• CIM 11.49 0.01(0.05%)
  • BTC 93681.45 238.46(0.26%)
  • GOLD 3312.910 25.290(0.77%)
  • WTI 62.23 0.01(0.01%)
  • EUR/USD 1.13318 0.00181(0.16%)
  • EUR/GBP 0.85391 0.00043(0.05%)
  • USD/CHF 0.82950 0.00116(0.14%)
  • USD/JPY 143.156 0.240(0.16%)
  • USD/CAD 1.38729 0.00028(0.02%)
  • GBP/USD 1.32684 0.00186(0.14%)
  • CAD/CHF 0.59790 0.00048(0.08%)
  • AUD/USD 0.63665 0.00083(0.13%)
  • NZD/USD 0.59513 0.00083(0.14%)
  • CIM 11.49 0.01(0.05%)
  • BTC 93681.45 238.46(0.26%)
  • GOLD 3312.910 25.290(0.77%)
  • WTI 62.23 0.01(0.01%)
  • EUR/USD 1.13318 0.00181(0.16%)
  • EUR/GBP 0.85391 0.00043(0.05%)
  • USD/CHF 0.82950 0.00116(0.14%)
  • USD/JPY 143.156 0.240(0.16%)
  • USD/CAD 1.38729 0.00028(0.02%)
  • GBP/USD 1.32684 0.00186(0.14%)
  • CAD/CHF 0.59790 0.00048(0.08%)
  • AUD/USD 0.63665 0.00083(0.13%)
  • NZD/USD 0.59513 0.00083(0.14%)

Trung Quốc tách khỏi phương Tây được không?

23:33 27/06/2023

Mấy thập niên phát triển kinh tế vừa qua Trung Quốc dựa vào phương Tây, cả vốn đầu tư, bí quyết công nghệ lẫn thị trường tiêu thụ để xây dựng một nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Nay quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng, liệu Trung Quốc có thể chuyển hướng tìm một chiến lược phát triển kinh tế khác, không phụ thuộc nhiều vào phương Tây nữa được chăng; và nếu được, sẽ phải chuyển như thế nào?

Trung Quốc tách khỏi phương Tây được không?

Chính quyền Mỹ, từ thời Tổng thống Donald Trump cho đến Tổng thống Joe Biden đều chủ trương và tìm cách hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc về kinh tế bằng nhiều biện pháp, từ áp đặt thuế mang tính trừng phạt đến kiểm soát xuất khẩu, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đưa sản xuất về lại Mỹ hay các nước lân cận.

Ông Trump phá vỡ chính sách kéo dài nhiều thập niên trước đó và bắt đầu xem Trung Quốc như một đối thủ tiềm tàng hơn là đối tác làm ăn. Tổng thống Joe Biden không chỉ tiếp tục lập trường mới này mà còn đưa ra nhiều biện pháp hơn nữa, như kiểm soát việc xuất khẩu chip cao cấp hay thiết bị dùng để sản xuất chip sang Trung Quốc.

Rõ ràng Mỹ lo sợ Trung Quốc tận dụng vị thế thống lĩnh trong nhiều chuỗi cung ứng để gây sức ép lên nền kinh tế Mỹ như từng xảy ra với dược phẩm, dụng cụ y tế hay đất hiếm, kim loại hiếm. Mỹ ngáng đường Trung Quốc tiếp cận các công nghệ cao của Mỹ do lo ngại nước này tận dụng cơ hội lấy đi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ trong nhiều lĩnh vực, kể cả quân sự.

Trong thực tế, đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc đang trên đà suy giảm. Theo tờ Atlantic, năm 2017 đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc ở mức 14,1 tỉ đô la, đến năm 2021 con số này sụt xuống còn 8,4 tỉ đô la. Theo tờ báo này, trong một khảo sát gần đây của Phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc tiến hành, 51% doanh nghiệp Mỹ cho biết kế hoạch của họ là giữ nguyên trạng, không đầu tư thêm cũng không giảm đầu tư vào Trung Quốc. Thêm 26% cho biết môi trường không chắc chắn nên họ chưa quyết định được gì cả.

Doanh nghiệp châu Âu cũng đánh mất sự hào hứng đối với thị trường Trung Quốc. Tập đoàn Rhodium giải thích trong một báo cáo gần đây: “Ngoại trừ một ít công ty Đức vẫn rót tiền vào hoạt động ở Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp châu Âu có hiện diện ở Trung Quốc đang ngưng đầu tư mới. Hầu như không có doanh nghiệp châu Âu mới nào quyết định vào Trung Quốc trong những năm gần đây”.

