Nhân dân tệ vượt đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối của Nga
22:05 04/04/2023
Một năm sau khi xung đột ở Ukraine dẫn đến một loạt lệnh trừng phạt của phương Tây giáng vào Moscow, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã thay thế đồng đô la Mỹ, trở thành ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Moscow.
Trong tháng 2, nhân dân tệ lần đầu tiên vượt qua đô la Mỹ về khối lượng giao dịch hàng tháng trên Sàn giao dịch Moscow. Ảnh: Reuters
Nhân dân tệ trỗi dậy khi Moscow chống chọi lệnh trừng phạt
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp dựa trên báo cáo giao dịch hàng ngày từ Sàn giao dịch Moscow, vào tháng 2 vừa qua, lần đầu tiên đồng nhân dân tệ vượt qua đồng đô la Mỹ về khối lượng giao dịch và sự khác biệt trở nên rõ rệt hơn vào tháng 3. Trước chiến tranh, khối lượng giao dịch của đồng nhân dân tệ trên thị trường ngoại hối của Nga không đáng kể.
Sự thay đổi ngôi vị này diễn ra ra sau khi các biện pháp trừng phạt bổ sung của phương Tây trong năm nay ảnh hưởng đến một số ngân hàng ở Nga, những nơi duy trì dịch vụ chuyển khoản xuyên biên giới bằng đô la và các loại tiền tệ khác của các nước bị Điện Kremlin coi là “không thân thiện”. Ngân hàng Raiffeisen Bank International (Áo), có chi nhánh ở Nga,vẫn là một trong những kênh thanh toán quốc tế chính ở nước này. Raiffeisen trong số những ngân hàng chịu áp lực ngày càng gia tăng từ giới chức trách ở châu Âu và Mỹ
Nga đã tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc kể từ ngày cuộc xung đột với Ukraine nổ ra vao tháng 2-2022. Tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Moscow sau khi tái đắc cử và hứa hẹn với Điện Kremlin sẽ mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, chuỗi cung ứng, siêu dự án, năng lượng và công nghệ cao.
Các biện pháp trừng phạt sâu rộng nhắm vào hệ thống tài chính của Nga đã buộc Điện Kremlin và các công ty Nga phải chuyển các giao dịch ngoại thương từ đồng đô la và đồng euro sang các loại tiền tệ của các quốc gia không tham gia bất kỳ hạn chế thương nào của phương Tây.
Bộ Tài chính Nga đã chuyển đổi các hoạt động thị trường sang đồng nhân dân tệ thay vì đồng đô la vào đầu năm nay. Cơ quan này cũng phát triển một cấu trúc mới cho quỹ tài sản quốc gia để nắm giữ 60% tài sản bằng đồng nhân dân tệ. Ngân hàng trung ương Nga thường xuyên kêu gọi các công ty và người dân chuyển tài sản của họ sang đồng rúp hoặc các loại “tiền tệ thân thiện” để tránh nguy cơ bị phong tỏa hoặc đóng băng.
Các hộ gia đình và doanh nghiệp tăng sử dụng nhân dân tệ
Theo trang web so sánh Banki.ru, hiện gần 50 tổ chức tài chính ở Nga đang cung cấp tài khoản tiết kiệm nhân dân tệ. Trong khi đó, dữ liệu từ Ngân hàng trung ương Nga cho biết, các hộ gia đình đã gửi gần 6 tỉ đô la trị giá nhân dân tệ vào các ngân hàng Nga vào cuối năm ngoái. Con số này tăng từ con số 0 vào đầu năm và hiện là chiếm hơn 1/10 trong tổng số 53 tỉ đô la ngoại tệ mà các hộ gia đình nắm giữ.
Người Nga từ lâu đã mua đô la và euro để tự bảo vệ mình trước sự biến động của đồng rúp. Điều đó thay đổi vào năm ngoái khi các ngân hàng tính phí đối với các tài khoản nắm giữ các ngoại tệ này và nhiều người dân lo lắng về tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Nhà tư vấn và blogger tài chính người Nga Olga Gogaladze, người có hơn 2 triệu người theo dõi trên Instagram đã đăng một bài hướng dẫn về đồng nhân dân tệ sau khi có vô số câu hỏi về đồng tiền này vào năm ngoái.
“Mọi người đang thảo luận về việc đồng đô la sắp hết thời. Nhân dân tệ được xem là một sự lựa chọn thay thế”, Gogaladze nói.
Gogaladze có tài khoản ngân hàng nhân dân tệ tại ngân hàng số Tinkoff (Nga) nhưng vẫn thích giữ phần lớn số tiền của mình bằng đồng rúp, euro và đô la. Cô cho biết, các tài khoản nhân dân tệ thường có lãi suất thấp hơn so với tài khoản bằng đồng rúp nhưng chúng vẫn có thể là một lựa chọn tốt cho những người lo lắng về sự mất giá của đồng rúp.
“Khi mọi người thấy đồng rúp ngày càng yếu đi, họ không quan tâm đến lãi suất mà chỉ muốn bảo vệ giá trị đồng tiền của mình”, cô nói.
