Gần đây, Cục Bản quyền Mỹ đã ra Báo cáo về Bản quyền và Trí tuệ nhân tạo, thu hút sự chú ý của các chuyên gia pháp lý, cộng đồng công nghệ cũng như của ngành công nghiệp giải trí sáng tạo...
Trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là AI tạo sinh, đã gây bão khắp thế giới trong năm 2023. Ảnh: Reuters
Sự ra đời của các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI - artificial intelligence) có thể sử dụng rộng rãi trong công chúng là một bước tiến vượt bậc về công nghệ. Tiến bộ này mở ra rất nhiều cơ hội mới cho xã hội loài người, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức lớn. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT), đặc biệt là đối với quyền tác giả, AI đang làm đảo lộn những nguyên tắc căn bản nhất. Với sự hỗ trợ của AI, bất cứ ai cũng có thể “sáng tạo” - tạo ra những hình ảnh, nội dung, âm thanh mới. Trong bối cảnh này, cộng đồng tác giả, nghệ sĩ sáng tạo có những phản ứng khác nhau, nhưng nhìn chung đều lo lắng cho một tương lai không chắc chắn, khi các sáng tạo do AI làm ra có thể cạnh tranh với sáng tạo của con người.
Rõ ràng là lại một lần nữa, luật về bản quyền phải đối mặt với những thay đổi về công nghệ. Từ khi ra đời đến nay, các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ luôn gắn liền với những thay đổi trong các quy định của luật về bản quyền. Sự ra đời của máy in Gutenberg, của nhiếp ảnh, của điện ảnh, của các chương trình máy tính, của máy photocopy, của CD và VCD, của Internet... - những tiến bộ này đều là những yếu tố tạo dựng nên luật về bản quyền hiện đại của ngày nay. Sau mỗi lần thay đổi vì tác động của công nghệ, chúng ta lại thấy rằng luật về bản quyền có sự linh hoạt và khả năng thích ứng cao.
Tuy nhiên, chưa bao giờ trong lịch sử, luật về bản quyền phải đối mặt với nhiều câu hỏi “sinh tồn” như hiện nay: Ở mức độ nào nội dung do AI tạo ra có thể thay thế sáng tạo của con người? Ở mức độ nào sáng tạo của con người khác biệt so với sáng tạo của AI? Mục tiêu khuyến khích sáng tạo của luật về bản quyền cần được hiểu như thế nào trong bối cảnh hiện nay? Làm thế nào để khuyến khích sáng tạo của con người nhưng lại không ngăn cản sự phát triển của công nghệ? Những câu hỏi này đã được đặt ra cho nhà làm luật ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển - nơi ngành công nghiệp giải trí sáng tạo đang bị xáo trộn bởi AI, như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Báo cáo của USCO cho rằng luật về bản quyền của Mỹ đủ linh hoạt để áp dụng cho trường hợp AI: tác phẩm do AI tạo ra có thể được luật về bản quyền bảo hộ, nếu như có một tác giả con người đóng góp “đủ” yếu tố: như khi phần sáng tác của con người có thể nhận biết được, hay khi tác giả con người chỉnh sửa, cải thiện kết quả sáng tạo của AI để tạo ra sáng tạo mới. Việc sử dụng AI để hỗ trợ sáng tạo hoàn toàn không là yếu tố loại trừ sự bảo hộ của luật về bản quyền.
Gần đây, Cục Bản quyền Mỹ (United States Copyright Office - USCO) đã ra Báo cáo về Bản quyền và Trí tuệ nhân tạo. Phần 1 của báo cáo này mang tên “Digital Replicas” (tạm dịch “Bản sao số hóa”) ra mắt công chúng vào ngày 31-7-2024(1). Phần 2 của báo cáo mang tên “Copyrightability” (tạm dịch “Khả năng bảo hộ bằng luật bản quyền”) được đăng tải trên trang web của USCO ngày 29-1- 2025(2), thu hút sự chú ý của các chuyên gia pháp lý, cộng đồng công nghệ cũng như của ngành công nghiệp giải trí sáng tạo.
Phần 1 của báo cáo đề cập đến vấn đề nội dung video do AI tạo ra, ví dụ như các video biểu diễn ca nhạc (một video do AI tạo ra giả giọng ca của hai ca sĩ nổi tiếng người Mỹ là Drake và The Weekend được đưa lên mạng vào tháng 4-2023 đã thu hút hàng triệu lượt xem), video giả mạo giọng nói, hình ảnh của các chính trị gia (như video giả mạo cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi tẩy chay bầu cử), hay thậm chí video mang tính khiêu dâm giả mạo cá nhân.
