• CIM 11.30 0.06(0.55%)
  • VNI 1207.07 12.05(0.99%)
  • BTC 87096.67 1917.43(2.25%)
  • GOLD 3422.400 95.570(2.87%)
  • WTI 61.87 1.80(2.83%)
  • EUR/USD 1.15237 0.01000(1.18%)
  • EUR/GBP 0.85959 0.00318(0.37%)
  • USD/CHF 0.80535 0.01000(1.24%)
  • USD/JPY 140.716 1.390(0.98%)
  • USD/CAD 1.37853 0.01000(0.4%)
  • GBP/USD 1.34052 0.01000(0.86%)
  • CAD/CHF 0.58409 0.01000(0.88%)
  • AUD/USD 0.64270 0.01000(0.86%)
  • NZD/USD 0.60095 0.01000(1.38%)
  • CIM 11.30 0.06(0.55%)
  • VNI 1207.07 12.05(0.99%)
  • BTC 87096.67 1917.43(2.25%)
  • GOLD 3422.400 95.570(2.87%)
  • WTI 61.87 1.80(2.83%)
  • EUR/USD 1.15237 0.01000(1.18%)
  • EUR/GBP 0.85959 0.00318(0.37%)
  • USD/CHF 0.80535 0.01000(1.24%)
  • USD/JPY 140.716 1.390(0.98%)
  • USD/CAD 1.37853 0.01000(0.4%)
  • GBP/USD 1.34052 0.01000(0.86%)
  • CAD/CHF 0.58409 0.01000(0.88%)
  • AUD/USD 0.64270 0.01000(0.86%)
  • NZD/USD 0.60095 0.01000(1.38%)

Ông Trump 'răn đe' Ukraine, đối đầu TQ: Cuộc đua khoáng sản định hình tương lai?

16:28 03/03/2025

Nguồn cung khoáng sản thiết yếu, đặc biệt là đất hiếm, từ lâu đã là 'gót chân Achilles' của Mỹ trong cuộc đua công nghệ và kinh tế toàn cầu. Chính quyền ông Donald Trump đã triển khai nhiều giải pháp giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Cuộc khẩu chiến chấn động toàn cầu giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần qua khiến quan hệ Mỹ-Ukraine xuống mức thấp chưa từng có. Ukraine có thể mất đi hoàn toàn ủng hộ từ chính quyền ông Trump, khiến họ đối mặt áp lực lớn hơn từ Nga.

Giới quan sát chưa thể hình dung ra một kịch bản để có thể cứu vãn mối quan hệ Mỹ-Ukraine sau khi ông Zelensky từ chối xin lỗi ông Trump. Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, Tổng thống Ukraine vẫn nên cố gắng hồi sinh thỏa thuận khoáng sản trong bối cảnh Mỹ ngày càng nhận thức rõ về sự phụ thuộc vào nguồn cung khoáng sản thiết yếu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Tham vọng tự chủ khoáng sản của ông Trump

Mỹ là một siêu cường kinh tế và quân sự, nhưng nước này lại phụ thuộc lớn vào nguồn cung khoáng sản thiết yếu từ nước ngoài, đặc biệt là đất hiếm - nhóm 17 nguyên tố quan trọng trong sản xuất công nghệ cao, từ pin xe điện, điện thoại thông minh đến hệ thống vũ khí hiện đại.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), Mỹ chỉ có trữ lượng đất hiếm khoảng 1,9 triệu tấn, đứng thứ 7 trên thế giới sau Trung Quốc (44 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn), Úc (5,7 triệu tấn), Nga (3,8 triệu tấn), Việt Nam (3,5 triệu tấn). Greenland có 1,5 triệu tấn.

Ông Trump răn đe Ukraine, đối đầu TQ: Cuộc đua khoáng sản định hình tương lai?