Từ ngữ mới nhất để chỉ mối quan hệ giữa phương Tây và Trung Quốc là “de-risking” (tháo gỡ các nguy cơ), tuy không dứt khoát như từ cũ là “decoupling” của thời ông Trump (cắt đứt quan hệ) nhưng cũng cho thấy những nỗ lực đối phó với các mối nguy do dựa nhiều vào kinh tế Trung Quốc, cả về an ninh lẫn sản xuất. Một ví dụ là nỗ lực của các nước phương Tây đa dạng hóa chuỗi cung ứng để bảo đảm Trung Quốc không thống lĩnh một số chuỗi cung ứng gây sức ép trên nhiều lĩnh vực, cũng như tháo bỏ các thiết bị viễn thông của Trung Quốc sản xuất.

Đối diện với xu hướng mới này, Trung Quốc cũng đang chuyển hướng chiến lược. Chẳng hạn, trước đây Mỹ là địa chỉ đầu tư nóng cho các doanh nghiệp Trung Quốc, từng rót đến 193 tỉ đô la từ năm 2005, nhưng nay dòng vốn doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Mỹ khô cạn hẳn. Mặc dù năm 2022 có tăng đôi chút so với năm trước đó, lên mức 3,2 tỉ đô la, con số này chỉ là một phần rất nhỏ so với tổng mức đầu tư 54 tỉ đô la vào năm 2016.

Thay vào đó dòng vốn đầu tư của Trung Quốc chuyển hướng về các nước phương Nam. Năm ngoái hai địa chỉ nhận vốn đầu tư của Trung Quốc lớn nhất là Ảrập Saudi và Indonesia. Năm 2017, các nước có quan hệ với Sáng kiến Vành đai Con đường, một chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô ở nhiều nước với vốn vay từ Trung Quốc, chỉ chiếm một phần ba tổng vốn đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc. Đến năm ngoái các nước này chiếm tỷ lệ 60% dù tổng vốn có ít hơn.

Về mặt thương mại, dù giao thương của Trung Quốc với Mỹ và châu Âu vẫn chiếm tỷ trọng lớn, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước đang phát triển tăng trưởng nhanh chóng hơn. Đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc hiện nay không phải là Mỹ hay châu Âu mà chính là 10 nước trong khối ASEAN với tổng kim ngạch hàng hóa lên đến 975 tỉ đô la vào năm 2022. Buôn bán hàng hóa giữa Trung Quốc và châu Phi vùng hạ Sahara tăng từ chỉ 4% vào năm 2001 lên đến hơn 25% vào năm 2020.

Trung Quốc tăng cường quan hệ thương mại với Nga để tìm nguồn cung cấp năng lượng và các nguyên liệu thô khác nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Mỹ. Thương mại giữa hai nước tăng hơn một phần ba vào năm ngoái, lên mức kỷ lục 190 tỉ đô la. Để đối phó với lệnh cấm vận của Mỹ, Nga quay sang dùng nhân dân tệ thay vì đô la Mỹ làm đồng tiền thanh toán trong mua bán, càng củng cố mong muốn của Trung Quốc làm suy yếu tầm ảnh hưởng toàn cầu của đô la Mỹ.

Một xu hướng khác của Trung Quốc là giảm quy mô vươn ra nước ngoài, quay về củng cố thị trường nội địa. Số liệu cho thấy đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc giảm mạnh, từ mức 174 tỉ đô la vào năm 2017 xuống còn 42 tỉ đô la vào năm 2022. Trước đây hai ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc cho vay đến 498 tỉ đô la trong các dự án tài trợ tài chính tại 100 nước trong giai đoạn từ 2008 đến 2021, không thua kém gì các khoản vay của Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên các khoản vay này giảm dần từ năm 2018 và sụt xuống còn 10,5 tỉ đô la cho cả hai năm 2020 và 2021 cộng lại.

Các số liệu nói trên có thể phản ánh xu hướng Trung Quốc ưu tiên cho nền kinh tế nội địa, nhất là để giải quyết các khó khăn do khủng hoảng thị trường địa ốc gây ra, nhưng cũng có thể do đại dịch Covid-19 tác động lên các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước này. Dù sao, theo nhận định của tờ Atlantic, Trung Quốc đang trải qua một sự chuyển hướng chiến lược quan trọng trong mối quan hệ kinh tế với thế giới.

Triết lý kinh tế hiện nay của Trung Quốc không còn là hội nhập với thế giới bên ngoài mà là củng cố thế trận trong nước, huy động nguồn lực cho các dự án quốc gia và cạnh tranh với Mỹ. Với chủ trương tự chủ, Trung Quốc muốn xóa bỏ các điểm yếu do phụ thuộc vào thế giới bên ngoài gây ra, chẳng hạn nước này sẽ xuất khẩu hàng công nghệ cao ra bên ngoài nhưng hạn chế nhập khẩu.

