• CIM 11.29 0.06(0.50%)
  • BTC 85147.94 70.93(0.08%)
  • GOLD 3346.100 19.270(0.58%)
  • WTI 63.07 0.60(0.95%)
  • EUR/USD 1.14477 0.01000(0.51%)
  • EUR/GBP 0.85988 0.00344(0.40%)
  • USD/CHF 0.81245 0.00301(0.37%)
  • USD/JPY 141.542 0.570(0.4%)
  • USD/CAD 1.38250 0.00152(0.11%)
  • GBP/USD 1.33122 0.00213(0.16%)
  • CAD/CHF 0.58757 0.00170(0.29%)
  • AUD/USD 0.63880 0.00153(0.24%)
  • NZD/USD 0.59554 0.00280(0.47%)
  • CIM 11.29 0.06(0.50%)
  • BTC 85147.94 70.93(0.08%)
  • GOLD 3346.100 19.270(0.58%)
  • WTI 63.07 0.60(0.95%)
  • EUR/USD 1.14477 0.01000(0.51%)
  • EUR/GBP 0.85988 0.00344(0.40%)
  • USD/CHF 0.81245 0.00301(0.37%)
  • USD/JPY 141.542 0.570(0.4%)
  • USD/CAD 1.38250 0.00152(0.11%)
  • GBP/USD 1.33122 0.00213(0.16%)
  • CAD/CHF 0.58757 0.00170(0.29%)
  • AUD/USD 0.63880 0.00153(0.24%)
  • NZD/USD 0.59554 0.00280(0.47%)

Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số

22:33 10/10/2024

Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.

"Một giáo sư tại Đại học Rutgers-New Brunswick, người đã dành cả sự nghiệp của mình để giải quyết những bí ẩn của toán học, đã giải quyết được hai vấn đề cơ bản riêng biệt từng khiến các nhà toán học bối rối trong nhiều thập kỷ", theo Phys.org, một trang tin khoa học của Vương quốc Anh đưa tin ngày 9/10.

Giáo sư đó chính là Phạm Hữu Tiệp, nhà toán học Việt Nam sinh năm 1963, từng là cựu học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.

Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số

Giáo sư Phạm Hữu Tiệp.

Bình luận của Phys.org được đưa ra sau khi giáo sư Phạm Hữu Tiệp công bố một bài báo khoa học mới trên tạp chí Annals of Mathematics số tháng 9. Bài báo này đã đưa ra lời giải cho một vấn đề toán học đã tồn tại gần 7 thập kỷ, được đặt ra bởi nhà toán học lỗi lạc người Mỹ gốc Đức Richard Brauer vào năm 1955.

"Lời giải cho những vấn đề đã tồn tại quá lâu này có thể nâng cao hơn nữa hiểu biết của chúng ta về tính đối xứng của các cấu trục và vật thể có trong tự nhiên và khoa học, cũng như hiểu biết về hành vi lâu dài của nhiều quá trình ngẫu nhiên phát sinh học các lĩnh vực từ hóa học và vật lý kỹ thuật cho đến khoa học máy tính và kinh tế", Phys.org viết.

Mở một nút thắt đã tồn tại 70 năm trong toán học

Bài toán của Brauer được gọi là "Giả thuyết cao độ 0", trong đó, Brauer dự đoán rằng đối với bất kỳ nhóm hữu hạn G và p nguyên tố nào, một số tính chất số học của các biểu diễn không thể chia nhỏ hơn của nhóm G trong một phần đặc biệt gọi là khối p-block B, phải được kiểm soát bởi các nhóm khuyết tật (D).

Hiểu một cách đơn giản, đây là một dự đoán của Brauer trong một lĩnh vực gọi là "lý thuyết nhóm" của đại số, liên quan đến việc biểu diễn các đại lượng theo nhóm. 

Nhóm là một tập hợp các đối tượng mà chúng ta có thể kết hợp lại với nhau theo một quy tắc nào đó, ví dụ, khi bạn xoay một hình vuông 90 độ, 180 độ, hoặc 270 độ. Các cách xoay này tạo thành một "nhóm" vì chúng có thể kết hợp lại với nhau và tuân theo một số quy tắc nhất định.

