• CIM 11.22 0.02(0.19%)
  • BTC 84460.18 616.83(0.73%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)
  • CIM 11.22 0.02(0.19%)
  • BTC 84460.18 616.83(0.73%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)

Sau xe tăng chủ lực, Ukraine nhắm tới máy bay chiến đấu từ phương Tây

09:03 27/01/2023

Sau khi được phương Tây đồng ý cung cấp xe tăng chủ lực hiện đại, Ukraine đang cố gắng có được máy bay chiến đấu từ các đồng minh. Tuy nhiên, Kiev sẽ đối mặt với nhiều thách thức từ phòng không Nga, cũng như các vấn đề về bảo dưỡng, vận hành.

20-01-2023 Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 2,5 tỷ USD cho Ukraine

12-01-2023 Lần đầu tiên phương Tây sẽ đưa xe tăng chủ lực hiện đại đến Ukraine

10-01-2023 Ukraine phải trả khoản nợ lên tới gần 18 tỷ USD trong năm 2023

04-01-2023 Lời nguyền địa lý: Vì sao Ukraine thường xuyên là mục tiêu tranh đoạt trong hơn 100 năm qua?

28-12-2022 5 bài học từ xung đột Ukraine: Chiến tranh quy mô lớn quay lại, quân đội mạnh là chưa đủ

Theo CNBC, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ sự biết ơn sau khi các đồng minh gửi xe tăng chủ lực (MBT). Tuy nhiên, ông cũng đã yêu cầu Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg hỗ trợ thêm.

“Chúng ta phải mở ra khả năng cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine, mở rộng hợp tác về pháo binh, viện trợ máy bay cho Ukraine. Đây là một giấc mơ. Đây là một nhiệm vụ”, ông cho biết.

Ukraine không giấu giếm mong muốn nhận được các máy bay chiến đấu, chẳng hạn như F-16 “Fighting Falcon” từ các đồng minh. F-16 là loại máy bay chiến đấu đa năng, đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.

Sau xe tăng chủ lực, Ukraine nhắm tới máy bay chiến đấu từ phương Tây

Máy bay chiến đấu đa năng F-16 "Fighting Falcon". (Ảnh: Larry MacDougal/MCDOL/AP).

Kiev dường như tự tin rằng, giống như xe tăng chủ lực của phương Tây, cuối cùng Ukraine cũng sẽ có được máy bay F-16. “Chúng tôi sẽ mua F-16”, ông Yuriy Sak, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, nói với CNBC

“Hiện tại, hơn 50 quốc gia trên thế giới đã sở hữu máy bay F-16. Tôi không thấy lý do hay bất kỳ lời giải thích hợp lý nào cho việc tại sao Ukraine không nên mua F-16 hoặc các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 khác”, ông nói thêm.

Mỹ đã rất kín tiếng về vấn đề cung cấp cho Ukraine máy bay F-16, hoặc cho phép các nước khác chuyển giao máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất cho Kiev.

Leo thang dần dần

Theo Politico, đầu năm ngoái, các đồng minh phương Tây đã đồng ý một “chính sách bất thành văn” về việc không cung cấp cho Ukraine một gói vũ khí đầy đủ toàn diện sau cuộc tấn công của Nga, vì lo sợ “phản ứng lớn từ Moscow”, một nhà ngoại giao từ châu Âu cho biết.

Phương Tây cho rằng nên hỗ trợ cho Ukraine dần dần và đánh giá phản ứng của Nga. “Nhiều quốc gia phương Tây nghĩ rằng nếu cung cấp tất cả vũ khí mà Ukraine yêu cầu trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, thì Nga sẽ phản ứng mạnh mẽ, bao gồm cả vũ khí hạt nhân”, nhà ngoại giao này nói.

Nguồn cung vũ khí từ phương Tây có xu hướng leo thang chậm, nhưng đều đặn, từ tên lửa chống tăng Javelin và các hệ thống phòng không di động như Stinger, cho đến tên lửa đất đối đất HIMARS, tên lửa phòng không Patriot.