Thỏa thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine đổ vỡ sau cuộc gặp giữa Donald Trump và Zelensky hôm 28/2. Ảnh: NZ

Trữ lượng đất hiếm của Mỹ chủ yếu tập trung tại mỏ Mountain Pass ở California, do MP Materials khai thác. Mặc dù đứng thứ 7 về trữ lượng nhưng Mỹ là nước sản xuất đất hiếm lớn thứ hai thế giới (45.000 tấn trong năm 2024), chỉ sau Trung Quốc (270.000 tấn), cho thấy khả năng khai thác hiệu quả dù trữ lượng không dẫn đầu.

Dù vậy, Trung Quốc hiện kiểm soát khoảng 70% sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu và gần 90% công suất tinh chế, khiến Mỹ phải nhập khẩu tới 60-70% từ quốc gia này.

Sự phụ thuộc đó không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn liên quan đến an ninh quốc gia. Đất hiếm và các khoáng sản thiết yếu khác như lithium, cobalt và titan là xương sống của các ngành công nghiệp chiến lược.

Khi căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang, đặc biệt từ năm 2018 trong nhiệm kỳ đầu của Donald Trump, Bắc Kinh đã nhiều lần đe dọa cắt giảm hoặc cấm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Điều này đã thôi thúc ông tìm cách "đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản thiết yếu an toàn và đáng tin cậy" ngay từ năm 2017 khi ký sắc lệnh hành pháp thúc đẩy khai thác nội địa và đa dạng hóa nguồn cung.

Trong nhiệm kỳ đầu, Trump đã đạt được một số bước tiến. Mỏ đất hiếm Mountain Pass ở California bị đóng cửa khi chủ cũ phá sản năm 2015, sau nỗ lực tái thiết đã hoạt động trở lại vào năm 2017. Tuy nhiên, đất hiếm khai thác được phải đưa sang Trung Quốc để tinh chế.

Năm 2023, Chính phủ Mỹ ký hợp đồng với công ty Lynas Rare Earths (LYC.AX) (Australia), trong đó phía Mỹ góp khoảng 258 triệu USD để xây dựng nhà máy tinh chế đất hiếm tại Texas, dự kiến hoạt động từ năm 2026.

Sang nhiệm kỳ hai, chỉ hơn một tháng sau khi nhậm chức vào ngày 20/1, Trump tiếp tục thể hiện tham vọng lớn hơn. Ông không chỉ tập trung vào tăng cường sản xuất nội địa mà còn nhắm đến các nguồn tài nguyên nước ngoài thông qua các thỏa thuận song phương, thậm chí có ý tưởng mua đứt tài sản chiến lược.

Ông Trump từng gây sốc vào năm 2019 khi đề xuất mua đảo Greenland từ Đan Mạch để tiếp cận trữ lượng đất hiếm ước tính hàng triệu tấn, dù ý tưởng này bị Đan Mạch thẳng thừng từ chối. Ông cũng cân nhắc hợp tác với Canada, một quốc gia có trữ lượng đất hiếm được cho là rất lớn, lên tới khoảng 15 triệu tấn, nhưng cũng chưa rõ ràng và chưa sản xuất thương mại.

Những động thái này cho thấy tầm nhìn của Trump: biến Mỹ thành trung tâm cung ứng khoáng sản toàn cầu, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và củng cố vị thế cạnh tranh kinh tế.

Tuy nhiên, tham vọng này đối mặt với nhiều thách thức. Khai thác và tinh chế đất hiếm đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và thời gian dài. Hơn nữa, các dự án khai thác tại Mỹ thường vấp phải phản đối từ cộng đồng vì tác động môi trường. Do đó, việc tìm kiếm nguồn cung từ các quốc gia khác trở thành chiến lược song song, trong đó Ukraine nổi lên như một "mỏ vàng" tiềm năng.