Khi các nhà toán học nghiên cứu nhóm, họ thường muốn biểu diễn các nhóm này bằng cách dễ hiểu hơn. Một cách phổ biến là dùng ma trận (một bảng số) để biểu diễn nhóm. Biểu diễn của nhóm có nghĩa là viết ra các phần tử của nhóm (như các cách xoay hình vuông) bằng cách dùng các ma trận.

"Giả thuyết cao độ bằng 0" của Brauer nói về độ phức tạp của các "mảnh" trong biểu diễn của nhóm. Khi chúng ta phân tích một nhóm ra thành những phần nhỏ hơn và đơn giản hơn (giống như chia một bức tranh ghép thành các mảnh ghép), mỗi mảnh có một cao độ, là một số không âm.

Giả thuyết này nói rằng với một số nhóm nhất định, tất cả các mảnh nhỏ đó đều có độ cao bằng 0, nghĩa là chúng đơn giản nhất có thể, nhưng chỉ khi nhóm đó thỏa mãn một số điều kiện nhất định.

Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số

"Giả thuyết cao độ 0" được nhà toán học người Mỹ gốc Đức Richard Brauer đưa ra vào năm 1955.

Cho đến gần đây, giả thuyết của Brauer mới chỉ là phỏng đoán. Nghĩa là Brauer nghĩ là nó đúng, các nhà toán học đã thử nghiệm vô số trường hợp và thấy là nó đúng. Nhưng để chứng minh được giả thuyết này đúng thì không thể.

"Một số nhà toán học có trí tuệ hiếm có [như Brauer] cứ như là họ đến từ một hành tinh khác hoặc một thế giới khác. Họ có khả năng nhìn thấy những thứ ẩn giấu mà những người khác không thể", giáo sư Phạm Hữu Tiệp nói về cách mà Brauer đưa ra giả thuyết của mình từ năm 1955.

"Một giả thuyết là một ý tưởng mà bạn tin rằng nó đúng ở một mức độ nào đấy. Nhưng các giả thuyết phải được chứng minh", ông cho biết thêm.

Trong nghiên cứu mới của mình đăng trên tạp chí Annals of Mathematics, giáo sư Phạm Hữu Tiệp và các đồng nghiệp bao gồm Gunter Malle từ Đại học Kỹ thuật Kaiserslautern ở Đức, Gabriel Navarro từ Đại học València ở Tây Ban Nha và Amanda Schaeffer Fry, cựu sinh viên sau đại học của mình, hiện đang làm việc tại Đại học Denver đã chứng minh hoàn toàn giả thuyết cao độ 0 của Brauer.

Thành công này được đánh giá là đã cởi bỏ được một nút thắt vô cùng quan trọng trong lý thuyết nhóm đã tồn tại suốt 70 năm qua.

Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số

Một phần lời giải của giáo sư Phạm Hữu Tiệp trong nghiên cứu mới.

Giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới trong một lĩnh vực đại số

Nhưng đó không phải là thành tựu đáng nể duy nhất của giáo sư Phạm Hữu Tiệp. Cách đây 2 tháng, ông cũng vừa công bố một nghiên cứu khác trên tạp chí Annals of Mathematics số tháng 7. Trong đó, giáo sư Phạm Hữu Tiệp cũng đã giải thành công một bài toán khó được gọi là lý thuyết Deligne-Lusztig.

Đó cũng là một bài toán trong lý thuyết biểu diễn nhóm. Bước đột phá này liên quan đến vết (trace) của ma trận. Vết của một ma trận là tổng các phần tử đường chéo của nó và là một khái niệm quan trọng của đại số tuyến tính.

Với việc làm rõ được lý thuyết Deligne-Lusztig, giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết lời giải của ông có thể cung cấp các hiểu biết sâu sắc, giúp các nhà toán học khác giải quyết được nhiều vấn đề lớn khác trong toán học, bao gồm các giả thuyết do nhà toán học John Thompson của Đại học Florida và nhà toán học người Israel Alexander Lubotzky đưa ra.