Mỹ và Đức từng bác bỏ yêu cầu của Ukraine về việc viện trợ xe tăng chủ lực nhưng đến ngày 25/1 vừa qua, cả hai nước đã đồng ý sẽ chuyển giao hàng chục chiếc Abrams M1A1 và Leopard 2 A6. Do đó, việc chuyển giao máy bay “chỉ là vấn đề thời gian”, nhà ngoại giao dự đoán.

Ngoại trưởng Anh James Cleverly đã gặp các quan chức cấp cao của Mỹ tại Washington vào tuần trước để thảo luận về việc hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine, ngoài việc cung cấp xe tăng. 

Các nhà ngoại giao châu Âu đồng ý rằng phương Tây trước tiên sẽ cố gắng sử dụng hết tất cả các lựa chọn khác để hỗ trợ Ukraine, bao gồm máy bay không người lái tấn công và có thể cả tên lửa tầm xa. 

Gần đây, Washington đã phê duyệt một lô hàng tên lửa không Zuni từ thời chiến tranh Lạnh. Ukraine có thể sử dụng loại tên lửa này trên các máy bay MiG.

Vào tháng 7, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt ngân sách 100 triệu USD để đào tạo phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu của Mỹ. Vào tháng 10, Ukraine tuyên bố một nhóm khoảng vài chục phi công đã được lựa chọn để đào tạo với máy bay chiến đấu của phương Tây.

Vào tháng 8, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl đã nói với các phóng viên rằng “không thể loại trừ khả năng trong tương lai, máy bay phương Tây sẽ được gửi đến Ukraine”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times hôm 25/1, CEO của tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin, ông Frank St. John, cho biết có “rất nhiều cuộc thảo luận về việc chuyển giao F-16 của bên thứ ba”, nghĩa là các quốc gia muốn mua máy bay của Mỹ và xuất khẩu đến Ukraine.

Ông St. John cho biết Lockheed có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất máy bay chiến đấu có thể “đáp ứng việc chuyển giao vũ khí nhằm giúp giải quyết xung đột hiện tại”.

Liệu F-16 có thay đổi cục diện chiến trường?

Theo CNN, giống như nhiều loại vũ khí đã được cung cấp trước đây, một mình F-16 không thể thay đổi cục diện chiến trường.

Ông Tim Sweijs, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược The Hague, cho biết: “Bản thân F-16 sẽ không giúp Ukraine thay đổi thế trận”. 

“Xe tăng, quân đội, tất nhiên, các hệ thống tên lửa tầm xa, với khả năng tiêu diệt các radar của Nga – kết hợp với F-16 – có thể sẽ giúp Ukraine lật ngược tình thế”, ông nhận định.

Ông Justin Bronk, nhà nghiên cứu cấp cao về sức mạnh không quân tại RUSI, cho biết rào cản chính đối với F-16 là hệ thống phòng không của Nga. Ông Bronk nói: “Ý tưởng về việc máy bay chiến đấu của phương Tây sẽ cho phép Ukraine thực hiện các phi vụ trên lãnh thổ Nga theo các hình thức thông thường chỉ là tưởng tượng”.

“Máy bay của phương Tây sẽ bị hạn chế rất nhiều bởi mối đe dọa từ các hệ thống phòng không của Nga”, ông giải thích.

Sau xe tăng chủ lực, Ukraine nhắm tới máy bay chiến đấu từ phương Tây

Hệ thống phòng không S-400 trong lễ duyệt binh mừng Ngày chiến thắng 9/5. (Ảnh: Reuters).

Ông Bronk cho rằng trong tương lai gần, F-16 sẽ là vũ khí phòng thủ của quân đội Ukraine, giúp Kiev bắn hạ tên lửa Nga tốt hơn và phòng thủ trước bất kỳ chuyến bay hiếm hoi nào của Nga qua tiền tuyến.

Ông cũng tin rằng F-16 là một vũ khí phức tạp đối với quân đội Ukraine: “Hầu hết các loại vũ khí không đối đất của phương Tây đều được tối ưu hóa để phóng từ độ cao trung bình, với thiết bị nhắm mục tiêu (targeting pod). Cách chiến đấu này không thực sự khả thi ở tiền tuyến vì mối đe dọa từ phòng không Nga”.

