• CIM 11.31 0.07(0.66%)
  • VNI 1210.16 8.96(0.73%)
  • BTC 87280.80 2101.56(2.47%)
  • GOLD 3383.026 56.200(1.69%)
  • WTI 62.99 0.68(1.07%)
  • EUR/USD 1.15160 0.01000(1.11%)
  • EUR/GBP 0.86055 0.00413(0.48%)
  • USD/CHF 0.80830 0.01000(0.88%)
  • USD/JPY 140.754 1.350(0.95%)
  • USD/CAD 1.37960 0.00441(0.32%)
  • GBP/USD 1.33811 0.01000(0.68%)
  • CAD/CHF 0.58575 0.00351(0.6%)
  • AUD/USD 0.64200 0.00482(0.75%)
  • NZD/USD 0.59982 0.01000(1.19%)
  • CIM 11.31 0.07(0.66%)
  • VNI 1210.16 8.96(0.73%)
  • BTC 87280.80 2101.56(2.47%)
  • GOLD 3383.026 56.200(1.69%)
  • WTI 62.99 0.68(1.07%)
  • EUR/USD 1.15160 0.01000(1.11%)
  • EUR/GBP 0.86055 0.00413(0.48%)
  • USD/CHF 0.80830 0.01000(0.88%)
  • USD/JPY 140.754 1.350(0.95%)
  • USD/CAD 1.37960 0.00441(0.32%)
  • GBP/USD 1.33811 0.01000(0.68%)
  • CAD/CHF 0.58575 0.00351(0.6%)
  • AUD/USD 0.64200 0.00482(0.75%)
  • NZD/USD 0.59982 0.01000(1.19%)

Ông Trump đảo ngược lập trường của ông Biden, vì sao 1 chính sách liên quan Trung Quốc vẫn giữ nguyên?

14:00 06/03/2025

Ông Trump đảo ngược lập trường của ông Biden, vì sao 1 chính sách liên quan Trung Quốc vẫn giữ nguyên?

Khác với xu hướng đảo ngược lập trường về Ukraine hoặc đề xuất "gây sốc" về Gaza, Greenland... một chính sách của ông Trump đang phát triển trên cơ sở di sản của chính quyền Biden.

Chuyến quá cảnh qua eo biển Đài Loan đầu tiên của Hải quân Mỹ trong năm 2025 đã diễn ra vào khoảng thời gian từ ngày 10 đến 12/2, tương ứng với tuần thứ 3 trong nhiệm kỳ mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Tuy có khởi đầu muộn hơn khi chính quyền tiền nhiệm J. Biden triển khai chuyến quá cảnh hải quân đầu tiên cũng qua eo biển này ngay trong tuần lễ thứ 2 của nhiệm kỳ, nhưng có thể thấy dường như lập trường đối với vấn đề eo biển Đài Loan đang được định hình như một "điểm nóng" hiếm hoi hội tụ hầu hết sự tương đồng về lập trường giữa ông Trump và ông Biden.

Khác biệt hoàn toàn với xu hướng đảo ngược lập trường của Mỹ trong vấn đề Ukraine, xét lại quan hệ với cả Liên minh châu Âu (EU) lẫn Liên minh quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hoặc chủ trương "gây sốc" dư luận với các đề xuất thác quản Dải Gaza ở Tây Á, "mua lại" Greenland của Đan Mạch, "sáp nhập" Canada vào Mỹ…, chuỗi động thái triển khai hiện tại ở "điểm nóng" Đài Loan của chính quyền Tổng thống D. Trump lại đang được phát triển dựa trên nền tảng di sản đối ngoại của chính quyền tiền nhiệm. 

Đặc trưng này cũng thể hiện rõ nét sự đồng thuận lưỡng đảng trên chính trường Mỹ đối với các hoạt động gây áp lực toàn diện lên các quốc gia đối thủ, cụ thể trong trường hợp này là Trung Quốc.