Đàm phán Mỹ-Ukraine đổ vỡ, khoáng sản vẫn là cơ hội cho Kiev

Ngày 28/2, cuộc khẩu chiến tệ hại giữa ông Trump và Zelensky khiến thỏa thuận Mỹ-Ukraine đổ vỡ, làm thế giới lo ngại. Ukraine có thể mất đi hoàn toàn ủng hộ từ chính quyền ông Trump.

Hiện rất khó để Kiev nối lại đàm phán dưới thời ông Zelensky. Dù vậy, Ukraine vẫn có thể hồi sinh thỏa thuận khoáng sản bởi nhu cầu cấp thiết giảm sự phụ thuộc vào khoáng sản Trung Quốc của Mỹ.

Ông Trump răn đe Ukraine, đối đầu TQ: Cuộc đua khoáng sản định hình tương lai?

Một mỏ titan tại Ukraine. Ảnh: Sky News

Theo USGS, Ukraine không có tên trong danh sách các quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới và theo một số chuyên gia, có thể nước này đã phóng đại trữ lượng đất hiếm để thu hút sự chú ý và hỗ trợ từ Mỹ. Tuy nhiên, các ước tính từ các nguồn khác cho thấy, Ukraine có khoảng 5% trữ lượng đất hiếm toàn cầu, tương đương khoảng 5,5 triệu tấn.

Bên cạnh đó, Ukraine sở hữu trữ lượng đáng kể nhiều khoáng sản quan trọng như lithium, titan và uranium... Tổng trị giá ước tính lên tới hơn 12 nghìn tỷ USD.

Đối với ông Trump, việc hợp tác với Ukraine theo thỏa thuận khung trước đó và một số nước khác là cơ hội đôi bên cùng có lợi: Mỹ giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, trong khi Ukraine nhận được đầu tư để tái thiết sau xung đột với Nga.

Tuy nhiên, trữ lượng khoáng sản thực tế của Ukraine chưa được đánh giá đầy đủ. Hơn thế, nhiều mỏ nằm ở các khu vực do Nga kiểm soát, như Donetsk và Luhansk. Cơ sở hạ tầng khai thác của Ukraine đã bị tàn phá bởi chiến tranh, và việc xây dựng lại đòi hỏi hàng tỷ USD cùng nhiều năm chuẩn bị.

Trên thực tế, Ukraine không phải là lựa chọn duy nhất của ông Trump. Ông Trump cũng để mắt đến các nguồn cung khác. Ý tưởng hợp tác với Nga, dù bất ngờ, đã được ông đề cập gần đây. Nga sở hữu trữ lượng đất hiếm hàng đầu thế giới. Tổng thống Putin hôm 24/2 tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác với các đối tác nước ngoài trong khai thác khoáng sản đất hiếm, bao gồm cả tại các khu vực Nga mới sáp nhập trong giai đoạn xung đột với Ukraine.

Greenland và Canada là các lựa chọn an toàn hơn, nhưng cả hai đều thận trọng trong việc nhượng quyền khai thác. Đan Mạch từ chối bán Greenland, trong khi Canada ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nội địa thay vì để Mỹ chi phối.

Châu Phi, với trữ lượng lớn cobalt, lithium và đất hiếm ở các nước như Congo, Nam Phi cũng là một hướng đi tiềm năng. Tuy nhiên, khu vực này đang chịu ảnh hưởng sâu rộng từ Trung Quốc, với hàng trăm dự án khai thác do Bắc Kinh đầu tư. Mỹ sẽ phải cạnh tranh gay gắt để giành thị phần, đòi hỏi không chỉ vốn mà còn là chiến lược ngoại giao khéo léo.

Có thể thấy, tham vọng xoay sở nguồn cung khoáng sản để bớt phụ thuộc vào Trung Quốc của Mỹ là rõ ràng. Do vậy, khả năng hợp tác với Ukraine vẫn còn để ngỏ sau cú đổ vỡ hôm 28/2 vừa qua.