Nhận định về hai nghiên cứu mới của giáo sư Phạm Hữu Tiệp, Stephen Miller, giáo sư danh dự và Trưởng khoa Toán học tại đại học Rutgers-New Brunswick, cho biết: "Công trình chất lượng cao và chuyên môn của giáo sư Tiệp về nhóm hữu hạn đã giúp Đại học Rutgers duy trì vị thế là trung tâm hàng đầu thế giới về lĩnh vực này.

Một trong những thành tựu vĩ đại của toán học thế kỷ 20 là sự phân loại các nhóm hữu hạn 'đơn giản', chúng được gọi như vậy nhưng có lẽ đã được đặt sai tên [vì thực ra chúng rất phức tạp]. Những phát hiện thú vị và tiên phong nhất trong lĩnh vực này đã được dẫn dắt bởi Đại học Rutgers. Thông qua sự nghiệp đồ sộ đáng kinh ngạc của mình, giáo sư Tiệp đã giúp khoa Toán của chúng tôi hiện diện được trên trường quốc tế".

Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số

Thông qua sự nghiệp đồ sộ đáng kinh ngạc của mình, giáo sư Phạm Hữu Tiệp đã giúp khoa Toán của Đại học Rutgers-New Brunswick hiện diện được trên trường quốc tế".

Cả hai đột phá của giáo sư Phạm Hữu Tiệp đều là những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực lý thuyết biểu diễn của các nhóm hữu hạn, một tập hợp con của đại số. Lý thuyết biểu diễn là một công cụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực toán học, bao gồm lý thuyết số và hình học đại số, cũng như trong khoa học vật lý, bao gồm vật lý hạt.

Thông qua các đối tượng toán học được gọi là nhóm, lý thuyết biểu diễn cũng đã được sử dụng để nghiên cứu tính đối xứng trong các phân tử, mã hóa thông điệp và tạo ra các mã sửa lỗi.

Theo các nguyên tắc của lý thuyết biểu diễn, các nhà toán học lấy các hình dạng trừu tượng tồn tại trong hình học Euclid—một số trong đó cực kỳ phức tạp—và biến đổi chúng thành các ma trận số. Điều này có thể đạt được bằng cách xác định các điểm nhất định tồn tại trong mỗi hình dạng ba chiều trở lên và chuyển đổi chúng thành các số được đặt trong các hàng và cột của ma trận.

Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết phép toán ngược lại cũng phải có hiệu quả. Người ta cần có khả năng tái tạo hình dạng từ chuỗi số. Và để làm được điều đó, các lý thuyết biểu diễn nhóm cần phải được phát triển.

"Tôi hy vọng sẽ thúc đẩy được lĩnh vực này", giáo sư Phạm Hữu Tiệp nói.

Nghiên cứu toán bằng bút và giấy

Giáo sư Phạm Hữu Tiệp sinh năm 1963, là cựu học sinh trường Chu Văn An, Hà Nội. Ông tham gia Olympic Toán học quốc tế (IMO) tổ chức tại Anh năm 1979 và giành Huy chương Bạc.

Năm 1980, ông sang học khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Lomonosov, Liên Xô cũ. Tốt nghiệp đại học năm 1985, ông làm tiếp nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) năm 1989, rồi luận án tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ khoa học) năm 1991.

Năm 1996, ông sang Mỹ và làm việc tại nhiều trường đại học như Đại học Ohio, Đại học Florida, và Đại học Arizona. Năm 2013, ông được bầu làm hội viên danh dự Hội Toán học Hoa Kỳ. Từ năm 2018 đến nay, giáo sư Phạm Hữu Tiệp công tác tại Đại học Rutgers, và làm cộng tác với Viện nghiên cứu khoa học toán học (MSRI) Berkeley, Viện nghiên cứu cao cấp Princeton.

Trong suốt sự nghiệp toán học của mình cho tới nay, giáo sư Phạm Hữu Tiệp đã xuất bản được 5 cuốn sách chuyên khảo cùng hơn 200 bài báo khoa học trên các tạp chí toán hàng đầu thế giới.

Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số

Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số

Giáo sư Phạm Hữu Tiệp trong một bài giảng về giả thuyết của Brauer.

Không giống như nhiều đồng nghiệp thường sử dụng các thiết bị phức tạp để làm việc, giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết ông chỉ sử dụng bút và giấy để tiến hành nghiên cứu. Ông luôn viết xuống các công thức toán học hoặc các câu biểu thị chuỗi logic, sau đó tham gia vào các cuộc thảo luận liên tục với các đồng nghiệp, cả trực tiếp và trực tuyến qua Zoom.

Tuy nhiên, giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp. Vợ tôi nói cô ấy luôn biết khi nào thì tôi đang nghĩ về toán", ông nói.

Nguồn: Phys, Rrutgers, Springer

Cựu phó thống đốc ngân hàng Trung Quốc bị tử hình treo
Cựu phó thống đốc ngân hàng Trung Quốc bị tử hình treo
6 tháng trước
Cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Phạm Diệc Phi (Fan Yifei) đã bị kết án tử hình treo vì nhận hối lộ.
CPI tháng 9 tại Mỹ tăng vượt dự báo, Fed gần như
CPI tháng 9 tại Mỹ tăng vượt dự báo, Fed gần như "hết cửa" hạ lãi suất 50 điểm cơ bản trong lần tới?
6 tháng trước
Lạm phát tháng 9 tại Mỹ tăng nhẹ so với dự báo nhưng vẫn đang hướng về mức mục tiêu 2% của Fed.
Ông Trump mời gần 300 người đến trú bão Milton tại dinh thự riêng ở Florida
Ông Trump mời gần 300 người đến trú bão Milton tại dinh thự riêng ở Florida
6 tháng trước
Hôm 9/10, trước khi siêu bão Milton đổ bộ đất liền, cựu Tổng thống Trump đã gửi lời mời 275 công nhân điện đến trú bão tại một khu nghỉ dưỡng riêng tại Miami (Florida). Những công nhân này được...
Tin xấu cho Fed: CPI tháng 9 tăng 2,4%, vượt dự báo của giới chuyên gia
Tin xấu cho Fed: CPI tháng 9 tăng 2,4%, vượt dự báo của giới chuyên gia
6 tháng trước
Theo báo cáo mới của Bộ Lao động Mỹ, một thước đo lạm phát đã tăng cao hơn dự kiến vào tháng 9.
Sức tàn phá khủng khiếp của siêu bão Milton qua lời kể của các nhân chứng
Sức tàn phá khủng khiếp của siêu bão Milton qua lời kể của các nhân chứng
6 tháng trước
Cơn bão Milton đã trút lượng mưa kỷ lục "nghìn năm có một" và gây ra tình trạng nước dâng cao đe dọa tính mạng con người với những cơn gió kinh hoàng trên một vùng rộng lớn của Florida sau khi đổ bộ gần Siesta Key đêm 9/10 (giờ Mỹ).
Forbes: Nổ kinh hoàng, Kiev 1 đòn phá hủy 400 UAV Nga - Đã rõ cách Nga có 6.000
Forbes: Nổ kinh hoàng, Kiev 1 đòn phá hủy 400 UAV Nga - Đã rõ cách Nga có 6.000 "sát thủ cảm tử" Iran
6 tháng trước
Loại vũ khí nào có thể gây ra vụ tấn công dữ dội như vậy? – Forbes đã đưa ra phân tích để tìm câu trả lời.
"Vũ khí độc" của Nga khiến quân Ukraine thương vong nặng nề, hé lộ chi tiết mấu chốt trước đòn hủy diệt
6 tháng trước
Quân đội Nga tuyên bố, vũ khí độc lạ của họ đã khiến quân Ukraine thương vong nặng nề, gây ra vụ nổ chấn động, dù phương thức đơn giản và thô sơ.
Hí hửng đến Trung Quốc làm việc, người đàn ông bị 996
Hí hửng đến Trung Quốc làm việc, người đàn ông bị 996 "đày đọa tàn tạ": Mặt giờ như biến thành người khác
6 tháng trước
Hí hửng đến Trung Quốc làm việc, người đàn ông lập tức hối hận: Khuôn mặt giờ như biến thành người khác
Khi Fed cắt giảm lãi suất, lựa chọn đầu tư này sẽ có lãi 'hấp dẫn', xem xét càng nhanh càng có lợi
Khi Fed cắt giảm lãi suất, lựa chọn đầu tư này sẽ có lãi 'hấp dẫn', xem xét càng nhanh càng có lợi
6 tháng trước
Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất, các nhà đầu tư nên xem xét lại danh mục trái phiếu của mình. Danh mục này có thể được thúc đẩy từ chính sách ôn hoà của Fed.
Kỳ lạ hành tinh giống… quả trứng bắc thảo trôi giữa trời
Kỳ lạ hành tinh giống… quả trứng bắc thảo trôi giữa trời
6 tháng trước
Trôi ngang tầm nhìn từ Trái Đất đến sao mẹ, hành tinh WASP-107b một lần nữa để lộ thứ khiến các nhà khoa học phải bối rối.
'Cơn đau đầu' chưa hồi kết với Moscow: Một ngân hàng lớn tại Đông Nam Á ngừng xử lý giao dịch với Nga, hàng tỷ USD của doanh nghiệp bị 'đóng băng' ở nước ngoài
'Cơn đau đầu' chưa hồi kết với Moscow: Một ngân hàng lớn tại Đông Nam Á ngừng xử lý giao dịch với Nga, hàng tỷ USD của doanh nghiệp bị 'đóng băng' ở nước ngoài
6 tháng trước
Thêm 1 ngân hàng quay lưng lại với Nga vì các bên cho vay e ngại các lệnh trừng phạt của phương Tây.
5 triệu người vào xem nơi trốn siêu bão “quái vật” Milton, giật mình khuyên chủ nhà: Ôi làm ơn, chạy ngay đi
5 triệu người vào xem nơi trốn siêu bão “quái vật” Milton, giật mình khuyên chủ nhà: Ôi làm ơn, chạy ngay đi
6 tháng trước
Trong khi chủ nhà tưởng đây là nơi an toàn nhất thì cư dân mạng đã chỉ ra những vấn đề đáng lo lắng.
Thứ Hai, 21/04/2025
08:00
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế:
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế:
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
14:00
   