Với khuôn khổ cơ bản về lợi ích an ninh, lợi ích phát triển và lợi ích ảnh hưởng, có thể nhận diện được các nhóm động thái mà chính quyền ông Trump đang điều hướng ở hai bờ eo biển Đài Loan theo ba xu hướng như sau:

Duy trì cân bằng lực lượng ở hai bờ eo biển

Bắt đầu bằng yêu cầu cấp thiết phải đảm bảo môi trường "giảm thang xung đột" để tạo không gian phát triển và mở rộng ảnh hưởng, phía Mỹ phải nhanh chóng giữ được cán cân giữa các lực lượng ở hai bờ eo biển Đài Loan để không bên nào có thể leo thang căng thẳng vượt quá khả năng kiểm soát. Đây cũng chính là chính sách truyền thống được thực hiện "nhất quán qua nhiều thập kỷ", được điều chỉnh phù hợp với những biến chuyển mới trong mỗi giai đoạn và có thể xem là thành tựu đối ngoại đáng ghi nhận của chính quyền tiền nhiệm Biden - Harris.

Gọi là "thành tựu đối ngoại" quan trọng thời kỳ tiền nhiệm vì chính quyền Biden - Harris đã kế thừa và phát huy định hướng "hỗ trợ gián tiếp" từ phía Mỹ đến quá trình củng cố các vành đai an ninh - phòng thủ của đảo Đài Loan (Trung Quốc) một cách trọn vẹn. Trong bối cảnh phải thực hiện các hoạt động không chính thức để tuân thủ có giới hạn đối với chính sách Một Trung Quốc, chính quyền Tổng thống D. Trump đương nhiệm hiện vẫn đang tiếp tục cả 03 nhóm hoạt động đảm bảo an ninh cho eo biển Đài Loan từ thời Biden ở các cấp độ: (i) cơ bản, (ii) đơn giản và (iii) phức hợp.

Trong đó, ở cấp độ cơ bản được đại diện bởi các hoạt động diễn ngôn về ngoại giao, chính quyền của Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 không chỉ khẳng định lần nữa lập trường "phản đối bất kỳ thay đổi đơn phương" nào đối với nguyên trạng từ cả hai bờ eo biển Đài Loan, mà còn điều chỉnh khéo léo tờ thông tin về quan hệ với Đài Loan phiên bản mới nhất theo hướng sát nhất với tình hình mới.

Cụ thể, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lặp lại động thái xóa bỏ nội dung về việc không ủng hộ nền độc lập của đảo Đài Loan trong lập trường chính thức công bố vào ngày 13/2. Động thái này cũng từng được chính quyền Biden thực hiện vào tháng 5/2022 nhưng sau đó một tháng đã khôi phục do áp lực từ Trung Quốc thời điểm đó.

Ông Trump đảo ngược lập trường của ông Biden, vì sao 1 chính sách liên quan Trung Quốc vẫn giữ nguyên?

Tuy nhiên lần này, phía Mỹ có vẻ tinh tế hơn khi vẫn khẳng định "Mỹ không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan" và "Mỹ có chính sách Một Trung Quốc lâu đời" để giữ mọi việc trong khuôn khổ, nhưng có bổ sung thêm từ "cưỡng ép" vào văn bản lập trường này. Sự bổ sung trên đã mở rộng nội hàm phản đối của Mỹ đối với phạm vi các hoạt động đơn phương thay đổi nguyên trạng eo biển Đài Loan từ các biện pháp quân sự truyền thống (sử dụng vũ lực hay "vũ khí nóng") sang phi truyền thống (không dùng vũ lực trực tiếp).

Các hoạt động cưỡng ép này nằm trong chiến thuật "vùng xám" hiện đang được Trung Quốc Đại lục triển khai mạnh mẽ bằng cách "bình thường hóa" các cuộc tuần tra thực thi pháp luật của lực lượng hải cảnh (CCG) với tổng gần 60 lần xâm nhập tính đến giữa tháng 2/2025 vào vùng biển quanh quần đảo Kim Môn mà phía Đài Loan đang quản lý.

Không chỉ vậy, bằng việc bổ sung từ "cưỡng ép" như thế, chính quyền D. Trump cho thấy họ đã nhận diện được chiến thuật phức hợp của Trung Quốc Đại lục nhằm phát triển các hoạt động tập trận vây lấn xen kẽ giữa các lực lượng truyền thống (hải quân) và phi truyền thống (thực thi pháp luật) nhằm làm tê liệt từng phần hoạt động thương mại hàng hải ở các cảng biển chiến lược của đảo Đài Loan.