>> Điều gì chờ Tổng thống Ukraine Zelensky sau thảm hoạ ngoại giao ở Nhà Trắng?

Nội dung liên quan:Donald TrumpTrung Quốc
Châu Âu đứng trước thực tế khốc liệt mới
Châu Âu đứng trước thực tế khốc liệt mới
2 tháng trước
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang đối mặt với kịch bản tồi tệ nhất: Có thể sẽ phải tự mình đối đầu với Nga mà không có Mỹ.
Cuộc họp thành cuộc cãi vã và toan tính của Mỹ-Nga-Trung
Cuộc họp thành cuộc cãi vã và toan tính của Mỹ-Nga-Trung
2 tháng trước
Xung đột Nga-Ukraine có thể sớm kết thúc nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể làm trung gian cho một sự thỏa hiệp để giữ thể diện cho các bên liên quan - có thể là lệnh ngừng bắn với một số...
Mỹ chưa quyết định mức thuế quan với Mexico và Canada
Mỹ chưa quyết định mức thuế quan với Mexico và Canada
2 tháng trước
Quan chức thương mại Mỹ cho hay cả Canada và Mexico đã có các bước đi hợp lý trong việc bảo vệ biên giới với Mỹ và Tổng thống Trump đang cân nhắc mức thuế cuối cùng đối với hai nước này nên ở mức nào.
Ông Trump chính thức công bố 5 đồng tiền số vào danh sách dự trữ chiến lược, Bitcoin lập tức tăng 10%
Ông Trump chính thức công bố 5 đồng tiền số vào danh sách dự trữ chiến lược, Bitcoin lập tức tăng 10%
2 tháng trước
Tổng thống Donald Trump đã công bố danh sách 5 tài sản kỹ thuật số sẽ được đưa vào Kho dự trữ chiến lược tiền số mới của Mỹ, khiến giá trị của những đồng tiền này tăng mạnh trên thị trường.
Thiếu nhà ở, giá nhà 'nhảy múa' vì đầu cơ, nền kinh tế lớn thứ 4 EU dự định áp một loại thuế bất động sản kiểu mới, tuyên bố không để xã hội chỉ có 2 tầng lớp: Chủ nhà giàu, người thuê nhà nghèo
Thiếu nhà ở, giá nhà 'nhảy múa' vì đầu cơ, nền kinh tế lớn thứ 4 EU dự định áp một loại thuế bất động sản kiểu mới, tuyên bố không để xã hội chỉ có 2 tầng lớp: Chủ nhà giàu, người thuê nhà nghèo
2 tháng trước
Thủ tướng Tây Ban Nha, Pedro Sánchez, cho rằng loại thuế mới chưa từng có này sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở dai dẳng trong nước.
Sau lệnh trừng phạt, Mỹ lại thấy Nga là 'miền đất hứa', muốn đi tới thỏa thuận hợp tác kinh tế?
Sau lệnh trừng phạt, Mỹ lại thấy Nga là 'miền đất hứa', muốn đi tới thỏa thuận hợp tác kinh tế?
2 tháng trước
Sau các cuộc đàm phán với Nga vào tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã ca ngợi những "cơ hội phi thường" mà cả hai quốc gia có thể tận dụng khi chiến tranh ở Ukraine kết thúc.
Nỗ lực 'đánh thức' ngành điện hạt nhân của Ấn Độ
Nỗ lực 'đánh thức' ngành điện hạt nhân của Ấn Độ
2 tháng trước
"Đi trước về sau" trong ngành điện hạt nhân, Ấn Độ đang tháo gỡ chính sách, mời gọi hợp tác quốc tế để xây thêm lò phản ứng mới.
Những sự kiện kinh tế đáng chú ý trong tuần: Thuế quan của ông Trump sẽ có hiệu lực
Những sự kiện kinh tế đáng chú ý trong tuần: Thuế quan của ông Trump sẽ có hiệu lực
2 tháng trước
Một số mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có hiệu lực trong tuần tới, cùng lúc Mỹ công bố dữ liệu việc làm -một dữ liệu rất quan trọng.
Ông Trump công bố kế hoạch kho dự trữ tiền số
Ông Trump công bố kế hoạch kho dự trữ tiền số
2 tháng trước
Tổng thống Mỹ lần đầu hé lộ chi tiết việc lập kho dự trữ tiền số, đề cập các token như Bitcoin (BTC), Etherum (ETH), Ripple (XRP), Solana (SOL) và Cardano (ADA).
Gã khổng lồ game Tencent gia nhập cuộc đua AI, thách thức DeepSeek
Gã khổng lồ game Tencent gia nhập cuộc đua AI, thách thức DeepSeek
2 tháng trước
Sau khi DeepSeek làm rung chuyển Thung lũng Silicon và khuấy động giới công nghệ Trung Quốc. Mới đây, Tencent đã âm thầm ra mắt công cụ AI mới nhất của mình.
Mất vị thế tại thị trường Trung Quốc, nhiều hãng xe sang báo lỗ
Mất vị thế tại thị trường Trung Quốc, nhiều hãng xe sang báo lỗ
2 tháng trước
Các thương hiệu xe sang, đặc biệt là xe Đức như Porsche, BMW hay Mercedes-Benz đang ngày càng bị mất vị thế tại thị trường Trung Quốc, kéo theo doanh số toàn cầu và lợi nhuận sụt giảm.
Myanmar bắt 200 người nước ngoài trong đường dây lừa đảo trực tuyến
Myanmar bắt 200 người nước ngoài trong đường dây lừa đảo trực tuyến
2 tháng trước
Myanmar đã bắt giữ 200 công dân nước ngoài phạm tội đánh bạc và lừa đảo trực tuyến vào ngày 28-2.
Thứ Hai, 21/04/2025
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.60%
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.10%
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
3.10%
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
18:30
   
