Thành phố giàu nhất Việt Nam lọt top 5 thành phố ven biển đang chìm nhanh nhất thế giới
16:32 01/03/2025
Nhiều đô thị lớn trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ sụt lún và ngập lụt nghiêm trọng khi mực nước biển tiếp tục dâng cao.
Khi biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khó lường với những hiện tượng thời tiết cực đoan, giới khoa học cảnh báo rằng một số thành phố có thể bị nhấn chìm trong tương lai không xa.
Theo nghiên cứu của Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), nếu lượng khí thải CO2 tiếp tục gia tăng, mực nước biển toàn cầu có thể dâng cao tới 1,9m vào năm 2100.
Khi lượng mưa trên thế giới ngày càng tăng, nguy cơ xảy ra lũ lụt nghiêm trọng cũng cao hơn. Nếu viễn cảnh này trở thành hiện thực, nhiều đô thị ven biển có thể bị nhấn chìm dưới làn nước.
Dưới đây là 9 thành phố dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng cao.
1. Bangkok, Thái Lan
Với khoảng 11 triệu dân, thủ đô Bangkok đang phải đối mặt với tình trạng sụt lún đất và nước biển dâng cùng lúc. Thành phố này đang lún với tốc độ 4cm/năm, trong khi mực nước vịnh Thái Lan tăng thêm 0,25cm/năm.
Tình trạng này khiến nguy cơ ngập lụt ngày càng nghiêm trọng.
Ảnh minh họa. Nguồn: World Atlas
2. Hull, Anh
Khoảng 90% diện tích thành phố Hull hiện nằm dưới mức triều cường. Đây là thành phố có nguy cơ ngập lụt cao thứ 2 tại Anh, chỉ sau London.
3. New Orleans, Mỹ
Khoảng 50% diện tích New Orleans nằm dưới mực nước biển, khiến thành phố này đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nước biển dâng.
Theo điều tra dân số năm 2020, New Orleans có 383.997 cư dân - tất cả đều có thể bị tác động nếu mực nước biển tiếp tục tăng. Thành phố này đang lún với tốc độ 6,4mm/năm, thậm chí có nơi lún tới 40mm/năm.
4. TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Một khảo sát của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho thấy thành phố này đang sụt lún với tốc độ 2–5 cm/năm, trong đó các khu vực tập trung nhiều tòa nhà thương mại có tốc độ lún tới 7–8 cm/năm.
Tốc độ đáng lo ngại này đẩy TP.HCM vào trong nhóm 5 thành phố ven biển lún nhanh nhất thế giới.
Theo Cục Thống kê TP. HCM, kinh tế thành phố năm 2024 tiếp tục duy trì đà phục hồi ổn định. TP. HCM dẫn đầu cả nước với GRDP năm 2024 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1,17 triệu tỷ đồng, tăng 7,17% - tương đương 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành.
5. Hamburg, Đức
Dù nằm cách biển Bắc hơn 100km, Hamburg vẫn là thành phố dễ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng do có nhiều vùng đất thấp. Thành phố từng bị ngập lụt nghiêm trọng vào các năm 1962 và 2017, khiến chính quyền phải nâng nền đô thị 2 lần.
Tuy nhiên, vị trí địa lý vẫn khiến Hamburg dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.
6. Amsterdam, Hà Lan
Amsterdam nổi tiếng với hệ thống hơn 160 con kênh, nhưng chính đặc điểm này khiến thành phố dễ bị lụt. Hà Lan vốn dĩ đã bị sụt lún, với điểm thấp nhất cách mực nước biển khoảng 6,7m.
Ảnh minh họa. Nguồn: World Atlas
7. Venice, Italy
Venice đang chìm với tốc độ 2mm/năm, và nếu xu hướng này tiếp diễn, một phần lớn thành phố có thể bị biển nhấn chìm vào năm 2100. Thành phố này không chỉ đối mặt với tình trạng ngập lụt nghiêm trọng mà còn phải hứng chịu các đợt triều cường ngày càng thường xuyên.
8. Kolkata, Ấn Độ
Kolkata nằm trong nhóm 8 siêu đô thị có nguy cơ bị nhấn chìm trong vòng 30–40 năm tới. Thành phố này đang lún 2mm/năm, đồng thời cũng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi mưa lớn.
Tháng 10/2024, bão Dana trút hơn 100mm mưa xuống Kolkata chỉ trong một ngày, gây lũ lụt trên diện rộng. Trước đó, vào năm 2020, trạm khí tượng Alipore ghi nhận lượng mưa 236mm/ngày do ảnh hưởng của bão Amphan, cho thấy biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm những hiện tượng thời tiết cực đoan.
9. Gold Coast, Australia
Gold Coast từ lâu đã phải hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng. Tháng 12/2024, thành phố này ghi nhận lượng mưa 77mm trong 1 giờ tại Coombabah và 265mm trong 24 giờ tại công viên Quốc gia Springbrook.
Hầu hết khu vực ở Gold Coast chỉ cao hơn mực nước biển một chút, vì vậy nguy cơ bị ngập lụt của thành phố này càng lớn. Điều đó có nghĩa là đến năm 2100, một phần đáng kể của Gold Coast có thể chìm dưới nước.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc trong thảm họa, sau khi hai nhà lãnh đạo tranh cãi trước báo giới tại Nhà Trắng về cuộc xung đột với Nga.
Tọa lạc tại vị trí đắc địa bên bờ Biển Đỏ, cung điện này gây ấn tượng với bãi biển riêng, sân golf và 10 bãi đáp trực thăng, được cho là thuộc quyền sở hữu của Thái tử Mohammed bin Salman.
Giá dầu giảm 1% vào ngày thứ Sáu (28/02), ghi nhận tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 11/2024, khi thị trường đối mặt với các mức thuế quan mới của Washington và quyết định nối lại xuất khẩu dầu từ khu vực Kurdistan của Iraq.
DeepSeek thổi bùng làn sóng phấn khích trên khắp Trung Quốc, thúc đẩy các cơ quan lẫn doanh nghiệp chạy đua tích hợp AI và hồi sinh thị trường startup.
Lạm phát hạ nhiệt nhẹ trong tháng 1 giữa bối cảnh lo ngại về kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump gia tăng, theo báo cáo của Bộ Thương mại công bố vào ngày 28/02.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.