Ngành vận tải biển xoay xở phá thế độc quyền sản xuất container của Trung Quốc
08:32 02/11/2023
Ngành công nghiệp vận tải biển đang tăng cường sản xuất container thép bên ngoài Trung Quốc sau khi trải qua tình trạng thiếu container nghiêm trọng trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Động thái này giúp xây dựng năng lực dự phòng cần thiết để bảo vệ thương mại toàn cầu khỏi áp lực chuỗi cung ứng và các rạn nứt địa chính trị.
Một xưởng sản xuất container của China International Marine Containers (CIMC) ở Trung Quốc. Ảnh: Container News
Các nhà sản xuất và cơ quan chính phủ đang thiết lập các nhà máy trên khắp châu Á và Mỹ để giảm sự phụ thuộc quá mức vào nguồn cung container từ Trung Quốc, điều mà một số chuyên gia cho rằng đã gây ra tình trạng gián đoạn thương mại trong đại dịch Covid-19.
Chủ sở hữu các nhà máy mới ở Việt Nam cho biết họ có thể cung cấp 1/6 tổng số container thép thường được sản xuất mỗi năm trên toàn cầu. Trong khi đó, các nhà máy ở Ấn Độ cũng dự kiến bổ sung đáng kể công suất sản xuất container.
Theo hãng tư vấn hàng hải Drewry, hiện tại, hơn 95% container mới trên toàn cầu được sản xuất tại Trung Quốc, với thị trường nằm dưới sự kiểm soát của doanh nghiệp nhà nước.
Nỗ lực tăng sản xuất container bên ngoài Trung Quốc diễn ra khi các công ty đa quốc gia và nhà hoạch định chính sách đang xem xét lại sự phụ thuộc của họ vào các nhà sản xuất ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh các rạn nứt địa chính trị gia tăng bao gồm căng thẳng ở eo biển Đài Loan.
Carl Bentzel, ủy viên của Ủy ban hàng hải liên bang (FMC), một cơ quan quản lý độc lập của Mỹ đối với ngành vận tải biển, ví sự thống trị của Trung Quốc trong sản xuất container giống như tình trạng độc quyền đối với “một sản phẩm thiết yếu”.
Báo cáo của Bentzel công bố năm ngoái cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc chậm tăng sản xuất coinainer trong thời kỳ đại dịch. Điều đó càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt khi nhiều container bị mắc kẹt trên tàu và các cảng, làm gián đoạn thương mại và đẩy chi phí vận tải lên cao.
Hiện tại, ngành vận tải biển đang dư thừa nguồn cung container do nhu cầu xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, giới doanh nghiệp và cơ quan quản lý ở các nước vẫn muốn đảm bảo rằng họ được bảo vệ tốt hơn trước những căng thẳng địa chính trị hoặc gián đoạn thương mại trong tương lai.
John Fossey, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thiết bị container của Drewry, cho biết, nhu cầu sản xuất container có thể sẽ chảy sang Việt Nam. Giống như Trung Quốc, Việt Nam là trung tâm sản xuất chi phí thấp. Trong những năm gần đây, khối lượng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước như Mỹ tăng lên khi các công ty đa quốc gia chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Hồi tháng 8 năm ngoái, Tập đoàn Hòa Phát công bố bàn giao lô hàng container loại 20 feet (TEU) đầu tiên từ một nhà máy ở KCN Phú Mỹ II mở rộng ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hòa Phát cho biết nhà máy này, với vốn đầu tư 3 nghìn tỉ VND (122 triệu đô la Mỹ), có công suất 500.000 TEU mỗi năm. Trong giai đoạn 1, nhà máy có thể sản xuất khoảng 200.000 TEU mỗi năm.
Theo nền tảng đặt tàu vận tải container Freightos, các nhà sản xuất trên toàn cầu cung cấp trung bình khoảng 3,2 triệu TEU mới mỗi năm trong thập niên tính đến năm 2020. Drewry cho biết, vào năm 2021, với rất nhiều container bị mắc kẹt trên tàu và các cảng, sản lượng container toàn cầu tăng lên 7,1 triệu TEU, trước khi giảm xuống còn khoảng 3,8 triệu TEU vào năm 2022. Freightos cho biết thêm, tổng lượng container toàn cầu hiện nay khoảng 50 triệu TEU.
Công ty Korea Ocean Business Corporation (KOBC), thuộc sở hữu nhà nước của Hàn Quốc, cho biết sẽ đẩy mạnh sản xuất container tại một nhà máy ở Hải Phòng, mới khai trương vào năm ngoái. Theo KOBC, cơ sở này có thể sản xuất tới 100.000 TEU mỗi năm.
KOBC cáo buộc trong thời kỳ đại dịch, các nhà sản xuất container Trung Quốc sử dụng vị trí thống lĩnh thị trường để “thông đồng ấn định giá cả và sản lượng”. Vì vậy, KOBC cảm thấy cần phải đa dạng hóa nguồn cung container.