IndiaINRIndia
   
Thực tế: 3.8%
Dự báo:
Trước đó: 3.4%
3.8%
3.4%
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
1 phút nữa
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.225%
4.225%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.060%
4.060%
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
2 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
3 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
3 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
3 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
3 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
4 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
4 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
USD mất giá vì ông Trump đe dọa tính độc lập của FedUSD mất giá vì ông Trump đe dọa tính độc lập của Fed
4 giờ trước
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Kiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế đặc biệt để làm nhanh tuyến đường sắt tốc độ cao 4 tỷ USD của VingroupKiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế đặc biệt để làm nhanh tuyến đường sắt tốc độ cao 4 tỷ USD của Vingroup
4 giờ trước
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
Lợi nhuận chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Khao Lao… giảm mạnhLợi nhuận chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Khao Lao… giảm mạnh
4 giờ trước
Trong năm 2024, Goldsun Food, chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Khao Lao... báo lãi sau thuế 5 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ.
VNDirect cắt giảm 1/3 nhân sự so với thời kỳ đỉnh cao, Chủ tịch Phạm Minh Hương đưa ra cảnh báoVNDirect cắt giảm 1/3 nhân sự so với thời kỳ đỉnh cao, Chủ tịch Phạm Minh Hương đưa ra cảnh báo
4 giờ trước
Trong thông điệp gửi cổ đông tại báo cáo thường niên 2024, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán VNDirect, đã có những chia sẻ những khó khăn trong năm qua và đề cập...
[Cập nhật] KQKD ngân hàng quý I: VietinBank tạm thời dẫn đầu, SeABank và ABBank tăng ba con số[Cập nhật] KQKD ngân hàng quý I: VietinBank tạm thời dẫn đầu, SeABank và ABBank tăng ba con số
4 giờ trước
Bức tranh kinh doanh một số ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan mức tăng trưởng hai, ba chữ số, trong khi có nhà băng đã chuyển từ lỗ sang lãi trong quý đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.