Dự án nhà ở xã hội FLC Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) liên tiếp vỡ tiến độ bàn giao nhà theo cam kết khiến người dân bức xúc, đội mưa băng rôn đòi nhà.
3 lần lỡ hẹn bàn giao nhà cho dân
Ngày 25/2, hàng chục khách hàng mua căn hộ tại tòa nhà xã hội HH4 thuộc dự án khu chức năng đô thị Đại Mỗ (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty CP đầu tư địa ốc Alaska (Công ty Alaska - PV) - Công ty con của Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư bức xúc, tập trung tại tòa nhà FLC Landmark Tower trên đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm) đội mưa băng rôn đòi nhà.
Khách hàng mua căn hộ tại tòa nhà xã hội HH4 thuộc dự án khu chức năng đô thị Đại Mỗ đội mưa băng rôn đòi nhà.
Anh K. (Hà Nội), khách hàng mua căn hộ dự án nhà ở xã hội HH4 cho biết, từ năm 2020 đã ký hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư. Theo hợp đồng, thời gian bàn giao căn hộ dự kiến là quý II/2022. Tuy nhiên, đến thời hạn chủ đầu tư không bàn giao nhà cho người dân. Đến nay, chủ đầu tư đã 3 lần lỡ hẹn bàn giao căn hộ theo cam kết.
Theo anh K. thời điểm cuối năm 2022, chủ đầu tư với lý do ảnh hưởng dịch COVID-19, khó khăn về tài chính nên không thể hoàn thiện dự án theo tiến độ. Điều đáng nói, sau khi khách hàng đồng hành, hỗ trợ thanh toán trước giá trị căn hộ lên đến 100% nhưng chủ đầu tư vẫn thất hứa, không bàn giao căn hộ.
Sau nhiều lần lỡ hẹn, tòa nhà xã hội HH4 thuộc dự án khu chức năng đô thị Đại Mỗ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nghiệm thu PCCC.
Gần đây nhất, tháng 10/2024, để tiếp tục thực hiện dự án, chủ đầu tư yêu cầu khách hàng đóng nốt 2% kinh phí bảo trì. Với các căn hộ mà chủ đầu tư đã bàn giao (ký biên bản bàn giao, giao chìa khóa, thẻ cư dân...), chủ đầu tư đã cho phép một số căn lắp đặt nội thất chuẩn bị vào ở vào đầu tháng 1/2025. Tuy nhiên, đến hẹn, chủ đầu tư vẫn không cho người dân vào ở.
"Chúng tôi là những người dân có thu nhập thấp, nhờ chính sách của Nhà nước mới mua được nhà ở xã hội. Vì mơ ước có một ngôi nhà để ổn định cuộc sống nên đã dốc hết toàn bộ tích luỹ của người thân, gia đình, thậm chí phải vay mượn để thanh toán 102% cho Công ty Alaska. Vậy mà, sau nhiều lần hứa hẹn và tận thu các khoản tiền của khách hàng, Công ty Alaska vẫn thất hứa, không bàn giao căn hộ cho người dân về ở", anh K. bức xúc.
Gánh chục triệu tiền vay mỗi tháng, vẫn phải ở nhà thuê
Rơi vào hoàn cảnh tương tự, chị Thu - khách hàng mua căn hộ dự án nhà ở xã hội FLC Đại Mỗ cho biết, năm 2021 chị có mua căn hộ 66m2, với giá hơn 1,3 tỷ đồng. Thời điểm đó, để mua căn hộ này gia đình chị phải vay ngân hàng 70% giá trị căn hộ để giải ngân gói vay theo tiến độ.
"Sau hơn 2 năm chủ đầu tư không bàn giao nhà cho người dân về ở theo cam kết, gia đình tôi đang phải gánh nhiều khoản chi phí cho cuộc sống. Trong đó, khoản tiền gốc và lãi trả ngân hàng cho khoản vay mua nhà là khoảng 15 triệu đồng, kèm theo khoản tiền thuê nhà trọ 6 triệu đồng/tháng chưa kể chi phí sinh hoạt khiến cuộc sống gia đình chị vô cùng khó khăn", chị Thu chia sẻ.
