Thế giới mất 10% diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh vào năm 2022
02:11 28/06/2023
(KSTG Online) – Năm ngoái, diện tích của các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh trên toàn cầu suy giảm 10% trong do nạn khác thác gỗ trái phép, chặt phá rừng để lấy đất canh tác cũng như hoạt động khai thác vàng. Con số này tương đương với diện tích của Thụy Sĩ.
Một khu vực của rừng nhiệt đới Amazon ở Humaitá, Brazil bị đốt phá hồi tháng 9-2022. Ảnh: Getty
Số liệu trên được nêu ra trong báo cáo nghiên cứu chung của Đại học Maryland (Mỹ) và tổ chức Giám sát rừng toàn cầu (GFW) của Viện Tài nguyên thế giới, có trụ sở ở Washington, công bố hôm 27-6. Theo báo cáo, sự suy giảm hàng năm của rừng nguyên sinh nhiệt đới tăng nhanh vào năm 2022, bất chấp cam kết chấm dứt phá rừng vào năm 2030 mà 145 nước ký kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow, Scotland vào năm 2021.
Brazil đã ký cam kết COP26 nhưng vào năm ngoái đây là nước có diện tích rừng nguyên sinh nhiệt đới bị phá hủy lớn nhất. Tình trạng này diễn ra trong năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Jair Bolsonaro.
Ông Bolsonaro bị cáo buộc nhắm mắt làm ngơ trước tốc độ phá rừng tăng vọt trong nhiệm kỳ 4 năm của mình. Các nhà bảo vệ môi trường cho biết, nhiều băng nhóm tội phạm bao gồm những người khai thác gỗ, chủ trang trại và khai thác vàng bất hợp pháp, đã gia tăng hoạt động hoạt động ở rừng Amazon để tối đa hóa lợi nhuận trước khi ông Bolsonaro thất bại trong cuộc bầu cử hồi tháng 10-2022.
Rừng nhiệt đới là nơi lưu trữ hàng đầu đối với khí carbon dioxide. Vì vậy, nạn phá rừng là một trong nguyên nhân chính dẫn đến lượng khí thải nhà kính tăng trên toàn cầu.
Báo cáo của Đại học Maryland và GFW cho biết, bất chấp nhận thức ngày càng nâng cao của các doanh và các nhà hoạch định chính sách về sự cần thiết phải hạn chế mất rừng trên toàn thế giới, diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh tương đương với 11 sân bóng đá biến mất mỗi phút vào năm ngoái. Điều này làm giải phóng lượng khí thải carbon tương đương với lượng khí thải từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch hàng năm của Ấn Độ.
Tổn thất rừng nhiệt đới nguyên sinh cũng xảy ra ở một nước khác bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo và Bolivia, do các hoạt động bao gồm phá rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp.
Các tổn thất rừng nhiệt đới nguyên sinh của Brazil không liên quan đến hỏa hoạn tăng 20% vào năm ngoá, lên mức cao nhất kể từ năm 2005, do hoạt động gia tăng của các băng nhóm tội phạm.
Báo cáo của của Đại học Maryland và GFW chỉ ra rằng ở phía tây Amazon, các điểm nóng phá rừng tiếp tục tập trung vào khu vực xung quanh các con đường và thường là do hoạt động phát quang để làm đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
Tuy nhiên, Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva, người kế nhiệm ông Bolsonaro, đã cam kết trấn áp nạn phá rừng bất hợp pháp, đồng thời cung cấp nhiều nguồn lực và hỗ trợ tài chính hơn cho các cơ quan bảo vệ môi trường của đất nước. Trong tháng 4, nạn phá rừng ở khu vực rừng Amazon thuộc Brazil giảm gần 70% so với năm trước đó.
Trong khi đó, năm 2022, Ghana ghi nhận tốc độ mất rừng nguyên sinh tăng gần 70% so với năm 2021, mức tăng lớn nhất so với bất kỳ nước nào trong những năm gần đây. Phần lớn diện tích rừng bị tàn phá liên quan đến sản xuất ca cao, khai thác vàng và hỏa hoạn và xảy ra trong các khu vực rừng được bảo vệ ở Ghana.
Tuy nhiên, các dấu hiệu thay đổi tích cực đã xuất hiện ở Malaysia và Indonesia, nơi có tỷ lệ mất rừng nguyên sinh nhiệt đới giảm xuống gần mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây. Indonesia là một ví dụ nổi bật, với tình trạng mất diện tích rừng không liên quan đến hỏa hoạn đã giảm 75% kể từ năm 2016.
Một phát hiện đầy hy vọng khác là tình trạng mất độ che phủ của rừng nói chung trên toàn cầu, bao gồm cả rừng nhân tạo cũng như rừng tự nhiên do nguyên nhân từ các hoạt động con người hoặc tự nhiên, giảm khoảng 10% vào năm ngoái.
Báo của Đại học Maryland và GFW cho biết, điều này phần lớn là nhờ các vụ cháy rừng ở Nga ít xảy ra hơn. Năm 2022 cũng là “năm tương đối yên ắng đối với các vụ cháy rừng trên toàn cầu” với thiệt hại liên quan đến hỏa hoạn giảm gần 1/3 so với năm 2021.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo cháy rừng sẽ trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn ở một số nước khi biến đổi khí hậu gia tăng. Viện Tài nguyên thế giới cho biết các vụ cháy rừng hiện đang làm mất diện tích cây che phủ gần gấp đôi so với 20 năm trước.
(KTSG Online) - Hãng công nghệ sinh học Insilico Medicine, có trụ sở ở Hồng Kông bắt đầu thử nghiệm ở người một loại thuốc điều trị bệnh xơ phổi vô căn
(KTSG) - Mấy thập niên phát triển kinh tế vừa qua Trung Quốc dựa vào phương Tây, cả vốn đầu tư, bí quyết công nghệ lẫn thị trường tiêu thụ để xây dựng một
(ĐTCK) Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco đang lạc quan thị trường dầu mỏ trong thời gian còn lại của năm 2023 do nhu cầu từ các nhà nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ mạnh mẽ bất chấp suy thoái toàn cầu.
Chỉ số Nasdaq 100 đang trên đà ghi nhận nửa đầu năm mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Lịch sử cho thấy chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong nửa đầu năm thường là điềm báo tốt cho 6 tháng cuối năm.
Forex, hay còn được gọi là thị trường ngoại hối, là thị trường nơi mà các loại tiền tệ được giao dịch. Đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới với hơn 7 nghìn tỷ đô la Mỹ được giao dịch mỗi ngày.
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.