SwitzerlandCHFSwitzerland
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,158,350.0B
1,158,350.0B
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.013%
2.013%
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.192%
2.192%
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.101%
2.101%
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
Giới đầu tư siết chặt quản trị rủi roGiới đầu tư siết chặt quản trị rủi ro
16 phút trước
(ĐTCK)  Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Tuyên bố 'ngành thép giỏi lắm chỉ đi ngang', Hoa Sen (HSG) xoay xở thế nào để giữ vững vị thế dẫn đầu mảng tôn mạ?Tuyên bố 'ngành thép giỏi lắm chỉ đi ngang', Hoa Sen (HSG) xoay xở thế nào để giữ vững vị thế dẫn đầu mảng tôn mạ?
7 giờ trước
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 21/4: LPBank, Dược Hậu Giang công bố, công ty nước lãi gấp 3,5 lần cùng kỳCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 21/4: LPBank, Dược Hậu Giang công bố, công ty nước lãi gấp 3,5 lần cùng kỳ
7 giờ trước
Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCT) báo lãi trước thuế 81 tỷ đồng, tăng 29%. Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) báo lãi trước thuế 214 tỷ đồng, tăng 27%.
Giá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăngGiá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăng
7 giờ trước
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnh
14 giờ trước
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểmGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểm
14 giờ trước
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữaBộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữa
14 giờ trước
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Máy bay Boeing bị Trung Quốc trả về MỹMáy bay Boeing bị Trung Quốc trả về Mỹ
15 giờ trước
Một chiếc Boeing 737 MAX đáng lẽ bàn giao cho hãng bay Trung Quốc đã quay về Mỹ hôm 20/4 trong bối cảnh căng thẳng thuế quan.
[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?
15 giờ trước
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
17 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
18 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
18 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.