Theo dữ liệu của Refinitiv, các công ty Nga cũng chuyển sang sử dụng đồng nhân dân tệ và phát hành trái phiếu bằng đồng tiền Trung Quốc trị giá hơn 7 tỉ đô la năm ngoái. Nhà nhà sản xuất nhôm khổng lồ Rusal là công ty đầu tiên phát hành trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ bên trong nước Nga vào tháng 8 năm ngoái. Sau đó, các nhà xuất khẩu hàng hóa khác như tập đoàn dầu mỏ Rosneft cũng hành động tương tự.
Thách thức sự thống trị của đô la
Alexander Gabuev, học giả cấp cao tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, cho biết Moscow đã gạt bỏ lo ngại về việc trao cho Trung Quốc quá nhiều đòn bẩy đối với nền kinh tế của họ.
“Giờ đây, đó là lựa chọn hợp lý duy nhất cho Nga và cho Tổng thống Putin. Nếu phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ là giải pháp giúp bạn giảm rủi ro và giảm phụ thuộc vào các đồng tiền thù địch hơn thì bạn phải đi theo con đường này”, Gabuev nói.
Một số nhà quan sát xem sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ ở Nga một là cuộc sát hạch trong một cuộc tranh luận từ lâu trong thế giới tài chính. Cuộc sát hạch này sẽ trả lời cho câu hỏi: liệu nhân dân tệ cuối cùng có thể cạnh tranh với đồng đô la với tư cách là đồng tiền thống trị của thế giới không?
Eswar Prasad, giáo sư tại Đại học Cornell (Mỹ) và cựu giám đốc phụ trách bộ phận Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cho biết việc xây dựng cơ sở hạ tầng để phá vỡ hệ thống tài chính dựa trên đồng đô la được xây dựng trong nhiều thập niên là rất chậm, khó khăn và tốn kém.
Trung Quốc đã ra mắt hệ thống thanh toán xuyên biên giới được gọi là CIPS vào năm 2015. Hệ hống được coi là đối thủ cạnh tranh của mạng thanh toán quốc tế SWIFT có 50 tuổi đời. Tuy nhiên, theo Prasad, hệ thống CIPS vẫn chưa được các nước khác sử dụng rộng rãi.
Thay vào đó, các ngân hàng Nga và Trung Quốc dựa vào mạng lưới các chi nhánh địa phương và các ngân hàng đại lý để xử lý các giao dịch mà không cần SWIFT. Trong tháng 2, Ngân hàng trung ương Nga đã thành lập một bộ phận thanh toán quốc tế tập trung vào việc mở rộng các khoản thanh toán bằng đồng rúp.
Daniel McDowell, giáo sư ở Đại học Syracuse (Mỹ) cho biết việc Nga chuyển sang sử đồng nhân dân tệ không có nghĩa là chấm dứt quyền lực tối thượng của đô la. Tuy nhiên, điều này có thể mở làm lung lay sự thống trị của đô la. Cuối cùng, có thể làm giảm khả năng sử dụng các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ như một vũ khí.
Investing.com - Tính đến ngày 2/4/2023, tổng số các doanh nghiệp khối phi tài chính đã có kế hoạch lợi nhuận 2023 là 247 doanh nghiệp. Theo thống kê của FiinTrade có 271/1685 doanh nghiệp và ngân hàng niêm yết...
Hai trong ba mã cổ phiếu trong diện cảnh báo huỷ niêm yết thuộc hệ sinh thái Lilama (Tổng CTCP Cơ khí Lắp máy). Ngày 4/4/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cảnh báo khả năng huỷ niêm yết...
Năm 2023, công ty này đặt mục tiêu doanh thu gần 2.407 tỷ đồng - đi ngang trong khi lãi trước thuế gấp 2,2 lần mức đáy ghi nhận trong năm 2022. CTCP SAM Holdings (Mã HM:SAM - HOSE) công bố tài liệu họp ĐHCĐ...
Các ngân hàng thương mại của Mỹ phải tìm các nguồn thanh khoản bổ sung khi người gửi tiền rút đi. Giá trị vay nợ từ Fed tăng lên rõ rệt trong hai tuần từ 8/3 đến 22/3.
Tại ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của F88 gần gấp đôi đầu kỳ lên 853 tỷ đồng. ROE tăng đáng kể so với năm 2021, từ 11,1% lên 31,6%. CTCP F88 vừa công bố tình hình tài chính năm 2022 với kết quả...
(ĐTCK) Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, các nền kinh tế đang phát triển của châu Á đang trên đà tăng trưởng nhanh hơn và lạm phát vừa phải trong năm nay và năm tới.
TGG (HM:TGG) là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tuần cuối tháng 3/2023 với chuỗi tăng trần 5 phiên liên tiếp lên 4.710 đồng/cp. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có công văn phản hồi đề nghị của...
Investing.com - Báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga (BR) công bố đầu năm 2023 cho thấy lần đầu tiên đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã vượt qua đồng USD để trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất ở Nga.
Phần Lan dự kiến sẽ gia nhập NATO vào ngày 4/4, sau chưa đầy một năm nộp đơn đăng ký. Sự có mặt của Phần Lan sẽ khiến đường biên giới giữa NATO và Nga tăng lên gấp đôi. Trong khi đó, ông chủ Wagner tuyên bố đã chiếm được thành phố Bakhmut
(ĐTCK) Cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng Mỹ đã khiến một lượng lớn tiền gửi dịch chuyển từ các ngân hàng khu vực quy mô nhỏ sang các ngân hàng lớn. Các chuyên gia cảnh báo, xu hướng này nếu...
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.