Chị Thu - khách hàng mua căn hộ dự án nhà ở xã hội FLC Đại Mỗ kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ những vi phạm của chủ đầu tư.
Do đó, chị Thu đề nghị chủ đầu tư đối thoại với khách hàng về tiến độ, cam kết hoàn thiện căn hộ để bàn giao nhà cho người dân. Đồng thời, cũng kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ những vi phạm của chủ đầu tư trong việc chậm bàn giao nhà, thu đến 100% giá trị căn hộ khi dự án chưa đủ điều kiện bàn giao nhà theo quy định.
Trong biên bản làm việc với khách hàng mới đây, đại diện chủ đầu tư cho biết, do dự án chưa thi công xong, chưa test hệ thống PCCC dẫn đến nguy cơ mất an toàn nên chưa đủ điều kiện bàn giao nhà cho người dân về ở.
Phía chủ đầu tư cho biết, dự kiến 15/3 sẽ thực hiện xong điện toàn dự án, mời cơ quan chức năng nghiệm thu PCCC xong trước ngày 25/4.
Không đồng tình với cách giải quyết của chủ đầu tư, những ngày qua hàng chục khách hàng đã kéo đến tòa nhà FLC Landmark Tower trên đường Lê Đức Thọ đội mưa băng rôn đòi nhà, yêu cầu chủ đầu tư đối thoại, đẩy nhanh tiến độ dự án để sớm bàn giao nhà cho người dân về ở để ổn định cuộc sống.
Doanh nghiệp phải triển khai dự án đúng mục đích, phạm vi, vị trí và diện tích đất được thuê, tuân thủ nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời đảm bảo yếu tố cảnh quan, môi trường và mỹ quan đô thị.
Dự án khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát nằm tại phường Tràng Cát, quận Hải An, TP. Hải Phòng có diện tích hơn 584.9ha do công ty con của KBC làm chủ đầu tư được tăng vốn từ 6.3 ngàn tỷ lên hơn 69 ngàn tỷ đồng, dự kiến hoàn thành quý 3/2032.
Công viên nước Mặt trời mới nằm trong quần thể công viên nước Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) hiện đã xuống cấp, không sử dụng thời gian dài. Đơn vị quản lý đã cho thuê lại và chuyển đổi khu đất này thành hệ thống sân pickleball.
Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh thời gian thực hiện dự án khu đô thị mới Thanh Hà B - Cienco5 đến hết quý 3/2026. Theo khảo sát, giá bán nhà biệt thự, liền kề...
Hai khu đất này thuộc quận Sơn Trà với tổng diện tích hơn 1,5 ha, mục đích để xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn cao cấp, căn hộ du lịch.
(KTSG) - “Nếu các nhà quản lý không đưa ra những giải pháp hữu hiệu, thị trường tiếp tục vận hành theo cách cũ thì không nhà đầu tư nào muốn xây dựng các
(KTSG Online) - Thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án xây dựng cầu lớn qua sông Hồng gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến các nhóm đua nhau giảm điểm, đã khiến VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn đón những "điểm nóng" ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Tập đoàn 911 đặt kế hoạch kinh doanh đi ngang trong năm 2025 giữa bối cảnh thị trường máy thi công suy yếu. Đáng chú ý, kế hoạch triển khai dịch vụ taxi điện từng gây sốt với 2.200 xe VinFast hiện đã biến mất khỏi tài liệu họp cổ đông.
(ĐTCK) Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đặt mục tiêu cao cho năng lượng tái tạo, mở ra cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành điện, đặc biệt nhóm phát điện và thiết bị điện niêm yết trên sàn.
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) và Công ty Cổ phần Chứng khoán KAFI (Kafi) đã hợp tác phát triển tính năng giao dịch chứng khoán trực tuyến trên ứng dụng ngân hàng số MyVIB, cung cấp giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng.
Hơn ba năm sau cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, an ninh năng lượng của châu Âu vẫn rất mong manh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.