Ông Trump đảo ngược lập trường của ông Biden, vì sao 1 chính sách liên quan Trung Quốc vẫn giữ nguyên?

Chú thích ảnh

Ở cấp độ đơn giản, phía Mỹ đã cho nối lại các hoạt động quá cảnh của hải quân Mỹ ở eo biển Đài Loan với sự tham gia của tàu khu trục USS Ralph Johnson (DDG-114) và tàu khảo sát quân sự USNS Bowditch (T-AGS-62) vào giữa tháng 2/2025. Động thái này tuy có vẻ ngoài đơn giản nhưng có tác động đáng kể đến sự cân bằng lực lượng ở khu vực xung quanh eo biển Đài Loan, đặc biệt khi hải quân Trung Quốc có xu hướng cùng với hải quân Nga hiện diện phối hợp lẫn luân phiên ở cả biển Hoa Đông và vùng biển phía Tây Philippines trong thời gian gần đây.

Và cuối cùng, ở cấp độ phức hợp, chính quyền tiền nhiệm của ông J. Biden không chỉ hoàn thành quá trình khép vòng "vành đai ngoại vi" của Đài Loan với sự hiện diện tăng cường của quân đội Mỹ ở chuỗi đảo Okinawa phía Nam Nhật Bản và đảo Batanes ở phía Bắc Philippines, mà còn chính thức triển khai dự án Replicator được Lầu Năm Góc gọi là "hệ thống tự động có thể khai thác trên mọi miền" (ADA2) được công bố vào năm 2023 và sẽ triển khai hàng nghìn các thiết bị không người lái tự hành (gồm tàu ngầm, tàu nổi và máy bay) có chi phí thấp với giai đoạn đầu tiên hoàn thành vào tháng 8-2025 nhằm đảm bảo khả năng cảnh báo sớm của "vành đai rìa" tiếp giáp Đài Loan.

Nếu tính cả "vành đai lõi" mà phía Đài Loan để lộ cho thấy Mỹ đang duy trì việc đóng quân thường trực trong hai năm kể từ tháng 2-2024 ở hai đảo Kim Môn và Bành Hồ (thuộc quyền quản lý thực tế của Đài Loan) thì mạng lưới "ba vành đai" này chính là tổng thể di sản đối ngoại quốc phòng đáng ghi nhận của chính quyền tiền nhiệm Biden - Harris trong vấn đề Đài Loan.

Chưa dừng lại ở đó, vì tính phức hợp của cấp độ này còn bao gồm sự định hình của một "vành đai an ninh hàng hải" mới do Đài Loan khởi xướng và được Mỹ ủng hộ. Với nền tảng ban đầu là cơ chế hợp tác tuần duyên được phía Đài Loan xem là "tuyến phòng thủ đầu tiên" do Cơ quan Quản lý Tuần duyên thuộc Hội đồng Các vấn đề Đại dương (OAC) Đài Loan thiết lập từ cuối tháng 8/2024, khuôn khổ này đã nhận được sự hỗ trợ hướng dẫn của cả Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT – đóng vai trò như cơ quan đại diện của Mỹ tại đảo này) cùng lực lượng tuần duyên Mỹ cùng với sự tham gia của cả 03 quốc đảo Thái Bình Dương là Palau, Tuvalu và quần đảo Marshall.

Chính quyền Tổng thống D. Trump tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ chỉ dấu nào cho thấy sẽ từ bỏ hoặc đe dọa rút khỏi mạng lưới "bốn vành đai" được kiện toàn từ thời ông Biden ở cấp độ phức hợp này, mặc dù ông Trump có xu hướng không muốn đưa quân Mỹ can dự vào các diễn biến xung đột tiềm năng ở eo biển này.

