Petrovietnam đặt tham vọng lọt top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong 5 năm tới
15:08 15/04/2025
Để đạt được mục tiêu trên, Petrovietnam kiến nghị Chính phủ cho các ngân hàng thương mại cấp vốn với dự án của Petrocombank.
Ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam phát biểu tại Hội nghị - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Sáng 15/4 diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước được tổ chức với chủ đề: Doanh nghiệp Nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Chia sẻ tại Hội nghị, ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), cho biết từ năm 2022, Petrovietnam đẩy mạnh chuyển đổi số. Đến nay, dữ liệu lớn cho lĩnh vực cốt lõi như thăm dò, khai thác… đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác. Các nhà máy thông minh của Petrovietnam cũng đưa vào hoạt động, qua đó nâng công suất bình quân lên trên 120%.
Các giải pháp công nghệ số góp phần giúp Petrovietnam đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu khoảng 16,7%/ năm, nộp ngân sách khoảng 21,3%/năm giai đoạn 2021 - 2024 vừa qua.
Tập đoàn cũng cho biết sẽ nâng mức đầu tư cho khoa học công nghệ để nâng mức chuyển đổi số của công ty mẹ đến mức 5, tức là mức dẫn dắt và của toàn tập đoàn lên mức 4 vào năm 2030.
"Phấn đấu đến năm 2030, Petrovietnam lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới", lãnh đạo tập đoàn nhấn mạnh.
Theo vị này, mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ xu hướng công nghệ, dịch chuyển năng lượng và đặc biệt là rất nhạy cảm với các vấn đề về địa chính trị như thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, tỷ giá, lãi suất… nhưng tập đoàn vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 8% theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Tài chính.
Cụ thể, tập đoàn tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn:
Thứ nhất, về quản trị, Petrovietnam đã xây dựng, kể cả những kịch bản xấu nhất khi giá dầu xu hướng tới 55 USD và phân bổ cấu trúc lại các nguồn lực cho các lĩnh vực, đồng thời đưa ra chính sách quản trị linh hoạt trong kinh doanh và cho nhà đầu tư và quản trị rủi ro.
Thứ 2 là tập trung vào đa dạng và mở rộng, cơ cấu lại thị trường, tập trung vào thị trường trong nước, liên kết chặt chẽ với các tập đoàn kinh tế trong nước. Petrovietnam cũng đang chốt các điều khoản cuối cùng.
"Dự kiến tháng 6 tới sẽ ký được 2 hợp đồng xuất khẩu sang Đông Bắc Á và sang châu Âu khoảng 1 tỷ USD liên quan đến công nghiệp năng lượng", ông Hùng cho biết.
Thứ ba là tập trung vào quản trị danh mục đầu tư gắn với quản trị vốn, tài chính và dòng tiền, kiểm soát các biến động liên quan đến tỷ giá và lãi suất, đặc biệt là các cái dự án lớn trong danh mục đầu tư của Petrovietnam.
"Tính từ nay đến cuối năm, gần như tháng nào Petrovietnam cũng sẽ đưa 1 công trình vào vận hành thương mại. Như tháng 5 có dự án Đại Hùng 3 vào vận hành, sẽ có thêm khoảng 10 ngàn thùng dầu một ngày. Tháng 6 là dự án Nhân Trạch 3, tháng 7 là Kình Ngư Trắng, tháng 8 là Nhân Trạch 4…", ông Hùng cho hay.
Như vậy, trong năm nay, việc đưa vào vận hành thương mại các dự án đầu tư sẽ giúp cho Petrovietnam giữ được nhịp tăng trưởng.
Trên cơ sở đó, Petrovietnam có 3 kiến nghị gửi tới Hội nghị:
Thứ nhất, kiến nghị Chính phủ xem xét cơ cấu lại chính sách thuế đối với tài nguyên, đặc biệt là đối với tài nguyên khí, để có thể thúc đẩy các dự án lớn đưa vào khai thác.
Thứ hai, mô hình hoạt động Petrovietnam theo chuỗi giá trị về hệ sinh thái, do đó, kiến nghị Chính phủ cho phép tập đoàn được chỉ định cho các đơn vị trong tập đoàn thực hiện các công việc của tập đoàn. Hiện nay, các công việc này đều phải đấu thầu, tốn rất nhiều thời gian.
Thứ ba, để tận dụng năng lực của các ngân hàng thương mại trong nước, đặc biệt là đối với dự án lớn và sử dụng công nghệ nước ngoài, kiến nghị Chính phủ cho phép các ngân hàng thương mại trong nước được tài trợ tài chính cho các dự án Petrocombank đang triển khai.
(ĐTCK) CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG - sàn HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng tích cực.
Tỷ phú Trần Đình Long kỳ vọng các dự án này khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho 20.000 lao động tại Phú Yên và đóng góp ngân sách mỗi năm khoảng 10.000 tỷ đồng.
Cổ đông tham dự và thực hiện biểu quyết trực tuyến tại ĐHĐCĐ thường niên của DIC Corp năm nay sẽ được tặng quà, với số tiền tối đa 10 triệu đồng/người nếu sở hữu ít nhất 1 triệu cổ phiếu. Nếu ít hơn vẫn được nhận tiền.
Theo BCTC hợp nhất quý 1/2025, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) có lãi ròng gần 341 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ, nhờ đó hạ lỗ lũy kế xuống còn gần 83 tỷ đồng. Giá cổ phiếu HAG cũng nhanh chóng tăng trần trong phiên sáng 15/04.
Sáng 15/04, ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) (UPCoM: CLX) đã thông qua kế hoạch kinh doanh gần như đi ngang trong bối cảnh việc quyết toán chuyển thể của quá...
ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức vào sáng ngày 15/04 của CTCP Giống cây trồng Miền Nam (HOSE: SSC) kết thúc với mọi tờ trình được thông qua. Trong đó, các chỉ tiêu kinh doanh đều có kế hoạch tăng trưởng, dù tồn tại rủi ro bên ngoài.
(ĐTCK) Sáng ngày 15/4, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã PVT – sàn HOSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Đại hội thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025, kế hoạch nâng vốn...
Bizfly Cloud tiên phong là nền tảng điện toán đám mây đạt chuẩn PCI DSS 4.0.1 tại Việt Nam, đảm bảo bảo mật cho lưu trữ, xử lý và truyền tải dữ liệu thẻ thanh toán trên toàn thế giới.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến các nhóm đua nhau giảm điểm, đã khiến VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn đón những "điểm nóng" ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Tập đoàn 911 đặt kế hoạch kinh doanh đi ngang trong năm 2025 giữa bối cảnh thị trường máy thi công suy yếu. Đáng chú ý, kế hoạch triển khai dịch vụ taxi điện từng gây sốt với 2.200 xe VinFast hiện đã biến mất khỏi tài liệu họp cổ đông.
(ĐTCK) Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đặt mục tiêu cao cho năng lượng tái tạo, mở ra cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành điện, đặc biệt nhóm phát điện và thiết bị điện niêm yết trên sàn.
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) và Công ty Cổ phần Chứng khoán KAFI (Kafi) đã hợp tác phát triển tính năng giao dịch chứng khoán trực tuyến trên ứng dụng ngân hàng số MyVIB, cung cấp giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng.
Thị trường chứng khoán thường nhạy cảm với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới. Vừa qua, câu chuyện chiến tranh thương mại đã tác động mạnh lên nhiều thị trường, trong đó...
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng, với tâm điểm là nhóm cổ phiếu chứng khoán, đã khiến thị trường đảo chiều giảm sau 2 phiên hồi phục nhẹ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.