Báo cáo nhấn mạnh rằng với AI, việc tạo ra hình ảnh, video giả mạo trở nên vô cùng nhanh chóng và dễ dàng. Điều này tạo ra vô số nguy cơ, không chỉ cho ngành công nghiệp giải trí, cho các chính trị gia mà còn đối với mọi công dân. Báo cáo cũng kết luận rằng luật hiện nay chưa cho phép bảo vệ hữu hiệu cá nhân trước hành vi vi phạm này và đề xuất thông qua một luật liên bang để bảo vệ “bản sao số” giọng nói, hình ảnh của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời cá nhân, đồng thời cho phép cá nhân khai thác thương mại và li-xăng bản sao số như một tài sản SHTT. Riêng đối với các nội dung giả mạo một “phong cách nghệ thuật”, báo cáo thừa nhận sự “nghiêm trọng” của nguy cơ này đối với các nghệ sĩ, nhưng cũng nhấn mạnh rằng luật về bản quyền không bảo vệ một “phong cách nghệ thuật”.
Phần 2 của báo cáo, vốn rất được mong đợi vì trả lời trực tiếp câu hỏi về khả năng bảo hộ tác phẩm do AI tạo ra. Cần phải nhấn mạnh rằng, luật của Mỹ cũng như của nhiều quốc gia khác, chỉ công nhận các tác phẩm sáng tạo do con người tạo ra. Nguyên tắc căn bản này dựa trên điều khoản liên quan tới luật về bản quyền trong Hiến pháp Mỹ và được Tòa án Tối cao khẳng định lại. Tới nay, chưa có tòa án nào tại Mỹ công nhận quyền tác giả cho một tác giả AI.
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng luật về bản quyền của Mỹ đủ linh hoạt để áp dụng cho trường hợp AI: tác phẩm do AI tạo ra có thể được luật về bản quyền bảo hộ, nếu như có một tác giả con người đóng góp “đủ” yếu tố: như khi phần sáng tác của con người có thể nhận biết được, hay khi tác giả con người chỉnh sửa, cải thiện kết quả sáng tạo của AI để tạo ra sáng tạo mới. USCO cũng khẳng định rằng việc sử dụng AI để hỗ trợ sáng tạo hoàn toàn không là yếu tố loại trừ sự bảo hộ của luật về bản quyền.
Theo Giám đốc USCO, ông Shira Perlmutter, thì “khi sự sáng tạo của con người được thể hiện qua việc sử dụng một hệ thống AI, thì sáng tạo đó vẫn được bảo hộ. Tuy nhiên, bảo hộ những nội dung mà trong đó các yếu tố sáng tạo lại do máy móc tạo ra, thì đi ngược lại với mục đích của luật bản quyền quy định trong Hiến pháp Mỹ”.
Có thể nói báo cáo của USCO thể hiện rất rõ khuynh hướng hiện nay là điều chỉnh luật để tạo điều kiện cho AI phát triển nhưng đồng thời cũng tìm các giải pháp để đảm bảo an ninh số cho người dân và đảm bảo quyền lợi của các nghệ sĩ, nhà sáng tạo con người. Khuynh hướng này có thể quan sát thấy ở luật và các dự án luật của Liên minh châu Âu (EU), của Anh, của Pháp, những quốc gia đi đầu về giải trí sáng tạo. Đây cũng là một nguồn tham khảo để cho các nhà làm luật quốc gia khác xem xét nhằm xây dựng, sửa đổi luật nước mình cho phù hợp với tình hình mới hiện nay.
Báo cáo Kinh tế-xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho biết, so với cùng kỳ năm trước, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 2 tháng năm 2025 tăng 7.2%, riêng trong tháng 2, IPP tăng 17.2%.
(ĐTCK) Ông Tim Evans, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam khẳng định, Việt Nam sở hữu tiềm năng để đưa nền kinh tế số đạt bước nhảy vọt và HSBC tiếp tục tận dụng các nguồn lực khu vực và toàn cầu của mình để hỗ trợ quá trình này.
VNG phát hành cổ phiếu thưởng cho lãnh đạo, nhân viên với giá chỉ bằng 1/12 thị trường, dù kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Mảng game online là "gà đẻ trứng vàng" không bù đắp nổi các khoản đầu tư thua lỗ của doanh nghiệp.
Theo khảo sát của YouGov – đơn vị nghiên cứu thị trường trực tuyến quốc tế, 35% người tham gia cho biết du lịch kết hợp giúp họ xây dựng lối sống lành mạnh hơn và giảm căng thẳng đáng kể.
Trong tháng 2/2025, các tuyên bố về chính sách thuế của Mỹ dẫn đến lo ngại về chiến tranh thương mại leo thang. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu đầu tư vào vàng như một tài sản an toàn", Cục Thống kê nhận định.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.