Ủng hộ các dự án "hội nhập hòa bình" xuyên eo biển

Mặc dù ít được chú ý hơn trong văn bản lập trường về quan hệ với vùng lãnh thổ Đài Loan mà Bộ Ngoại giao Mỹ cập nhật ngày 13/2 vừa qua, nhưng phía Mỹ vẫn giữ quan điểm tôn trọng xu hướng giải quyết bất đồng bằng "các biện pháp hòa bình" và "được người dân ở cả hai bên eo biển chấp thuận". Quan điểm này thậm chí còn được phía Mỹ vận động xuất hiện trong tuyên bố chung sau Hội nghị Thượng đỉnh với Nhật Bản (ngày 7/2) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc (ngày 15/2).

Ông Trump đảo ngược lập trường của ông Biden, vì sao 1 chính sách liên quan Trung Quốc vẫn giữ nguyên?

Do đó, có thể nhận thấy xu hướng của chính quyền ông D. Trump trong nhiệm kỳ thứ 2 này sẽ không phản đối các dự án "hội nhập hòa bình" mà phía Trung Quốc đang khởi xướng ở nhiều lĩnh vực, điển hình là kinh tế, du lịch, công nghệ và pháp lý.

Nhóm nỗ lực này có tính nhất quán và được đặt trọng tâm chiến lược triển khai trong dài hạn với chuỗi động thái hướng đến chuỗi các đảo nhỏ thuộc Đài Loan, và được xây dựng dựa trên nhận thức rõ rằng một cuộc "khủng hoảng eo biển Đài Loan" lúc này cũng sẽ tạo nên khủng hoảng chuỗi cung ứng linh kiện bán dẫn cho Trung Quốc Đại lục.

Thứ nhất là nhóm động thái đẩy mạnh các sáng kiến hội nhập kinh tế từ Đại lục. Cụ thể là động thái Trung Quốc công bố một loạt đề xuất nhằm vào Quần đảo Mã Tổ (Đài Loan) để cụ thể hóa sáng kiến hội nhập kinh tế Phúc Kiến – Đài Loan (được Bâc Kinh công bố từ tháng 9/2023 với lộ trình hội nhập thương mại và tài chính từng phần từ Kim Môn, Mã Tổ đến Bành Hồ và cuối cùng là đảo lớn Đài Loan).

Thứ hai là nhóm động thái mở rộng các hoạt động du lịch liên kết từ đại lục đến Đài Loan, đại diện là sự kiện các đại diện du lịch từ Phúc Châu - thủ phủ tỉnh Phúc Kiến đã đến quần đảo Mã Tổ vào cuối tháng 5/2024 để tiến hành các hoạt động đàm phán mở rộng hoạt động du lịch xuyên eo biển và đạt được thỏa thuận thông qua "ba liên kết nhỏ", tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giữa các huyện Bành Hồ, Kim Môn và Liên Giang/ Mã Tổ với tỉnh Phúc Kiến.

Thứ ba là nhóm động thái chuyển hoán "sự phụ thuộc công nghệ" của Trung Quốc vào lợi thế bán dẫn của tập đoàn TSMC (Đài Loan) trở thành "sự phụ thuộc thị trường" ngược lại từ TSMC vào nền kinh tế có nhu cầu chip bán dẫn khổng lồ của Trung Quốc bằng cách liên tục tăng cường trợ cấp ưu đãi cho các hoạt động đầu tư mở rộng nhà máy của TSMC ở Nam Kinh.

Ông Trump đảo ngược lập trường của ông Biden, vì sao 1 chính sách liên quan Trung Quốc vẫn giữ nguyên?

Chú thích ảnh

Và cuối cùng là nhóm các động thái củng cố tiến trình đồng nhất các thủ tục pháp lý nhằm bảo vệ các doanh nghiệp Đài Loan hoạt động tại thị trường Đại lục, bao gồm tổng cộng 120 sáng kiến nhằm thiết lập các liên kết về luật pháp và quy định xuyên eo biển cùng với việc thành lập "các trung tâm dịch vụ pháp lý liên quan đến Đài Loan"được thực hiện bởi 28 cơ quan chính quyền trung ương, 11 cơ quan cấp thành phố và 14 chính quyền tỉnh theo thống kê đến tháng 12/2024.

Nói cách khác, chính quyền "Trump 2.0" hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ áp đặt thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để làm "đòn bẩy" nhằm thúc đẩy ban lãnh đạo Trung Quốc tăng cường các dự án "sáp nhập hòa bình" trong tiến trình hợp tác xuyên eo biển Đài Loan, đồng thời giảm dần nhóm hoạt động "sáp nhập cưỡng ép".