Theo Joyce Tai, giám đốc phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Freightos, ngoài Việt Nam, gần đây, các nhà sản xuất container cũng được thành lập ở Ấn Độ.
Trong khi đó ở Mỹ, chính phủ đang tìm cách hỗ trợ phát triển “container thông minh”, được trang bị công nghệ theo dõi, có biên lợi nhuận cao hơn.
“Vấn đề tiếp theo sẽ là các container thông minh và khả năng giám sát thương mại. Bạn sẽ thấy những lo ngại về an ninh quốc gia vì người Trung Quốc cũng đang xem xét thị trường này”, Bentzel nói.
Hồi tháng 9, Công ty Global Secure Shipping đã khởi công xây dựng một nhà máy rộng 1.400 mét vuông ở bang Maine (Mỹ) sản xuất các container có thể theo dõi, được phát triển với sự tài trợ của Bộ An ninh Nội địa Mỹ.
Washington cũng đã sử dụng quyền lực quản lý để ngăn chặn Trung Quốc tăng cường kiểm soát sản xuất container.
Năm ngoái, hãng vận tải biển Maersk của Đan Mạch thông báo thương vụ China International Marine Containers (CIMC), thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, mua lại mảng sản xuất container đông lạnh trị giá 987 triệu đô la của Maersk đã bị hủy bỏ. Sau một cuộc điều tra, Bộ Tư pháp Mỹ không phê duyệt thỏa thuận này vì cho rằng sẽ giúp củng cố quyền kiểm soát hơn 90% sản lượng container cách nhiệt và đông lạnh toàn cầu mà các công ty nhà nước Trung Quốc đang nắm giữ.
Một số chuyên gia trong ngành vận tải biển tỏ ra hoài nghi về mức độ chuyển dịch công suất sản xuất container sang các thị trường khác.
Joyce Tai cho rằng, bất kỳ thị trường nào cũng có thể cạnh tranh với Trung Quốc “nếu chi phí thép và lao động của họ thấp hơn Trung Quốc, nếu họ nhận được nhiều hỗ trợ và trợ cấp của chính phủ hơn và nếu họ sản xuất container với tốc độ nhanh hơn Trung Quốc”.
Tuy nhiên, bà kết luận, xét trên thực tế, điều này có nghĩa là không thị trường nào có thể đánh bại được Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, CIMC chiếm 52% thị phần sản xuất container tính đến tháng 6 năm nay, Dong Fang International Containers (DFIC) chiếm 11% và CXIC Group Containers chiếm 7%, theo Drewry. COSCO Shipping Development , công ty kiểm soát DFIC, thừa nhận hoạt động sản xuất container đang được mở rộng ra nước ngoài nhưng vẫn tin rằng Trung Quốc tiếp tục duy trì vị thế thống trị.
“Thị trường container sẽ trở nên cạnh tranh hơn ở một mức độ nào đó do năng lực sản xuất ngày càng tăng của Việt Nam so với các khu vực khác.. Các nhà sản xuất container Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trên toàn cầu theo quy luật thị trường”, người phát ngôn của COSCO Shipping Development, nói.
Chủ tịch Jerome Powell không còn khẳng định Fed chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Ông cũng hạ thấp tầm quan trọng của dự báo trong cuộc họp tháng 9 rằng Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
(ĐTCK) Hôm thứ Tư (1/11), Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) cho biết, sự can thiệp của ngân hàng trung ương trong thời điểm Credit Suisse sụp đổ là “rất quan trọng” để tránh một “cuộc khủng hoảng tài chính” trên toàn thế giới.
(ĐTCK) Ngành vận tải biển đang nỗ lực xây dựng sản xuất container bên ngoài Trung Quốc, tăng cường năng lực dự phòng cần thiết để bảo vệ một bộ phận quan trọng của thương mại toàn cầu khỏi áp lực chuỗi cung ứng và rủi ro địa chính trị.
Đồng yen Nhật Bản đang tiếp tục trượt giá mạnh bất chấp động thái mới đây của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) nới lỏng kiểm soát đường cong lợi suất.
Tỷ phú Druckenmiller chỉ trích Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen vì đã không tận dụng được môi trường lãi suất siêu thấp trong thời đại dịch để tiết kiệm chi phí lãi vay cho chính phủ.
Một số cố vấn tài chính khuyên khách hàng nên phân bổ một phần nhỏ danh mục cho bitcoin. Nhưng nhiều chuyên gia khác cho rằng nhà đầu tư vẫn nên tránh xa loại tài sản biến động cực mạnh này.
(KTSG Online) – Bất chấp các bất ổn vĩ mô toàn cầu, các nền kinh tế số của Đông Nam Á dự kiến đạt tổng giá trị giao dịch hàng hóa và dịch vụ 218 tỉ đô la
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.