Giảm phụ thuộc vào phương Tây, xây dựng các mối quan hệ mới với các nước phương Nam cũng có những rủi ro nhất định. Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác chiếm đến 60% sản lượng toàn cầu, trong khi các nước đang phát triển (không tính Trung Quốc) chỉ chiếm chưa đầy một phần tư. Điều đó có nghĩa thị trường tiêu dùng phương Nam dù sức mua đang tăng, cũng không tiêu thụ được bao nhiêu hàng hóa do Trung Quốc sản xuất so với thị trường tiêu dùng của phương Tây. Phương Nam cũng không có nền công nghệ cao như phương Tây để chuyển giao cho Trung Quốc.

Trung Quốc có thể duy trì tốc độ phát triển kinh tế như những năm trước với các mối quan hệ mới hay không là câu hỏi chưa có câu trả lời. Trước mắt, theo tờ Atlantic, thiệt hại cho một sự tách rời giữa Trung Quốc và phương Tây chia đều cho cả hai phía, khi doanh nghiệp hai bên đều bỏ mất các cơ hội làm ăn từng kéo dài trong mấy chục năm qua.

Nội dung liên quan:Trung Quốc
Bất động sản thương mại Singapore lội ngược xu hướng suy thoái toàn cầu
Bất động sản thương mại Singapore lội ngược xu hướng suy thoái toàn cầu
2 năm trước
(KTSG Online) - Các cao ốc sang trọng ở Singapore có tỷ lệ lấp đầy và giá thuê cao, đi ngược lại với cơn u ám của thị trường bất động sản thương mại nói
Sau 6 tháng đầu mạnh mẽ, chứng khoán Mỹ sẽ diễn biến thế nào trong nửa cuối năm 2023?
Sau 6 tháng đầu mạnh mẽ, chứng khoán Mỹ sẽ diễn biến thế nào trong nửa cuối năm 2023?
2 năm trước
Chỉ số Nasdaq 100 đang trên đà ghi nhận nửa đầu năm mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Lịch sử cho thấy chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong nửa đầu năm thường là điềm báo tốt cho 6 tháng cuối năm.
Cơ hội cộng tác tại sàn Forex hàng đầu thế giới - Prospero Global
Cơ hội cộng tác tại sàn Forex hàng đầu thế giới - Prospero Global
2 năm trước
Forex, hay còn được gọi là thị trường ngoại hối, là thị trường nơi mà các loại tiền tệ được giao dịch. Đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới với hơn 7 nghìn tỷ đô la Mỹ được giao dịch mỗi ngày.
Hai phần ba Bắc Mỹ có thể mất điện vì nắng nóng
Hai phần ba Bắc Mỹ có thể mất điện vì nắng nóng
2 năm trước
Nắng nóng đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người dân Bắc Mỹ và gây sức ép lên lưới điện khu vực này.
S&P hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nhà đầu tư  rút vốn mạnh nhất 18 tuần
S&P hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nhà đầu tư rút vốn mạnh nhất 18 tuần
2 năm trước
Trong 4 phiên gần nhất, chỉ số CSI 300 đều giảm gần 4% và đã giảm tổng cộng 22% kể từ đầu năm đến nay.
Giá hàng hóa tụt dốc: Tin tốt cho các NHTW, nhưng là tín hiệu chẳng lành về nền kinh tế
Giá hàng hóa tụt dốc: Tin tốt cho các NHTW, nhưng là tín hiệu chẳng lành về nền kinh tế
2 năm trước
Giá hàng hóa đang trên đà giảm, báo hiệu sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu, nhưng lại hỗ trợ các NHTW trong cuộc chiến chống lạm phát.
Alibaba đã hết thời: Không thể làm nên chuyện nếu thiếu Jack Ma, người thừa kế cũng khó khôi phục thời hoàng kim
Alibaba đã hết thời: Không thể làm nên chuyện nếu thiếu Jack Ma, người thừa kế cũng khó khôi phục thời hoàng kim
2 năm trước
Theo tờ Nikkei, đống hỗn độn mà Jack Ma để lại khiến người thừa kế Joe Tsai khó lòng đưa đế chế Alibaba trở lại thời hoàng kim như xưa.
'Cú sốc' của thị trường bất động sản hàng đầu thế giới: Chấp nhận giá thấp hơn cả năm 2006-2007 'may ra' mới bán được nhà
'Cú sốc' của thị trường bất động sản hàng đầu thế giới: Chấp nhận giá thấp hơn cả năm 2006-2007 'may ra' mới bán được nhà
2 năm trước
Thị trường bất động sản thương mại “phủ bóng đen”, khối lượng giao dịch trong quý I giảm hơn nửa so với cùng kỳ. Chuyện gì đang xảy ra tại “sân chơi” hàng đầu thế giới?
Cổ phiếu quốc phòng Mỹ và châu Âu đồng loạt giảm sau vụ binh biến tại Nga
Cổ phiếu quốc phòng Mỹ và châu Âu đồng loạt giảm sau vụ binh biến tại Nga
2 năm trước
Cổ phiếu quốc phòng Mỹ và châu Âu đã giảm mạnh trong phiên 26/6 trong bối cảnh một số nhà đầu tư dự đoán bất ổn tại Nga có thể cản trở cuộc chiến của Điện Kremlin và giúp cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc sớm hơn.
Con số 35 và nỗi khổ tâm của hàng triệu người Trung Quốc: “Thật không hiểu nổi tại sao thị trường khắc nghiệt đến vậy?”
Con số 35 và nỗi khổ tâm của hàng triệu người Trung Quốc: “Thật không hiểu nổi tại sao thị trường khắc nghiệt đến vậy?”
2 năm trước
Áp lực này đang khiến nhiều người bị giảm thu nhập, mất việc làm, thậm chí không dám sinh thêm con vì sợ… không có tiền.
IMF: Nhà đầu tư đang quá lạc quan về tốc độ kiểm soát lạm phát
IMF: Nhà đầu tư đang quá lạc quan về tốc độ kiểm soát lạm phát
2 năm trước
(ĐTCK) Các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới có thể cần nhiều thời gian hơn để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu và một đợt hỗn loạn tài chính mới có thể khiến quá trình này trở nên kéo dài hơn.
Cuộc chiến chống lạm phát của thế giới sắp bước vào hồi gay cấn, gây thêm nhiều nỗi đau cho doanh nghiệp
Cuộc chiến chống lạm phát của thế giới sắp bước vào hồi gay cấn, gây thêm nhiều nỗi đau cho doanh nghiệp
2 năm trước
Tại Mỹ, Anh và châu Âu, số doanh nghiệp phá sản đã tăng lên rõ rệt trong năm 2023 dưới áp lực của lãi suất cao. Các ngân hàng trung ương lớn đang đồng loạt phát đi thông điệp rằng họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất vì áp lực giá vẫn chưa giảm như ý muốn.
Thứ Năm, 24/04/2025
01:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
06:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế: -0.2%
Dự báo: 0.1%
Trước đó: 0.1%
-0.2%
0.1%
0.1%
06:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế: -0.1%
Dự báo: 0.2%
Trước đó: 1.2%
-0.1%
0.2%
1.2%
18 phút nữa
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -512.0B
-512.0B
18 phút nữa
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,043.7B
1,043.7B
18 phút nữa
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo: 3.0%
Trước đó: 3.0%
3.0%
3.0%
07:30
   