Và cần lưu ý rằng ngay cả việc tăng mức thuế nhập khẩu lên nhôm, thép lẫn sản phẩm y tế từ Trung Quốc cũng là định hướng đã được chính quyền J. Biden ủng hộ triển khai trước đó vào tháng 9/2024 nhằm phản đối "hoạt động thương mại không công bằng" của Trung Quốc với lộ trình. Tuy nhiên, riêng quyết định của Tổng thống Mỹ D. Trump vào cuối ngày 18/2 về kế hoạch áp thuế ít nhất 25% đối với tất cả các mặt hàng bán dẫn nhập khẩu với khả năng tăng thuế "rất đáng kể trong suốt một năm" lại là một bước triển khai nhằm điều hướng lợi ích ảnh hưởng của đảo Đài Loan.

Ông Trump đảo ngược lập trường của ông Biden, vì sao 1 chính sách liên quan Trung Quốc vẫn giữ nguyên?

Chú thích ảnh

Vận động Đài Loan sớm tích hợp công nghệ vào "quỹ đạo bán dẫn" của Mỹ

Đây có thể xem là định hướng chính sách đột phá mang đậm tính cách quyết đoán của Tổng thống Mỹ D. Trump. Mặc dù vẫn được phát triển dựa trên một di sản đối ngoại rất thành công của chính quyền tiền nhiệm Biden – Harris đó là vận động được tập đoàn TSMC chấp thuận đầu tư dây chuyền sản xuất chip hiện đại dưới 5 nanomet (nm) tiên tiến nhất thế giới đến bang Arizona (Mỹ) với sự tài trợ trị giá đến 6,6 tỷ USD trực tiếp từ Đạo luật CHIPS của Mỹ. Tuy nhiên, theo lộ trình được công bố vào tháng 4/2024, phải đến khi nhà máy sản xuất chip thứ hai ở TSMC Arizona đi vào hoạt động (dự kiến 2028) thì tập đoàn này mới bắt đầu quy trình sản xuất chip 2nm tại Mỹ. Điều này chắc chắn sẽ khiến cho ngành công nghiệp chip bán dẫn của Mỹ bị chậm lại đến 3 năm khi cả hai hãng công nghệ Samsung (Hàn Quốc) và TSMC đều tuyên bố sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt chip 2nm trong nửa cuối năm 2025.

Trong bối cảnh tập đoàn Intel hàng đầu của Mỹ không thể bắt kịp "cuộc đua song mã" về chip 2nm với Samsung và TSMC, chính quyền Tổng thống Trump đã táo bạo tích hợp lợi ích phát triển của Mỹ vào lợi ích ảnh hưởng của phía TSMC. Bằng hai biện pháp: (i) đe dọa áp thuế cao hơn đối chip bán dẫn từ Đài Loan từ 25% đến 50%, thậm chí 100% sau khi cáo buộc vùng lãnh thổ này đã đánh cắp hoạt động kinh doanh chất bán dẫn của Mỹ, và (ii) tìm cách đàm phán lại các khoản tài trợ theo Đạo luật Khoa học và CHIPS của Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn có ảnh hưởng trực tiếp đến TSMC, Tổng thống D. Trump được cho là đang thúc đẩy các cuộc đàm phán với TSMC bởi thực tế viễn cảnh áp thuế lên TSMC sẽ khiến cho Mỹ là bên chịu nhiều thiệt hại hơn. Nhiều nguồn tin cho biết ông Trump đang thuyết phục TSMC đẩy nhanh việc sản xuất chip 2nm ở Mỹ để đổi lại quyền quản lý các nhà máy sản xuất chip của tập đoàn Intel, giúp "gã khổng lồ" một thời của thung lũng Silicon có thể sớm thoát khỏi tình trạng suy thoái trong nhiều năm. Động thái đầu tư có tính đánh đổi của TSMC vào Intel nói trên đang được các bên cân nhắc kỹ lưỡng bất chấp sự phản đối từ Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc.