Ông Peter Wijninga, một Đại tá đã nghỉ hưu trong Lực lượng Không quân Hà Lan, hiện là nhà phân tích quốc phòng, nhận định: “Để có thể sử dụng F-16 một cách hiệu quả, Ukraine sẽ phải đạt được ưu thế trên không ở một mức độ nào đó. Ukraine sẽ cần phá hủy các hệ thống phòng không S-400 và cả S-300 của Nga”.

Cơn ác mộng hậu cần

Việc gửi F-16 đến cho Ukraine cũng mang đến vô vàn thách thức về hậu cần. Máy bay của phương Tây yêu cầu đường băng dài, chất lượng cao. Trong khi đó, Ukraine thường sử dụng các sân bay nhỏ, với đường băng gồ ghề.

Sau xe tăng chủ lực, Ukraine nhắm tới máy bay chiến đấu từ phương Tây

Máy bay chiến đấu của Liên Xô/Nga thường có bộ càng đáp được gia cố tốt, phù hợp với điều kiện khắc nghiệt. (Ảnh: Gleb Garanich/Reuters).

Ông Justin Bronk, cho biết các máy bay chiến đấu F-18 của Mỹ hoặc Gripen của Thụy Điển sẽ phù hợp hơn, vì chúng có thể cất cánh từ sân bay ngắn và không yêu cầu bảo dưỡng cao.

Các máy bay chiến đấu khác, chẳng hạn như Rafale do Pháp sản xuất, sẽ cần đến một lượng lớn kỹ sư trên mặt đất để bảo trì và vận hành. Có thể những kỹ sư này sẽ phải đến từ phương Tây.

Nhiều quốc gia châu Âu vận hành F-16, bao gồm cả nước láng giềng Ba Lan. Với các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng, Ukraine có thể gửi máy bay sang Ba Lan để bảo dưỡng. Tuy nhiên, việc bảo trì hằng ngày sẽ phải được thực hiện bởi các kỹ sư Ukraine.

“Đây là những chiếc máy bay cực kỳ phức tạp, đặc biệt là về phần mềm”, ông Bronk nói. “Và chúng được thiết kế và chế tạo theo cách rất khác so với máy bay MiG-29 hay Sukhoi-27 mà các kỹ thuật viên Ukraine đã quen vận hành và bảo dưỡng”.

