bị giam cầm trong năm ngoái trước khi trở về quê nhà vào tháng 12.
“Tôi đã từng nghĩ đến việc tự tử”, anh nói.
Các nạn nhân của các đường dây lừa đảo tại trung tâm lừa đảo đã được hồi hương trong những tháng gần đây
Bị giam cầm, bị bạo hành
Ahmed cho biết anh được một người bạn cũ tiếp cận và mời sang nước ngoài làm việc với mức lương lên tới 500 USD (khoảng 12 triệu đồng) mỗi tháng. Đây là con số đáng mơ ước ở Ethiopia, nơi mức lương trung bình chỉ khoảng 24 USD (khoảng 600.000 đồng) mỗi tháng, theo Tổ chức Lao động Quốc tế.
Gia đình anh đã gom đủ 1.600 USD (khoảng 38 triệu đồng) để đưa anh sang Lào. Nhưng khi đến nơi, Ahmed nhận ra mình đã bị bạn phản bội và rơi vào mạng lưới lừa đảo. Anh tìm cách thoát khỏi khu phức hợp ở Lào, nhưng ngay sau đó bị một nhóm vũ trang bắt cóc và đưa sang Myanmar. Tại đây, những kẻ giam giữ yêu cầu gia đình anh trả 5.000 USD (khoảng 120 triệu đồng) để đổi lấy tự do.
"Khi tôi nói rằng mình nghèo và không có tiền, bọn chúng cười nhạo rồi dùng điện tra tấn đến mức tôi bất tỉnh," Ahmed kể lại.
Đến ngày thứ 11, trong tình trạng kiệt quệ vì đói, anh bị ép phải lựa chọn: làm việc không công trong 18 tháng, trả tiền chuộc hoặc quan hệ tình dục trước máy quay. Anh chọn làm việc không công, nhưng điều kiện ở đó còn tồi tệ hơn nhiều so với ở Lào.
"Trong khu phức hợp có những người bị mất tay chân vì tra tấn. Những kẻ quản lý thường chặt ngón tay của những nhân viên bị coi là 'hư hỏng' hoặc 'làm việc kém'. Tôi cảm thấy mình vẫn còn may mắn... Dù vẫn chịu di chứng từ những cú sốc điện, ít nhất tôi vẫn còn nguyên vẹn tay chân”, anh chia sẻ.
Các nạn nhân cho biết họ đã chịu đựng những hành vi bạo hành tàn khốc trong các trung tâm lừa đảo
Châu Phi trở thành mục tiêu
Ahmed cho biết có khoảng 3.000 người đang làm việc trong trung tâm ở Myanmar, bao gồm cả người Ethiopia, Kenya và Uganda.
Các trung tâm lừa đảo ngày càng nhắm đến người châu Phi, bởi họ thông thạo tiếng Anh, khao khát việc làm và có kỹ năng sử dụng công nghệ, theo Jason Tower, Giám đốc Viện Hòa bình Hoa Kỳ tại Myanmar, hiện làm việc tại Bangkok, Thái Lan.
Theo Tower, mức độ tàn bạo ngày càng gia tăng khi các khu phức hợp này bị truy quét khỏi Campuchia và Lào do các chiến dịch trấn áp của chính phủ và áp lực quốc tế. Chúng chuyển sang những vùng lãnh thổ vô luật pháp do các nhóm vũ trang kiểm soát ở Myanmar.
Ahmed cho biết anh và những người châu Phi khác bị đối xử tệ hơn so với các nhóm lao động khác. "Người châu Phi bị tra tấn dã man, trong khi người Trung Quốc và Ấn Độ chỉ bị phạt chống đẩy”, anh kể.
Khủng hoảng nối tiếp
Hai người Ethiopia khác cũng chia sẻ với AFP về việc bị buôn bán và trải qua những trải nghiệm tương tự. "Chúng tôi bị đưa đến một khu trại tồi tàn, bên trong tường còn vấy máu," Mohammed - cũng là một cái tên giả - kể về trung tâm ở Myanmar.
"Ngày nào chúng cũng dùng roi dây quất tôi, khiến lưng và đầu tôi đầy vết thương... Tôi chỉ ước mình chết đi," anh nói. Người đàn ông 26 tuổi chịu đựng suốt 6 tháng trước khi gia đình gom đủ gần 8.000 USD (khoảng 192 triệu đồng) để giải cứu anh, khiến họ rơi vào cảnh trắng tay.
Khi Ahmed về nhà, anh phát hiện gia đình đã xoay xở được 2.000 USD (khoảng 48 triệu đồng) để chuộc anh và mua vé máy bay. "Gia đình tôi giờ ngập trong nợ nần và hoàn toàn kiệt quệ về tài chính vì chuyện của tôi. Tôi cảm giác như mình vừa thoát khỏi một cơn ác mộng để bước vào một bi kịch khác”.
Nạn nhân được giải phóng khỏi các khu phức hợp cho biết, Shwe Kokko - một trong những trung tâm lừa đảo lớn nhất trong vùng – có những hoạt động tinh vi, thu hút rất nhiều người.
Bức ảnh chụp Đại sứ Ukraine Oksana Markarova trong cuộc tranh cãi nảy lửa giữa ông Trump và ông Zelensky tại Phòng Bầu dục đang gây bão mạng xã hội với hơn 2 triệu lượt xem.
Đầu phiên, các chỉ số chính đã sụt giảm sau khi Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Volodymyr Zelensky tranh cãi nảy lửa tại Nhà Trắng, làm dấy lên lo ngại về rủi ro địa chính trị gia tăng. Tuy...
Cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc trong thảm họa, sau khi hai nhà lãnh đạo tranh cãi trước báo giới tại Nhà Trắng về cuộc xung đột với Nga.
Giá dầu giảm 1% vào ngày thứ Sáu (28/02), ghi nhận tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 11/2024, khi thị trường đối mặt với các mức thuế quan mới của Washington và quyết định nối lại xuất khẩu dầu từ khu vực Kurdistan của Iraq.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.