Dĩ nhiên, Tổng thống D. Trump còn đính kèm thêm nhiều lợi ích ảnh hưởng hấp dẫn khác cho chính giới Đài Loan như việc sửa đổi lập trường ủng hộ đảo này tham gia mở rộng vào các tổ chức quốc tế mà không nhắc đến yêu cầu tư cách thành viên phải là quốc gia, tuyển chọn nhiều nhân vật có quan điểm ủng hộ quan hệ không chính thức giữa Mỹ và Đài Loan vào nội các chính phủ Mỹ (bao gồm Ngoại trưởng Marco Rubio và cố vấn an ninh quốc gia Michael Waltz), đề cử cựu phó cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ (trong nhiệm kỳ 1 của chính quyền D. Trump) đến trao đổi không chính thức với lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức vào ngày 17-2 thống nhất quan điểm "hòa bình thông qua sức mạnh" và khẳng định đảo Đài Loan "chỉ giúp Mỹ tiếp tục dẫn đầu".

Nhìn chung, chính quyền Tổng thống Trump đang cùng triển khai cả ba nhóm lợi ích về an ninh, phát triển và ảnh hưởng ở "điểm nóng" eo biển Đài Loan một cách đồng bộ. Trong đó, ông Trump vừa tận dụng di sản đối ngoại "bốn vành đai" an ninh phức hợp của chính quyền Biden – Harris tiền nhiệm, vừa dùng các "đòn bẩy" thuế quan để điều hướng Trung Quốc Đại lục tập trung vào các dự án "hội nhập kinh tế hòa bình" thay thế cho các động thái "sáp nhập cưỡng ép". Đồng thời, chính quyền "Trump 2.0" cũng vận động cho sự mở rộng lợi ích ảnh hưởng của Đài Loan trên thế giới và đặc biệt là tại nước Mỹ với định hướng tích hợp lợi thế công nghệ lớn nhất của tập đoàn TSMC hàng đầu vào "quỹ đạo chip bán dẫn" của Mỹ, chuyển từ thế "chân vạc" sang liên doanh Intel – TSMC cùng chạy đua với Samsung trong thế "2 chọi 1".

Ông Trump đảo ngược lập trường của ông Biden, vì sao 1 chính sách liên quan Trung Quốc vẫn giữ nguyên?

Chú thích ảnh

Vì vậy, xu hướng "công nghệ hóa" nhiều khả năng trở thành hướng phát triển chủ đạo trong quan hệ giữa Mỹ với Đài Loan (Trung Quốc) nói riêng và hai bờ eo biển Đài Loan nói chung trong nhiệm kỳ thứ 2 của chính quyền Tổng thống D. Trump. Từ đó mở ra nhiều viễn cảnh tích cực giúp tăng cường các cuộc chạy đua về công nghệ, giảm thiểu khả năng leo thang xung đột giữa các bên ở "điểm nóng" này.