SingaporeSGDSingapore
   
Thực tế:
Dự báo: 0.60%
Trước đó: 2.30%
0.60%
2.30%
Chính thức khởi động đàm phán thương mại song phương giữa Việt Nam và MỹChính thức khởi động đàm phán thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ
8 giờ trước
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa KỳNÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
8 giờ trước
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
'Nhà Trắng có thể giảm 50% thuế với Trung Quốc''Nhà Trắng có thể giảm 50% thuế với Trung Quốc'
8 giờ trước
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Nóng: Nhà Trắng cân nhắc giảm thuế quan với Trung Quốc xuống còn dưới 65%Nóng: Nhà Trắng cân nhắc giảm thuế quan với Trung Quốc xuống còn dưới 65%
9 giờ trước
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
WSJ: Mỹ sắp giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc, có khả năng còn 65%WSJ: Mỹ sắp giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc, có khả năng còn 65%
9 giờ trước
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Vietcombank tham gia thu xếp vốn cho dự án mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam AirlinesVietcombank tham gia thu xếp vốn cho dự án mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines
10 giờ trước
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Nhận định thị trường chứng khoán 24/4: Thử thách khu vực 1.235 điểmNhận định thị trường chứng khoán 24/4: Thử thách khu vực 1.235 điểm
11 giờ trước
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầuIMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu
12 giờ trước
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnh
13 giờ trước
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữuGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữu
13 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ số VN-Index di chuyển bám sát đường MA20 trong phiên cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Khẩn trương hoàn tất thủ tục khởi công cao tốc hơn 20.400 tỷ đồng do Vingroup - Techcombank đề xuấtKhẩn trương hoàn tất thủ tục khởi công cao tốc hơn 20.400 tỷ đồng do Vingroup - Techcombank đề xuất
13 giờ trước
Báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành do liên danh Vingroup (VIC) và Techcombank (TCB) lập đã được thẩm định.
Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4
14 giờ trước
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.