Mỹ đồng ý gửi xe tăng chủ lực Abrams tới Ukraine trước đợt tiến công của Nga
Mỹ đồng ý gửi xe tăng chủ lực Abrams tới Ukraine trước đợt tiến công của Nga
2 năm trước
Sau khi Đức tuyên bố viện trợ 14 xe tăng Leopard, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đồng ý đưa 31 xe tăng chủ lực M1A1 Abrams tới Ukraine nhằm giúp Kiev chống lại đợt tiến công mùa xuân của Nga.
Đức đồng ý gửi xe tăng chủ lực Leopard cho Ukraine
Đức đồng ý gửi xe tăng chủ lực Leopard cho Ukraine
2 năm trước
Theo tuần báo Der Spiegel, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chấp thuận việc gửi cho Kiev một số lượng nhỏ xe tăng Leopard 2 hiện đại.
Xe đầu kéo ở Mỹ và châu Âu khác nhau thế nào?
Xe đầu kéo ở Mỹ và châu Âu khác nhau thế nào?
2 năm trước
Xe đầu kéo của Mỹ dài hơn châu Âu do điều kiện việc làm, đường xá, quy định pháp luật và cả quy luật vật lý. Giữa hai loại xe còn có nhiều đặc điểm riêng biệt khác.
Không chỉ máy bay thương mại, máy bay chiến đấu ngày nay cũng chậm hơn trước
Không chỉ máy bay thương mại, máy bay chiến đấu ngày nay cũng chậm hơn trước
2 năm trước
Máy bay chiến đấu có tốc độ tối đa ngày càng thấp nhằm duy trì khả năng cơ động, bán kính chiến đấu, tàng hình cũng như giảm sự phức tạp trong thiết kế, bảo trì.
Trong một tuần trước Tết, Trung Quốc báo cáo gần 13.000 người chết liên quan COVID
Trong một tuần trước Tết, Trung Quốc báo cáo gần 13.000 người chết liên quan COVID
2 năm trước
Trung Quốc thông báo hơn 12.600 người đã chết vì các nguyên nhân liên quan tới COVID trong một tuần trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Một quan chức y tế cho biết khoảng 80% dân số Trung Quốc đã nhiễm COVID trong đợt bùng phát hiện nay.
Vì sao máy bay thương mại ngày nay chậm hơn so với 50 năm trước?
Vì sao máy bay thương mại ngày nay chậm hơn so với 50 năm trước?
2 năm trước
Máy bay thương mại bay chậm hơn trước nhằm tiết kiệm thêm nhiên liệu, cũng như do các quy tắc an ninh và bầu trời ngày càng chật chội.
Trung Quốc nối lại các tour du lịch nước ngoài theo nhóm
Trung Quốc nối lại các tour du lịch nước ngoài theo nhóm
2 năm trước
Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc ngày 20/1 thông báo từ ngày 6/2 tới, nước này sẽ nối lại các tour du lịch nước ngoài theo nhóm do các đại lý và công ty du lịch tổ chức cho công dân Trung Quốc.
5 thách thức của Trung Quốc khi giải quyết khủng hoảng dân số
5 thách thức của Trung Quốc khi giải quyết khủng hoảng dân số
2 năm trước
Năm 2022 là lần đầu tiên trong 6 thập kỷ tỷ lệ sinh tại Trung Quốc thấp hơn tỷ lệ tử vong. Theo các chuyên gia, số liệu này báo hiệu những tác động lớn đối với kinh tế Trung Quốc và cả thế giới.
Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 2,5 tỷ USD cho Ukraine
Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 2,5 tỷ USD cho Ukraine
2 năm trước
Thông báo của Lầu Năm Góc nêu rõ danh sách viện trợ bao gồm 90 xe thiết giáp chở quân Stryker, 59 xe chiến đấu bộ binh Bradley, hệ thống phòng không Avenger và đạn dược các loại.
Moody's dự báo thay đổi trong chiến lược kinh doanh quốc tế
Moody's dự báo thay đổi trong chiến lược kinh doanh quốc tế
2 năm trước
Căng thẳng địa chính trị gia tăng ở châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh cạnh tranh giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh trong khu vực sẽ tạo ra
Taylor Swift mang về cho Universal Music 230 triệu USD trong năm 2022
Taylor Swift mang về cho Universal Music 230 triệu USD trong năm 2022
2 năm trước
Nữ ca sĩ Taylor Swift đã giúp hãng đĩa Universal Music thu về 230 triệu USD trong năm 2022 nhờ sự thành công của album
Thủ tướng New Zealand thông báo sẽ từ chức vào tháng tới
Thủ tướng New Zealand thông báo sẽ từ chức vào tháng tới
2 năm trước
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết cuộc tổng tuyển cử tiếp theo tại New Zealand sẽ được tổ chức vào ngày 14/10 và nhiệm kỳ hiện nay của bà sẽ kết thúc muộn nhất là vào ngày 7/2.
Chủ Nhật, 20/04/2025
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnh
6 giờ trước
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểmGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểm
6 giờ trước
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữaBộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữa
6 giờ trước
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Máy bay Boeing bị Trung Quốc trả về MỹMáy bay Boeing bị Trung Quốc trả về Mỹ
6 giờ trước
Một chiếc Boeing 737 MAX đáng lẽ bàn giao cho hãng bay Trung Quốc đã quay về Mỹ hôm 20/4 trong bối cảnh căng thẳng thuế quan.
[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?
7 giờ trước
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
9 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
10 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
10 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
ĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trườngĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường
12 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Ruble tăng giá 40% so với USD năm nayRuble tăng giá 40% so với USD năm nay
12 giờ trước
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Giỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành côngGiỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành công
13 giờ trước
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình ThuậnCách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình Thuận
14 giờ trước
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.