Từng khen 'hết lời' và khuyên hàng triệu nhà người mua khoản đầu tư này nhưng Warren Buffett vừa bán sạch: Vị tỷ phú đang lo sợ điều gì?
Từng khen 'hết lời' và khuyên hàng triệu nhà người mua khoản đầu tư này nhưng Warren Buffett vừa bán sạch: Vị tỷ phú đang lo sợ điều gì?
2 tháng trước
Warren Buffett từng ca ngợi việc đầu tư vào S&P 500 nhưng ông đã bán sạch 2 quỹ theo dõi chỉ số này vào quý trước.
Phát hiện 'kho báu' vô hạn mênh mông ngoài đại dương, tiềm năng cung cấp 20% sản lượng điện cho nền kinh tế lớn nhất thế giới, trở thành nguồn năng lượng nhiều quốc gia khao khát trong tương lai
Phát hiện 'kho báu' vô hạn mênh mông ngoài đại dương, tiềm năng cung cấp 20% sản lượng điện cho nền kinh tế lớn nhất thế giới, trở thành nguồn năng lượng nhiều quốc gia khao khát trong tương lai
2 tháng trước
Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ đã có những bước đột phá trên hành trình tìm kiếm và khai thác nguồn năng lượng sạch và tái tạo.
“Việc của tôi là cả ngày cắm mặt vào mấy quả trứng”: Tiếng than bất lực của người lao động đằng sau món hàng “ngáo giá” ở nền kinh tế gần 30.000 tỷ USD
“Việc của tôi là cả ngày cắm mặt vào mấy quả trứng”: Tiếng than bất lực của người lao động đằng sau món hàng “ngáo giá” ở nền kinh tế gần 30.000 tỷ USD
2 tháng trước
Cảnh tượng đám đông xếp hàng trong tuyết lạnh để giành nhau từng vỉ trứng đang ngày càng trở nên quen thuộc ở nền kinh tế số 1 thế giới.
Người phụ nữ vứt nhầm 459 triệu đồng tiền mặt ra bãi rác chung cư
Người phụ nữ vứt nhầm 459 triệu đồng tiền mặt ra bãi rác chung cư
2 tháng trước
Người phụ nữ đã vô cùng hoảng loạn sau khi phát hiện số tiền dành dụm để phẫu thuật cho con trai đã bị bà vứt nhầm vào thùng rác.
Lời cảnh báo về nguy cơ tái diễn một đại dịch như COVID-19
Lời cảnh báo về nguy cơ tái diễn một đại dịch như COVID-19
2 tháng trước
Những hệ lụy do dịch cúm mùa khiến thế giới không thể chủ quan trước lời cảnh báo về nguy cơ tái diễn một đại dịch giống COVID-19.
Tổng thống Donald Trump:
Tổng thống Donald Trump: "Nước Mỹ đã trở lại"
2 tháng trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu với thời lượng kỷ lục hơn 1 giờ 40 phút trước quốc hội Mỹ vào tối 4-3 (giờ địa phương).
Trái phiếu toàn cầu rơi vào
Trái phiếu toàn cầu rơi vào "cơn bão" bán tháo, lợi suất Nhật Bản lập đỉnh 14 năm
2 tháng trước
Làn sóng bán tháo trái phiếu đang tăng tốc trên thị trường toàn cầu, với tâm điểm mới nhất là châu Á trong phiên giao dịch ngày 06/03.
Gần thời điểm chuyển nhầm 81.000 tỷ USD vào tài khoản khách hàng, Citigroup suýt mất thêm 6 tỷ USD vì một lỗi ngớ ngẩn
Gần thời điểm chuyển nhầm 81.000 tỷ USD vào tài khoản khách hàng, Citigroup suýt mất thêm 6 tỷ USD vì một lỗi ngớ ngẩn
2 tháng trước
Trong thế giới tài chính, một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra rắc rối khổng lồ.
Giải mã tâm lý giới trẻ: Vì sao nợ nần chồng chất vẫn quyết săn vé ca nhạc, giá tăng 400% vẫn dốc hầu bao làm giàu hàng tỷ USD cho thần tượng?
Giải mã tâm lý giới trẻ: Vì sao nợ nần chồng chất vẫn quyết săn vé ca nhạc, giá tăng 400% vẫn dốc hầu bao làm giàu hàng tỷ USD cho thần tượng?
2 tháng trước
Số liệu của Pollstar cho thấy năm 1996, giá vé trung bình cho 100 chuyến lưu diễn hàng đầu là 25,81, tương đương 52 USD hiện nay sau khi điều chỉnh lạm phát. Tuy nhiên con số này là 135,92 USD trong năm 2024.
Bị đưa vào 'máy nghiền gỗ' của Elon Musk, thêm một cơ quan chính phủ Mỹ gây 'sốc' khi thông báo sa thải 70.000 nhân sự
Bị đưa vào 'máy nghiền gỗ' của Elon Musk, thêm một cơ quan chính phủ Mỹ gây 'sốc' khi thông báo sa thải 70.000 nhân sự
2 tháng trước
Các quan chức Mỹ mới đây cho biết, chính quyền Tổng thống Trump đang có mục tiêu cắt giảm hàng chục nghìn nhân sự tại Bộ Cựu chiến binh theo kế hoạch của cơ quan do Elon Musk đứng đầu.
Sau ô tô, Nhà Trắng cân nhắc miễn thuế quan với sản phẩm nông nghiệp
