Ngọn núi biểu tượng của xứ sở Phù Tang năm nay đã chứng kiến hiện tượng lạ.
Tháng 11 đã cận kề nhưng đỉnh núi Phú Sĩ vẫn chưa có tuyết. Đây là thời điểm muộn nhất chưa ghi nhận tuyết phủ trên đỉnh núi kể từ khi các dữ liệu được ghi chép cách đây 130 năm.
Thông thường, những đỉnh núi cao nhất Nhật Bản này sẽ được phủ tuyết trắng vào đầu tháng 10. Tuy nhiên, tính đến thứ Ba (29/10) vừa qua, đỉnh núi vẫn trơ trọi. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác động của khủng hoảng khí hậu đối với một trong những địa danh biểu tượng của xứ sở Mặt trời mọc.
Lớp tuyết đầu tiên báo hiệu sự xuất hiện của mùa đông. Nó đến sau mùa leo núi hè, kết thúc vào ngày 10/9 năm nay. Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, tuyết thường bắt đầu hình thành trên đỉnh Phú Sĩ vào khoảng ngày 2/10. Năm ngoái, tuyết rơi vào ngày 5/10, nhưng phần lớn đã tan chảy vào đầu tháng 11 do nhiệt độ ấm.
Núi Phú Sĩ năm nay đã phá kỷ lục buồn
Văn phòng Khí tượng địa phương Kofu (Nhật Bản) đã công bố đợt tuyết rơi đầu tiên trên núi Phú Sĩ mỗi năm kể từ khi thành lập vào năm 1894. Năm nay, họ vẫn chưa đưa ra thông báo, với lý do thời tiết ấm bất thường.
Ông Shinichi Yanagi, cán bộ khí tượng tại văn phòng Kofu, cho biết: "Do nhiệt độ cao ở Nhật Bản tiếp tục kéo dài từ mùa hè và trời vẫn mưa nên không có tuyết rơi". Việc không có tuyết tính đến ngày 29/10 đã phá vỡ kỷ lục trước đó là ngày 26/10, được thiết lập vào các năm 1955 và 2016. Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, mùa hè năm nay, Nhật Bản đã ghi nhận mùa hè nóng nhất kể từ khi số liệu thống kê bắt đầu được ghi nhận vào năm 1898.
Nhiệt độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 8 cao hơn 1,76 độ C so với mức bình thường. Con số này vượt qua kỷ lục trước đó là 1,08 độ C được thiết lập vào năm 2010. Thời tiết ấm áp bất thường tiếp tục kéo dài sang mùa thu, với ít nhất 74 thành phố ghi nhận nhiệt độ từ 30 độ C trở lên trong tuần đầu tiên của tháng 10, theo phân tích từ nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Climate Central. Climate Central nhận thấy, hiện tượng nóng bất thường vào tháng 10 mà Nhật Bản trải qua có khả năng xảy ra cao gấp ba lần do khủng hoảng khí hậu.
Cái nóng mùa hè khắc nghiệt của Nhật Bản không phải là một hiện tượng cục bộ. Mùa hè này đã phá vỡ kỷ lục nhiệt độ toàn cầu trong năm thứ hai liên tiếp, với năm 2024 chắc chắn sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử được ghi lại. Hiện tượng El Niño, một kiểu khí hậu tự nhiên, cùng với các yếu tố do con người gây ra như đốt nhiên liệu hóa thạch – nguyên nhân chính của khủng hoảng khí hậu – đã góp phần làm tăng nhiệt độ. Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng thế giới cần hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp để ngăn chặn những tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.
Một nghiên cứu mới vào tháng 1 cho thấy khủng hoảng khí hậu đã làm giảm lượng tuyết phủ ở hầu hết các khu vực thuộc Bắc bán cầu trong 40 năm qua. Tuyết rơi muộn hơn trên núi Phú Sĩ có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại về hướng đi của thế giới. Mùa đông ấm hơn tác động đến tuyết, du lịch, kinh tế địa phương, nguồn cung cấp thực phẩm và nước, thậm chí cả bệnh dị ứng.
Nằm giữa hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka của Nhật Bản, núi Phú Sĩ cao 3.776m, là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và là biểu tượng của Nhật Bản.
Núi thường được bao phủ bởi tuyết trong hầu hết thời gian của năm cho đến khi mùa leo núi hàng năm bắt đầu vào tháng 7. Núi Phú Sĩ chào đón hàng triệu du khách háo hức leo lên đỉnh hoặc ngắm bình minh từ những sườn dốc nổi tiếng của nó.
Trong những năm gần đây, ngọn núi phải hứng chịu tình trạng du lịch quá tải. Các quan chức Nhật Bản trước đó nói với CNN rằng các vấn đề Phú Sĩ phải đối mặt bao gồm du khách xả rác bừa bãi, lạm dụng nhà vệ sinh và leo núi với trang bị không đúng cách, dẫn đến tai nạn hoặc thương tích. Vào tháng 7, chính quyền đã áp dụng thuế du lịch và đưa ra các quy định mới để quản lý đám đông. Giờ đây, người leo núi phải trả 2.000 yên (314.000 đồng) mỗi người, với tối đa 4.000 người leo núi mỗi ngày.
Vón hóa của Samsung giảm khoảng 122 tỷ USD trong gần 4 tháng qua, nhiều hơn bất kỳ nhà sản xuất chip nào khác. Chuyên gia nhận xét Samsung đang để mất vị thế dẫn đầu về công nghệ và khó có thể giành lại vị trí này trong thời gian ngắn.
"Xu hướng hạ mức tiêu dùng như hiện tại vừa hay là một cơ hội để khởi nghiệp. Tôi đã nhắm vào ngách này, và thu được kết quả rất khả quan”, nhà sáng lập chia sẻ.
"Luckin Coffee là một trong những câu chuyện hồi sinh vĩ đại nhất trong lịch sử kinh doanh của doanh nghiệp Trung Quốc", nhà sáng lập Shaun Rein của China Market Research Group đánh giá.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.