Sau ô tô, Nhà Trắng cân nhắc miễn thuế quan với sản phẩm nông nghiệp
2 tháng trước
Hôm 5/3, chính quyền Tổng thống Trump đã lùi thời hạn áp thuế đối với ô tô nhập khẩu từ Canada và Mexico. Hiện tại, Nhà Trắng đang cân nhắc miễn trừ thuế quan đối với một số sản phẩm nông nghiệp.
Ông Zelensky: Lệnh ngừng bắn 'hoàn toàn có thể đạt được' dưới sự lãnh đạo của Mỹ
Ông Zelensky: Lệnh ngừng bắn 'hoàn toàn có thể đạt được' dưới sự lãnh đạo của Mỹ
2 tháng trước
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức sắp mãn nhiệm Olaf Scholz, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có bài đăng trên mạng xã hội chia sẻ về lệnh ngừng bắn.
Thứ Hai, 21/04/2025
08:00
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.60%
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế: 3.10%
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
3.10%
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.225%
4.225%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 4.060%
4.060%
Giao dịch chứng khoán sáng 21/4: Thị trường điều chỉnh, cổ phiếu NVL giao dịch bùng nổGiao dịch chứng khoán sáng 21/4: Thị trường điều chỉnh, cổ phiếu NVL giao dịch bùng nổ
10 phút trước
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng, với tâm điểm là nhóm cổ phiếu chứng khoán, đã khiến thị trường đảo chiều giảm sau 2 phiên hồi phục nhẹ.
Bà Trương Mỹ Lan được giảm án chung thânBà Trương Mỹ Lan được giảm án chung thân
1 giờ trước
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
Ông Trump 'vạch trần' 8 hành động gian lận phi thuế quanÔng Trump 'vạch trần' 8 hành động gian lận phi thuế quan
2 giờ trước
Danh sách này thể hiện quan điểm cứng rắn và bảo hộ của ông Donald Trump trong chính sách thương mại.
Chủ tịch Dabaco: Chúng tôi không liên quan đến sai phạm tại dự án ở Bắc NinhChủ tịch Dabaco: Chúng tôi không liên quan đến sai phạm tại dự án ở Bắc Ninh
2 giờ trước
Chủ tịch Dabaco cho biết sai phạm tại dự án Dabaco Park View thuộc về trách nhiệm của Bộ Xây dựng, không liên quan đến Tập đoàn.
Công ty chứng khoán vốn lớn báo lãi tốt trong quý I/2025Công ty chứng khoán vốn lớn báo lãi tốt trong quý I/2025
3 giờ trước
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
MB trình phương án mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ trước thềm đại hộiMB trình phương án mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ trước thềm đại hội
3 giờ trước
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
NHNN hút ròng gần 8.400 tỷ đồng trong tuần qua, DXY ổn định dưới ngưỡng 100NHNN hút ròng gần 8.400 tỷ đồng trong tuần qua, DXY ổn định dưới ngưỡng 100
3 giờ trước
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Siêu dự án năng lượng đóng vai trò then chốt trong đàm phán thuế đối ứng với MỹSiêu dự án năng lượng đóng vai trò then chốt trong đàm phán thuế đối ứng với Mỹ
3 giờ trước
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chính sách của ông Trump có thể giúp Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua năng lượngChính sách của ông Trump có thể giúp Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua năng lượng
3 giờ trước
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
Giá vàng có thể điều chỉnh trong tuần này?Giá vàng có thể điều chỉnh trong tuần này?
4 giờ trước
Các chuyên gia và nhà đầu tư cá nhân thận trọng hơn với đà tăng của giá vàng khi kim loại quý này vượt ngưỡng 3.300 USD/ounce
Ba cổ đông lớn nhất của PGBank cùng giảm tỷ lệ sở hữuBa cổ đông lớn nhất của PGBank cùng giảm tỷ lệ sở hữu
4 giờ trước
Sau đợt chào bán thêm cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của cả ba cổ đông lớn nhất của PGBank đã giảm từ 40% về còn 33,6%.
Giới đầu tư siết chặt quản trị rủi roGiới đầu tư siết chặt quản trị rủi ro
4 giờ trước
(ĐTCK)  Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.